Sexting nằm trong số những cách duy trì tình cảm của các đôi yêu xa. Tuy nhiên, người trẻ cần ưu tiên sự an toàn để tránh gặp rắc rối trên không gian mạng.
Sexting có thể được coi là một trong những cách giúp những cặp yêu xa trở nên gần gũi hơn. Nhưng thực chất, không phải cặp yêu xa nào cũng cần sexting.
Sexting là gì?
Được ghép lại bởi “sex” (tình dục) và “texting” (nhắn tin), sexting là cụm từ chỉ việc gửi-nhận tin nhắn về chuyện “yêu” thông qua thiết bị điện tử. Cuộc trao đổi có thể diễn ra dưới hình thức văn bản hoặc kết hợp với âm thanh, hình ảnh, video, emoji, ảnh động (GIF) cũng như một số hình thức trực quan khác.
Trong thời đại Internet và các ứng dụng hẹn hò phát triển, sexting trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đặc biệt với giới trẻ. Việc nhắn, gửi tin nhắn thân mật là một cách giúp họ thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của con người.
Sexting là cụm từ chỉ việc gửi-nhận tin nhắn về chuyện “yêu” thông qua thiết bị điện tử. Illustrator: Hina.
Lợi ích của sexting
Theo tôi, việc trao đổi tin nhắn thân mật không khiến một người trở nên “xấu xa” hay “dễ dãi”. Thậm chí, sexting còn đem lại những lợi ích nhất định.
Cụ thể, hoạt động này có thể giúp các cặp đôi hâm nóng tình cảm và giữ khao khát với nhau, đôi khi cũng là cách giải phóng những xung đột tình dục một cách lành mạnh, đặc biệt với những cặp xa nhau về mặt địa lý.
Bên cạnh đó, sexting có thể tạo ra những trải nghiệm mới lạ cho các cặp đôi bằng cách đem đến trải nghiệm yêu “thụ động”.
Tuy nhiên, các cặp đôi, đặc biệt người trẻ, cần hiểu về sexting một cách đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn thông tin, tinh thần cho chính mình và nửa kia.
Khi nào nên sexting?
Sexting có thể xuất hiện ở mọi hoàn cảnh trong mối quan hệ tình cảm, không nhất thiết chỉ diễn ra giữa hai người yêu xa.
Đó có thể là một mối quan hệ lãng mạn dài hạn, có những tiếp xúc trực tiếp, hoặc một mối quan hệ ngắn hạn, mới chỉ kéo dài vài ngày, vài giờ. Tính chất của mỗi kiểu quan hệ sẽ có liên hệ đến mức độ rủi ro của sexting.
Với tôi, mối quan hệ dài hạn được cho là ít rủi ro nhất. Khi đó, đôi bên đã có đủ không gian, thời gian để tìm hiểu về sở thích, sở ghét và nhu cầu của đối phương, cũng như một số thông tin cá nhân cơ bản như địa chỉ nhà, nơi làm việc hay bạn bè trước khi đi đến quyết định trao đổi tin nhắn thân mật.
Việc nắm thông tin cá nhân của nhau sẽ giảm nguy cơ tiết lộ tin nhắn một cách chủ đích. Nếu chẳng may vấn đề rò rỉ nội dung tin nhắn xảy ra, đôi bên có thể gặp gỡ, trao đổi hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan điều tra.
Sexting có thể diễn ra ở mọi hoàn cảnh hay mối quan hệ, không nhất thiết giữa những người yêu xa. Ảnh minh họa: Tricia Lim/The Gauntlet.
Sexting có thể được coi là một trong những cách giúp những cặp yêu xa trở nên gần gũi hơn. Nhưng thực chất, không phải cặp yêu xa nào cũng cần sexting. Tùy thuộc vào nhu cầu, mỗi cặp đôi sẽ xây dựng biện pháp “giữ lửa” tình yêu riêng khi xa nhau về khoảng cách địa lý. Mọi lời khuyên và hỗ trợ cần được cá nhân hóa tùy theo từng hoàn cảnh, trường hợp.
Sexting cũng có thể diễn ra ở các mối quan hệ ngắn hạn. Những người này thường sử dụng ứng dụng hẹn hò và sexting là một công cụ giúp đôi bên trao đổi thẳng thắn về nhu cầu cá nhân.
Thông qua tin nhắn thân mật, cả hai có thể bàn kỹ hơn về sở thích cá nhân và những điều mong chờ ở đối phương, như đặc điểm sinh dục, mùi cơ thể, yêu cầu trang phục…, từ đó xem xét tiến đến gặp mặt trực tiếp bên ngoài ứng dụng nhắn tin.
Sexting thế nào để an toàn, phù hợp?
Sau một thời gian tìm hiểu, các cặp đôi có thể sẽ đề cập đến chủ đề sexting. Với nền tảng mối quan hệ sẵn có, bao gồm tình cảm và sự tin tưởng, việc mở lời có lẽ không quá khó.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy có 3 lưu ý mà các cặp đôi cần trao đổi trước khi tiến hành sexting.
Việc gửi tin nhắn sexting là quyết định cá nhân. Do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình thực hiện hành động – từ lúc tạo dáng chụp hình cho đến khi nhấn nút “gửi”.
Nguyên tắc đồng thuận cũng hạn chế nguy cơ biến sexting trở thành hành vi quấy rối tình dục. Đôi bên cần lắng nghe đối phương, đặc biệt là phản ứng tỏ ý không hài lòng về một tương tác trong khi sexting, để từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Ngay cả tín hiệu bắt đầu cũng cần được thống nhất nhằm tránh các trường hợp để lộ nội dung tin nhắn. Có thể vào thời điểm bạn bất ngờ sexting, đối phương đang ở giữa bài thuyết trình trực tiếp và tin nhắn thân mật có thể vô tình xuất hiện trên màn hình lớn.
Tốt nhất, hãy thiết lập các nguyên tắc cá nhân về sexting. Điều đó sẽ giúp bạn hình dung được giới hạn và có thể ứng phó kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
Hiện trên thị trường có một số ứng dụng trò chuyện phát triển chức năng mã hóa đầu cuối (E2EE) hoặc chức năng gửi tin nhắn bí mật, kích hoạt hẹn giờ tự động xóa tin nhắn.
Ý thức trách nhiệm, sự đồng thuận và lựa chọn ứng dụng cẩn thận là những lưu ý hàng đầu cho những cặp chuẩn bị sexting. Ảnh minh họa: Tero Vesalainen/Pexels & Patrick Carey/ABC Everyday.
Bên cạnh đó, sau khi gửi tin nhắn sexting, hãy kiểm tra xem điện thoại hay thiết bị điện tử còn lưu trữ bản sao nào không. Nguy cơ rò rỉ có thể đến từ việc bị hack điện thoại, đặc biệt khi bạn sử dụng ứng dụng có mã nguồn độc hại. Để giảm rủi ro về bảo mật, bạn nên sử dụng phần mềm diệt virus chuyên dụng.
Mặt khác, chúng ta cần phải cảnh giác trước những mối quan hệ trực tuyến thiếu sự xác thực.
Trên mạng xã hội, không ít tài khoản sử dụng thân phận giả, được tạo ra nhằm dụ đối tượng gửi tin nhắn chứa hình ảnh, video nhạy cảm rồi đem bán chúng.
Những kẻ này sẵn sàng dành nhiều thời gian trò chuyện online với “con mồi”, từ đó xây dựng sự tin tưởng và cảm xúc. Dần dần, đối tượng bị mất sự cảnh giác và lầm tưởng rằng đây là một mối quan hệ tình cảm thực thụ. Phần lớn những tài khoản có dấu hiệu lừa đảo sẽ từ chối gọi video hoặc gặp mặt trực tiếp nhằm tránh để lộ thân phận thực.
Làm gì khi bị rò rỉ tin nhắn?
“Nếu một lúc nào đó cơm không lành, canh không ngọt, các bạn sẽ tính sao?” là câu hỏi mà tôi thường đặt cho các cặp đôi khi tư vấn họ sử dụng sexting.
Ở trường hợp này, chúng ta chỉ có thể trông chờ vào sự tử tế của nhau và cư xử văn minh hậu chia tay. Vốn dĩ, khi bắt đầu sexting, bạn đã chấp nhận nguy cơ rủi ro mình gặp phải. Vào thời điểm gửi tin nhắn tình dục, bạn đã mất quyền kiểm soát với nội dung đó, đặc biệt là hình ảnh hay video của mình.
Trong trường hợp bị rò rỉ tin nhắn tình dục, dù vô tình hay một cách có chủ đích, chúng ta cần giữ bình tĩnh. Ngoài việc khai báo với công an hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền, chúng ta cần tập trung xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân.
Phản ứng thông thường của các nạn nhân là trốn tránh, như khóa tài khoản mạng xã hội hoặc cầu xin sự tha thứ. Thế nhưng, trên thực tế, kiểu phản ứng này sẽ càng làm gia tăng sự hứng thú của kẻ bắt nạt (người chủ đích tung nội dung tin nhắn).
Thay vào đó, hãy phản ứng một cách thẳng thắn, mạnh mẽ nhằm vô hiệu hóa hành động thao túng của kẻ bắt nạt. Lúc này, việc tạo ra nỗi sợ hãi bằng cách đe dọa của chúng sẽ không còn tác dụng.
Với những nạn nhân không có kinh nghiệm xử lý hoặc không vững vàng tâm lý, hãy nhờ chuyên gia trong lĩnh vực xử lý khủng hoảng truyền thông cá nhân. Phương pháp này có thể mất một khoản chi phí, nhưng các chuyên gia sẽ giúp vạch ra chiến lược nhằm chấm dứt và giảm hậu quả từ vụ bê bối càng sớm càng tốt.
Đặng Khánh An – Chuyên gia Tâm lý
– Giám đốc điều hành và Giám sát tại Trung tâm trị liệu tâm lý Touching Soul Center
– Chuyên gia tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
– Cán bộ thỉnh giảng tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Công Nghệ TP.HCM.
Đăng bởi: Nhã Lê
Từ khoá: Sexting là gì? Làm thế nào để sexting an toàn?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sexting là gì? Làm thế nào để sexting an toàn? của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.