Bạn đang xem bài viết Sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Gần đây mọi người thường hỏi nhau vấn đề sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn và bất ngờ là rất ít người biết về thông tin này, bạn có biết?
Khi công an giao thông liên tục bắt người vi phạm nồng độ cồn thì dân “nhậu” trở nên sợ hãi và lo lắng mình uống rượu bia ra đường có bị bắt không, sau khi uống rượu bia thì bao lâu hết cồn để… thoát phạt. Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này, xem thông tin sau ngay:
Sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn?
Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Y tế chia sẻ việc dung nạp, chuyển hóa, đào thải chất cồn ở rượu, bia trong cơ thể không có hạn mức xác định tuyệt đối, cụ thể cho tất cả mọi người.
Bởi vì tùy theo số lượng rượu bia bạn đã tiêu thụ, trọng lượng cơ thể, đặc điểm sinh học, tình trạng sức khỏe, chức năng gan, tần suất uống, cách thức uống, thời điểm uống… mà thời gian hết cồn sẽ không giống nhau.
Tuy vậy, bà Trang cho rằng thông thường sau 1 tiếng đồng hồ uống, gan sẽ dung nạp, chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn ~ 10 g cồn nguyên chất ~ 30 ml rượu có nồng độ cồn 40% ~ 100 ml rượu vang có nồng độ cồn 13.5% ~ 220 ml bia có nồng độ cồn 5% (tầm 2/3 chai bia).
Sau khi dung nạp, chuyển hóa thì cơ thể sẽ cần mất đến 2 tiếng tiếp theo để đào thải hết 1 đơn vị cồn này, trường hợp người có chức năng gan yếu, chuyển hóa chậm thì quá trình đào thải còn sẽ lâu hơn 2 tiếng.
Trường hợp nếu uống nhiều hơn lượng rượu bia trên, uống dồn dập với lượng quá lớn thì không thể xác định được thời gian chính xác nồng độ cồn sẽ hết, ngoại trừ khả năng xét nghiệm máu.
Sau khi ăn trái cây, có xuất hiện cồn?
Với vấn đề sau khi ăn/uống trái cây có đường, thực phẩm được chế biến có sử dụng nguyên liệu rượu bia, thuốc có thành phần dung môi chứa cồn… thì sẽ có cồn trong máu, cơ thể, những trường hợp này có bị xử phạt hay không?
Bà Trần Thị Trang khẳng định vấn đề này không mới bởi luật Giao thông đường bộ 2009 đã có quy định người lái ô tô không được có nồng độ cồn trong khí thở và máu, có là bị phạt, đến nay quy định này vẫn được thực hiện bình thường và không có bất kỳ phản ánh nào về vấn đề bị phạt do ăn uống những loại thực phẩm trên.
Hơn nữa, bà Trang cũng chia sẻ trong thực tế, lượng cồn có trong thực phẩm khá thấp, tùy vào thời điểm đo, lượng sử dụng có thể xuất hiện cồn nhưng phải khẳng định là cồn trong thực phẩm đào thải rất nhanh, sau khi ăn, bạn chỉ cần uống nước lọc, súc miệng thì sau tầm 15 – 30 phút là không còn nồng độ cồn trong máu, cơ thể nữa nhé.
Bà Trang cũng chia sẻ thông tin cho rằng ăn 3 trái vải sẽ có nồng độ cồn 0.22 mg/lít khí thở là không đúng, bởi nếu theo công thức này thì 3 trái vải đã đạt nồng độ cồn bằng gần 2 chai bia, vậy ai sẽ ăn trái cây nữa khi nó khiến bạn quá dễ say.
Dù vấn đề uống rượu bia sau bao lâu thì hết cồn hay ăn trái cây có xuất hiện cồn hay không thì các chuyên gia y tế vẫn khuyên bạn không nên hoặc hạn chế uống rượu bia ngay cả khi tham gia giao thông hay ở nhà.
Với nam giới khỏe mạnh không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, nữ giới khỏe mạnh đừng uống quá 1 đơn vị cồn/ ngày, không uống quá 5 ngày/tuần. Uống như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe của bạn hơn nhé.
Mong rằng với các thông tin này, bạn sẽ hiểu rõ hơn và nếu uống rượu bia thì sẽ sử dụng một cách hợp lý hơn nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sau khi uống rượu bia, bao lâu thì hết cồn? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.