Bạn đang xem bài viết So sánh ổ cứng SSD và eMMC: Loại nào nhanh hơn, nên chọn cái nào tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Không phải tất cả các ổ cứng ở thể rắn đều như nhau. eMMC là một trong số đó? Vậy eMMC là gì? Nó khác biệt gì với SSD. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu nhé.
SSD là gì? eMMC là gì?
SSD là gì?
SSD là viết tắt của Solid State Drive, tức ổ cứng thể rắn, ra đời như một giải pháp thay thế cho tốc độ chậm chạp của HDD truyền thống. Các dữ liệu được lưu trữ trên các con chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả khi không được cung cấp nguồn điện.
eMMC là gì?
eMMC là viết tắt của “embedded Multi Media Controller”, dùng để chỉ gói gồm bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash tích hợp ngay trên bo mạch.
eMMC gồm ít nhất ba bộ phận là MMC (thẻ đa phương tiện), bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash – tất cả được cung cấp trong gói BGA chuẩn.
So sánh SSD và eMMC
SSD | eMMC | |
Nguyên lý hoạt động |
Thay vì sử dụng các phiến đĩa và đầu kim, SSD sử dụng những con chíp NAND Flash để lưu trữ dữ liệu. Những con chip này thực chất là một tập hợp các ô nhớ (memory cell) dữ liệu sẽ được ghi vào các ô này và chúng sẽ nằm yên trên đó ngay cả khi bị ngắt điện, chứ không mất đi như chip trên RAM. |
Các bộ điều khiển được đặt trong chip eMMC có khả năng đưa dữ liệu vào bộ lưu trữ, cho phép CPU của thiết bị bảo tồn tốc độ và năng lượng, hạn chế của nó cho các tác vụ điện toán khác. Việc sử dụng bộ nhớ flash NAND của eMMC cũng đòi hỏi rất ít hoặc không có nguồn điện từ thiết bị. |
Tốc độ ghi đọc dữ liệu | Do sử dụng chip nhớ nên tốc độ đọc ghi của SSD cực kì nhanh, đạt tới vài trăm MB hay cả GB mỗi giây là chuyện không quá ngạc nhiên. |
Tiêu chuẩn hiện tại cho chuẩn lưu trữ eMMC là 5.1, có thể cung cấp hiệu quả tín hiệu lên tới khoảng 400MB/s, ngang ngửa với SSD SATA. |
Khả năng lưu trữ | SSD cho dung lượng cao hơn, thường bắt đầu với 128GB, thậm chí lên đến 1TB | eMMC có dung lượng lưu trữ hạn chế, chủ yếu cung cấp các kích thước lưu trữ sau: 32GB, 64GB, 128GB và 256GB. |
Gía thành | SSD đắt hơn rất nhiều lần. | Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với SSD. |
Nên chọn SSD hay eMMC?
Khi nào nên chọn SSD:
- Nếu bạn cần chiếc máy tính có đầy đủ tính năng phục vụ nhu cầu tác vụ xử lý cao thì bộ lưu trữ SSD là điều cần thiết.
- SSD thường cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, nó có thể giúp bạn lưu trữ dữ quan trọng.
Khi nào nên chọn eMMC:
- Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ nhớ di động với mức giá thấp thì eMMC đáng để cân nhắc.
- Trên PC có bộ lưu trữ eMMC cũng có thể coi là tốt nhất cho những người đã sở hữu ổ cứng ngoài.
- Nếu là người sử dụng máy tính để lướt web, xem phim ảnh,… thì eMMC thực sự rất tốt.
Khi nào cần thay thế eMMC bằng SSD, cách thay như thế nào?
Khi nào cần thay thế eMMC bằng SSD?
- Nếu bạn muốn trải nhiệm một hiệu năng vượt trội, tốc độ đọc/ghi cao, mượt mà hơn.
- SSD có không gian lưu trữ lớn hơn, giúp bạn có thể lưu trữ được nhiều hơn.
Vì vậy nếu muốn tận hưởng hiệu suất tốt hơn bạn có thể chọn nâng cấp eMMC bằng SSD.
Cách thay như thế nào?
So với các sản phẩm tương tự khác, bạn nên sử dụng một phần mềm sao lưu chuyên nghiệp – MiniTool ShadowMaker. Trong đó, tính năng Clone Disk giúp cho bạn sao chép đĩa gốc của bạn trong một thời gian ngắn và không mất dữ liệu.
Ngoài nhân bản đĩa, phần mềm này còn cho phép bạn sao lưu mọi thứ bạn muốn, để thực hiện khôi phục dữ liệu và đồng bộ hoá tệp,…
Bước 1: Tải ứng dụng MiniTool ShadowMaker. Bạn có thể dùng bản dùng thử miễn phí 30 ngày.
Bước 2: Khởi chạy MiniTool ShadowMaker. Sau đó chọn một máy tính cục bộ hoặc quản lý từ xa. Nhấp vào kết nối.
Bước 3: Vào Tool, chọn Clone Disk.
Bước 4: Vui lòng chọn đĩa nguồn eMMC để sao chép và nhấn Finish để tiếp tục.
Bước 5: Sau khi chọn đĩa nguồn, hãy chọn đĩa đích để sao lưu. Bấm Finish để tiếp tục. Lưu ý: không gian đĩa đích phải lớn hơn không gian đĩa nguồn.
Bước 6: Trong trang, bạn sẽ kiểm tra xem bạn có chọn đúng ổ đĩa nguồn và ổ đĩa đích không. Rồi nhấn OK.
Bước 7: Cửa sổ bật lên sẽ thông báo cho bạn rằng dữ liệu trên các ổ đĩa đích sẽ bị huỷ. Hãy nhớ sao lưu các tệp tin và dữ liệu. Sau đó bấm OK.
Bước 8: MiniTool ShadowMaker đang thực hiện sao chép đĩa. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và nhấp vào Finish khi quá trình kết thúc.
Bước 9: Vui lòng đọc kỹ thông tin sau và bấm Có để hoàn thành tác vụ nhân bản đĩa này.
Hi vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm được về ưu nhược điểm của eMMC và SSD, qua đó giúp bạn chon lựa được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết So sánh ổ cứng SSD và eMMC: Loại nào nhanh hơn, nên chọn cái nào tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.