Giải bài tập Sinh 10 Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 116 →120.
Giải Sinh 10 Bài 19 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
I. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật
Câu 1 trang 116
Nêu vai trò của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật.
Lời giải
Vai trò của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật: Quá trình tổng hợp giúp hình thành các hợp chất (vật liệu) để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật đồng thời cũng là quá trình tích lũy năng lượng ở vi sinh vật.
Câu 2 trang 116
Quang tổng hợp ở vi sinh vật có điểm gì giống và khác với quang hợp ở thực vật?
Lời giải
– Giống nhau: Đều là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng.
– Khác nhau:
+ Quang hợp ở thực vật là quá trình tổng hợp các chất hữu có giải phóng O2.
+ Quang tổng hợp ở vi sinh vật chia làm 2 nhóm: quang hợp không thải O2 là quang khử (vi khuẩn màu tía và màu lục) và quang hợp thải O2 (vi khuẩn lam và vi tảo).
Câu 3 trang 116
Nêu vai trò của những vi sinh vật có khả năng quang tổng hợp.
Lời giải
Vai trò của những vi sinh vật có khả năng quang tổng hợp :
– Tạo ra chất hữu cơ cho sinh giới.
– Cung cấp O2 cho con người và các sinh vật trên Trái Đất.
– Ngoài ra, con người còn sử dụng vi sinh vật quang tổng hợp như tảo và vi khuẩn lam,… để sản xuất thực phẩm, dược liệu, nhiên liệu.
Câu 4 trang 116
Tổng hợp amino acid và protein có vai trò gì với vi sinh vật? Con người đã khai thác khả năng này của vi sinh vật để làm gì?
Lời giải
– Vai trò của quá trình tổng hợp amino acid và protein đối với vi sinh vật: Quá trình này giúp vi sinh vật tổng hợp được các protein tham gia hình thành cấu trúc tế bào và thực hiện chức năng xúc tác, đảm bảo cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
– Con người đã ứng dụng quá trình tổng hợp amino acid và protein đối với vi sinh vật để sản xuất amino acid. Ví dụ: sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum; sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum; sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.
Câu 5 trang 117
Tổng hợp polysaccharide có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật?
Lời giải
Tổng hợp polysaccharide giúp vi sinh vật tổng hợp nên các polysaccharide được sử dụng làm nguyên liệu xây dựng tế bào (thành tế bào, màng tế bào) hoặc chất dự trữ cho tế bào (glycogen, tinh bột).
Câu 6 trang 117
Nêu vai trò của lipid đối với tế bào vi sinh vật?
Lời giải
Vai trò của lipid đối với tế bào vi sinh vật:
+ Là thành phần tham gia xây dựng cấu trúc tế bào như màng tế bào.
+ Một số vi sinh vật như nấm men, vi tảo sử dụng lipid là nguồn dự trữ năng lượng và carbon.
Câu 7 trang 117
Kháng sinh có vai trò gì đối với chính các vi sinh vật tổng hợp ra nó.
Lời giải
Đối với bản thân của vi sinh vật, kháng sinh do cơ thể nó tổng hợp có tác dụng để ức chế sự phát triển của các sinh vật khác, tạo cơ hội phát triển cho chính vi sinh vật đó.
II. Quá trình phân giải ở vi sinh vật
Câu 8 trang 118
Sản phẩm của quá trình phân giải protein là gì? Vi sinh vật sử dụng các sản phẩm đó cho những hoạt động nào tiếp theo.
Lời giải
– Sản phẩm của quá trình phân giải protein là các amino acid.
– Vi sinh vật sử dụng các amino acid để tổng hợp các phân tử protein mới, khử amin chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ hoặc oxi hoá để giải phóng năng lượng
Câu 9 trang 118
Nêu vai trò của vi sinh vật trong quá trình sản xuất nước tương và nước mắm.
Lời giải
Vai trò của vi sinh vật trong quá trình sản xuất nước tương và nước mắm: Vi sinh vật tổng hợp protease ngoại bào để phân giải protein trong đậu tương, cá thành các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm.
Câu 10 trang 118
Nêu ý nghĩa của quá trình phân giải polysaccharide đối với vi sinh vật.
Lời giải
Ý nghĩa của quá trình phân giải polysaccharide đối với vi sinh vật: Nhờ có quá trình phân giải polysaccharide, vi sinh vật có khả năng phân giải các polysaccharide thành các phân tử đường, phân tử đường sau đó được sử dụng làm nguyên liệu xây dựng tế bào, chuyển hoá thành pyruvic acid, phân giải tiếp thành CO2, H2O theo theo con đường hô hấp để thu năng lượng hoặc được chuyển hoá thành hợp chất hữu cơ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng Giải Sinh 10 trang 116 sách Cánh diều của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.