Bạn đang xem bài viết Sau sinh có ăn bún mắm được không? Những lưu ý gì khi mẹ ăn bún mắm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bún mắm là một món ăn rất “tủ” của rất nhiều người Việt Nam lẫn quốc tế. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng nên ăn loại đồ ăn này, đặc biệt là các mẹ sau sinh, nó làm tăng rủi ro các vấn đề về dạ dày của mẹ. Vậy sau sinh có ăn bún mắm được không? Hãy để Pgdphurieng.edu.vn giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Sau sinh ăn bún được không?
Bún thường được dùng để thay thế gạo, giúp bổ sung tinh bột cho cơ thể, vì vậy không có gì độc hại cho mẹ. Tuy nhiên, hiện nay không ít cơ sở đã thêm các chất hóa học độc hại vào quá trình sản xuất bún nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, bao gồm các chất sau:
Hàn the (Borax)
Với công dụng giúp thực phẩm không bết dính, có độ giòn dai hơn, hàn the thường có mặt trong bún, giò, chả,… Tuy nhiên, loại hóa chất này lại không được Bộ Y tế cho phép sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm.
Bởi hàn the có thể tích lũy dần trong mô tế bào, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc gan,… Do đó, nó có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận của mẹ và theo đường sữa mẹ gây nhiễm độc cho trẻ, khiến bé chậm phát triển.
Formol
Formol là một trong những chất bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê vào danh sách các hóa chất độc hại và nghiêm cấm sử dụng làm chất phụ gia trong thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Chất này có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm cho mẹ sau sinh như viêm loét dạ dày, ung thư mũi hoặc họng, hôn mê, nôn mửa,…
Huỳnh quang (Tinopal)
Tinopal thường được thêm vào bún để bún có độ bóng đẹp mắt, lâu thiu, luôn mềm, dù để bên ngoài trong một thời gian dài cũng không bị cứng. Tuy nhiên, nếu mẹ sau sinh dùng thực phẩm này lâu ngày sẽ làm cơ thể bị tồn dư kim loại nặng gây nguy hiểm cho mẹ, thậm chí dẫn đến ung thư.
Do đó, để an toàn các mẹ chỉ nên ăn bún mắm khoảng 1 tháng sau sinh, khi hệ tiêu hóa đã tốt hơn và cần đảm bảo các loại bún chất lượng như:
- Bún nhà làm hoặc được làm tại cơ sở uy tín, đã qua kiểm định không chứa chất độc hại.
- Ăn với liều lượng vừa phải, chỉ khoảng 1 bát cơm nhỏ, không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn yếu sau sinh.
- Thời gian tốt nhất cho mẹ vẫn là từ 2 tháng sau sinh trở lên, do đó nếu không quá thèm bún các mẹ nên đợi đến thời gian này để hệ tiêu hóa ổn định lại, tránh tình trạng đau dạ dày sau sinh.
Sau sinh ăn mắm cá được không?
Lạnh bụng, khó tiêu
Mắm thường là những nguyên liệu sống, không qua nấu chín, khó xác định được độ tươi sạch, hơn thế nữa, trong mắm còn có chứa nhiều vi khuẩn do quá trình lên men. Mẹ nếu chưa hồi phục hoàn toàn mà ăn mắm sẽ gây lạnh bụng và khó tiêu.
Tạo mùi hôi cho sữa
Như các bạn cũng đã biết, mắm đặc biệt là mắm cá là loại thức ăn có mùi vị nặng và rất nồng. Vì vậy, mùi sữa của mẹ có thể bị ảnh hưởng khi mẹ ăn mắm làm cho con có cảm giác khó chịu, quấy khóc khi bú.
Lưu ý gì khi ăn bún mắm sau sinh?
Trong các trường hợp dưới đây, các mẹ nên lưu ý không nên ăn bún mắm:
- Để giảm nguy cơ bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…mẹ cần tránh ăn bún mắm khi cơ thể còn yếu hay bị sốt.
- Ăn bún mắm sẽ không tốt cho đường tiêu hóa, đặc biệt là loại được chế biến bằng cách lên men sẽ khiến tình trạng những mẹ bị các bệnh như đau đại tràng, đau dạ dày. Thêm vào đó, khi ăn bún mắm sẽ xuất hiện các tình trạng ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,…
Vì vậy, nên cho mẹ phục hồi sức khỏe từ 1 – 2 tháng sau sinh để hệ tiêu hóa của mẹ ổn định hơn, mẹ sẽ có thể ăn được bún mắm nhưng chỉ với liều lượng nhỏ thôi nhé!
Trên đây là những thông tin về sau sinh có ăn bún mắm được không? Những lưu ý gì khi mẹ ăn bún mắm mà Pgdphurieng.edu.vn tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Nguồn: Marrybaby
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sau sinh có ăn bún mắm được không? Những lưu ý gì khi mẹ ăn bún mắm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.