Giải Sinh 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK trang 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24.
Soạn Sinh học 11 Cánh diều Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật giúp các em học sinh biết cách thực hành, ứng dụng trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật để học thật tốt Bài 3 chủ đề 1 Sinh 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 11 Bài 3 Cánh diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 mời các bạn cùng tải tại đây.
I. Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật
Câu hỏi trang 18
Quan sát hình 3.1, cho biết nhiệt độ không khí, cường độ ánh sáng tác động đến tốc độ thoát hơi nước như thế nào?
Gợi ý đáp án
– Tác động của nhiệt độ không khí đến tốc độ thoát hơi nước: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
– Tác động của cường độ ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước: Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm tăng cường độ thoát hơi nước, nếu cường độ ánh sáng tăng quá cao thì tốc độ thoát hơi nước giảm.
Câu hỏi trang 19
Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố nào trong môi trường?
Gợi ý đáp án
Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố sau:
– Nhiệt độ: Nhiệt độ của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của rễ.
– Ánh sáng: Ánh sáng tác động đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật thông qua ảnh hưởng đến quang hợp và trao đổi nước của cây.
– Nước trong đất: Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất đồng thời làm giảm khả năng hút nước của cây dẫn đến làm giảm sự hút các ion khoáng của rễ cây.
– Độ thoáng khí của đất: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ cây, giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
– Hệ vi sinh vật vùng rễ: Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ cũng như có ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng. Một số nấm rễ còn giúp cây hấp thu nước và khoáng. Ngược lại, một số vi sinh vật gây bệnh ở rễ hoặc cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật.
II. Ứng dụng trong thực tiễn
Câu hỏi trang 19
Tại sao cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương)? .
Gợi ý đáp án
Cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương) là do lượng nước cây hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra dẫn đến cây bị thiếu nước (các tế bào trong cây bị mất sức trương, không giữ được hình dạng bình thường).
III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật
Báo cáo thực hành trang 21
Vẽ hình, mô tả hình dạng tế bào khí khổng.
Gợi ý đáp án
– Tham khảo hình ảnh khí khổng:
– Mô tả hình dạng tế bào khí khổng: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.
Báo cáo thực hành trang 21
Mô tả và giải thích sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong. So sánh sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của chúng.
Viết báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu dưới đây:
Gợi ý đáp án
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
CHỨNG MINH SỰ HÚT NƯỚC CỦA RỄ CÂY,
SỰ VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN CÂY
– Tên thí nghiệm: Chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân cây.
– Nhóm thực hiện: …………………..
– Kết quả và thảo luận:
+ Sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong: Cả hai ống đong đều có mực nước giảm so với mức ban đầu.
+ Sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của hai cây: Lá của cây ở ống đong thứ nhất có màu sắc không thay đổi, lá của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện những viền màu đỏ. Lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ nhất không có màu; lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện các chấm tròn màu đỏ đậm.
+ Giải thích: Nước và một số chất tan trong nước được rễ hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Khi rễ cây được đặt trong ống đong chứa nước, rễ hút nước sẽ làm giảm lượng nước trong hai ống đong. Các chất tan trong nước như mực đỏ hoặc eosin trong ống đong thứ hai được rễ hấp thụ và vận chuyển theo mạch gỗ, do đó phần mạch gỗ ở thân cây thứ hai có màu đỏ.
– Kết luận: Rễ thực hiện chức năng hút nước và mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước từ rễ lên thân rồi lên lá.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật Giải Sinh 11 Cánh diều trang 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.