Giải bài tập Sinh 10 Bài 12: Thực hành Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 biết cách tiến hành thí nghiệm thực hành quan sát sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 61 đến 63.
Giải Sinh 10 Bài 12 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 12 Thực hành Sự vận chuyển các các chất qua màng sinh chất, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Câu hỏi trang 61
Từ những tình huống sau đây, em hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi trường hợp và đặt ra các câu hỏi giả định cho tình huống mà em quan sát được.
a) Khi hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu.
b) Khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon.
c) Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao sẽ lảm tổn thương các tế bào ở niêm mạc miệng.
Trả lời
STT |
Nội dung vấn đề |
Câu hỏi giả định |
1 |
Hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu. |
Có phải sắc tố từ củ dền đỏ đã ngấm vào khoai tây? |
2 |
Khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon. |
Có phải khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm cho tế bào thực vật bị co nguyên sinh? |
3 |
Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao sẽ lảm tổn thương các tế bào ở niêm mạc miệng. |
Có phải nước muối có nồng độ cao sẽ làm các tế bào ở niêm mạc miệng bị mất nước dẫn đến tổn thương? |
Câu hỏi trang 61.1
Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.
Trả lời
Nội dung giả thuyết |
Phương án kiểm chứng giả thuyết |
Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơn. |
Ngâm các lát khoai tây sống và chín vào dung dịch màu để kiểm tra tính thấm của tế bào. |
Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào thực vật bị mất nước, không còn giữ được độ cứng. |
Ngâm tế bào thực vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào. |
Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào ở niêm mạc miệng bị mất nước. |
Ngâm tế bào động vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào. |
Câu hỏi trang 63
Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng hay sai. Từ đó, kết luận vấn đề nghiên cứu.
Trả lời
STT |
Nội dung giả thuyết |
Đánh giá giả thuyết |
Kết luận |
1 |
Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơn. |
Đúng |
Ở các tế bào sống, màng sinh chất có tính thấm chọn lọc. |
2 |
Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào thực vật bị mất nước, không còn giữ được độ cứng. |
Đúng |
Trong môi trường ưu trương, tế bào thực vật bị mất nước gây hiện tượng co nguyên sinh. Trong môi trường nhược trương, nước đi vào tế bào làm tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. |
3 |
Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào ở niêm mạc miệng bị mất nước. |
Đúng |
Trong môi trường ưu trương, tế bào động vật bị mất nước và teo lại. Trong môi trường nhược trương, nước đi vào tế bào làm tế bào căng phồng rồi vỡ. |
Câu hỏi trang 63.1
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
VỀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm: … Lớp: … Họ và tên thành viên: …
1. Mục đích thực hiện đề tài
– Chứng minh tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất ở tế bào sống.
– Chứng minh sự vận chuyển nước của tế bào động vật và thực vật trong các loại môi trường.
2. Mẫu vật, hóa chất
a. Mẫu vật: Củ khoai tây, củ hành tím, ếch sống.
b. Hóa chất: Nước cất, dung dịch xanh methylene 1 %, dung dịch NaCl 0,65 % và 2 %.
3. Giả thuyết và đối tượng nghiên cứu
STT |
Nội dung giả thuyết |
Đối tượng nghiên cứu |
1 |
Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơn. |
Tế bào còn sống và đã chết của củ khoai tây. |
2 |
Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào thực vật bị mất nước, không còn giữ được độ cứng. |
Tế bào biểu bì hành tím. |
3 |
Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào động vật bị mất nước. |
Tế bào máu của con ếch. |
4. Phương pháp nghiên cứu
– Kết hợp của phương pháp quan sát và phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
– Tiến hành các thí nghiệm theo tiến trình SGK trang 62, 63:
+ Thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống
+ Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.
+ Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật.
5. Báo cáo kết quả nghiên cứu:
Kết quả thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống
– Kết quả: Các tế bào khoai tây ở ống nghiệm 1 hầu như không có màu xanh, các tế bào khoai tây ở ống nghiệm 2 có màu xanh.
– Giải thích: Ở các tế bào còn sống, màng sinh chất có tính thấm chọn lọc nên lát khoai tây ở ống nghiệm 1 không bị nhuộm màu xanh methylene. Còn các tế bào trong ống nghiệm 2 đã chết do bị đun sôi nên màng sinh chất mất tính thấm chọn lọc dẫn đến các chất ra và vào tế bào một cách tự do, vì vậy, xanh methylene thấm vào làm tế bào bị nhuộm màu xanh.
6. Kết quả thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật
– Kết quả: Khi cho dung dịch NaCl 2 % vào tiêu bản, tế bào chất dần co lại tách khỏi thành tế bào (co nguyên sinh). Khi cho nước cất vào tiêu bản đang bị co nguyên sinh, tế bào chất phục hồi thể tích (phản co nguyên sinh).
– Giải thích:
+ Dung dịch NaCl 2 % là môi trường ưu trương đối với tế bào thực vật → Khi cho dung dịch NaCl 2 % vào tiêu bản, nước thẩm thấu từ trong tế bào ra ngoài → Thể tích tế bào chất giảm đi nên co lại gây hiện tượng co nguyên sinh.
+ Khi cho nước cất vào tiêu bản tế bào đang co nguyên sinh, môi trường bên ngoài tế bào trở thành nhược trương → Nước thẩm thấu vào trong tế bào → Thể tích tế bào chất được phục hồi, tế bào trở về trạng thái như bình thường (hiện tượng phản co nguyên sinh).
7. Kết quả thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật
– Kết quả: Trong môi trường NaCl 0,65 %, tế bào máu ếch không thay đổi thể tích và giữ được trạng thái như bình thường. Trong môi trường NaCl 2 %, tế bào máu ếch bị teo lại. Trong môi trường nước cất, tế bào máu ếch trương lên rồi vỡ.
– Giải thích:
+ Môi trường NaCl 0,65 % là môi trường đẳng trương đối với tế bào ếch → Nước đi ra và đi vào tế bào như nhau → Tế bào máu ếch không thay đổi thể tích và giữ được trạng thái như bình thường.
+ Môi trường NaCl 2 % là môi trường ưu trương đối với tế bào máu ếch → Nước thẩm thấu từ trong tế bào ra ngoài → Tế bào máu ếch bị teo lại.
+ Môi trường nước cất là môi trường nhược trương đối với tế bào máu ếch → Nước thẩm thấu từ ngoài vào tế bào → Tế bào máu ếch trương nên và do không có thành tế bào nên tế bào căng phồng rồi vỡ ra gây hiện tượng tan bào khiến số lượng tế bào máu trong tiêu bản bị giảm đáng kể.
8. Kết luận và kiến nghị
– Kết luận:
+ Màng sinh chất ở tế bào sống có tính thấm chọn lọc.
+ Ở môi trường đẳng trương, nước thẩm thấu ra vào tế bào như nhau. Ở môi trường ưu trương, nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào thực vật và teo bào ở tế bào động vật. Ở môi trường nhược trương, nước thẩm thấu từ môi trường vào trong tế bào nhưng chỉ gây hiện tượng vỡ tế bào đối với tế bào động vật.
– Kiến nghị: Thực hiện thí nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau và ở nhiều nồng độ NaCl khác nhau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 10 Bài 12: Thực hành Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất Giải Sinh 10 trang 61 sách Chân trời sáng tạo của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.