Bạn đang xem bài viết So sánh sao lưu đám mây và sao lưu cục bộ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cho dù có chọn hình thức nào, thì nhiệm vụ mà bạn thường xuyên nên làm là sao lưu các dữ liệu của mình để có thể khôi phục lại khi chẳng may làm mất. Và nếu như bạn còn đắn đo chưa biết mình nên chọn hình thức sao lưu nào, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Khả năng truy cập
Bạn luôn muốn dễ dàng truy cập vào các tệp của mình. Nếu bạn vẫn đang sao lưu cục bộ bằng một thiết bị gắn ngoài, thì việc thường xuyên truy cập lại những gì mình đã sao lưu không phải là một hành động tốt. Vì khi ấy bạn sẽ cần phải mang đi, mang lại thiết bị sao lưu. Điều này có thể dẫn tới những rủi ro khi bạn không may làm mất, hỏng thiết bị.
Và hơn nữa, nếu như bạn cần truy cập vào bản sao lưu của mình ở bất cứ đâu, máy tính hay điện thoại, thì sao lưu đám mây chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể mở các tập tin của bạn ở bất cứ nơi nào, chỉ cần có Internet. Nhưng bạn cũng cần đảm bảo kết nối internet đủ an toàn để không bị kẻ xấu xâm nhập.
Các dịch vụ đám mây hiện nay cũng thường có các ứng dụng, giúp bạn dễ dàng truy cập và lưu trữ tệp trên thiết bị di động.
Bảo mật
Chắc chắn bạn không muốn những người lạ truy cập vào các tập tin sao lưu của mình. Đây là tác dụng tuyệt vời của sao lưu cục bộ. Trừ khi có ai đó vào nhà của bạn, mở két và lấy đi thiết bị sao lưu, họ mới có thể xem được những gì bên trong.
Đối với sao lưu đám mây, đôi khi hacker có thể bẻ khóa mật khẩu của bạn, hoặc một người nào đó nhìn lén khi bạn nhập mật khẩu, bất kỳ lý do gì cũng đe dọa đến dữ liệu bên trong. Hơn thế nữa, mạng Wi-Fi ở nhà bạn cũng là một phương tiện mà kẻ xấu có thể lợi dụng. Vì vậy bạn phải trang bị những cách để đảm bảo mạng Wi-Fi an toàn nhất có thể.
Rủi ro
Với sao lưu đám mây, sự thật là bạn luôn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Nếu tín hiệu của bạn kết nối với nhà cung cấp không ổn định, có thể dẫn đến không truy cập được vào bản sao lưu. Thêm vào đó, ngay cả những dịch vụ tốt nhất cũng đảm bảo thời gian hoạt động 99%, nghĩa là vẫn có 1% hệ thống gặp lỗi, đe dọa tới bản sao lưu của bạn.
Điều duy nhất gây hại tới bản sao lưu cục bộ của bạn là lỗi phần cứng, thiết bị lưu trữ. Miễn là ổ cứng còn hoạt động, thì bạn luôn có quyền truy cập.
Chi phí
Bạn không thể nói đến hai phương án sao lưu mà không đề cập về chi phí. Về việc sao lưu cục bộ, bạn chỉ cần đầu tư một ổ đĩa cứng có dung lượng lớn hoặc nhỏ tùy nhu cầu sử dụng, thông thường sẽ chi khoảng 2 – 3 triệu đồng.
Với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn phải trả một khoản phí hàng tháng. Nhiều nhà cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí, nhưng không là quá nhiều. Ví dụ: Google cung cấp 15GB dung lượng lưu trữ miễn phí, nếu bạn muốn nhiều hơn thì phải trả tiền với các mức giá như 69k/200GB hay 225k/2TB.
Để đảm bảo sao lưu cục bộ, bạn phải thay thế ổ đĩa sao lưu cứ mỗi 5-10 năm để được an toàn. SSD có thể lưu trữ lâu hơn và ít bị hư hỏng hơn, nhưng có chi phí cao hơn HDD nhiều.
Như vậy, không có phương án sao lưu nào là đắt hay rẻ hơn.
Phục hồi dữ liệu
Với sao lưu đám mây, thời gian khôi phục bị giới hạn ở tốc độ kết nối của bạn và bất kỳ giới hạn dữ liệu nào do nhà cung cấp đặt ra. Ví dụ: việc tải xuống hàng loạt tất cả các các tệp của bạn có thể mất vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc vào số tiền bạn đầu tư.
Với bản sao lưu cục bộ, kết nối được thực tiếp thông qua cáp USB. Việc truyền dữ liệu nhanh hơn nhiều.
Bạn nên chọn phương án nào?
Như bạn có thể thấy, không có phương án nào là tối ưu và không có nhược điểm. Sao lưu cục bộ bảo mật hơn, nhưng lại bất tiện hơn trong việc truy cập vào dữ liệu, trong khi đó bạn cũng đối mặt với những rủi ro khi không may làm hỏng ổ cứng. Hãy lựa chọn sao cho phù hợp nhé, chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết So sánh sao lưu đám mây và sao lưu cục bộ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/so-sanh-sao-luu-dam-may-va-sao-luu-cuc-bo/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: