Bạn đang xem bài viết Sắt (Iron) là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa nhiều sắt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sắt là thành phần thiết yếu về mặt sinh học của mọi sinh vật sống. Trong cơ thể người, sắt là một trong những khoáng chất vi lượng rất cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp tất cả thông tin về sắt, bao gồm sắt là gì? công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, thực phẩm giàu sắt.
Sắt là khoáng chất thiết yếu thường được biết đến vai trò là thành phần của hemoglobin và tham gia vào sự vận chuyển oxy của máu. Ngoài ra sắt còn có những vai trò nào đối với cơ thể, chúng ta có thể bổ sung sắt qua những loại thực phẩm nào và nó có gây tác dụng phụ gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Sắt là gì?
Sắt (Iron) là một khoáng chất cần thiết đối vơ cơ thể. Hầu hết sắt trong cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin của tế bào hồng cầu và trong myoglobin của tế bào cơ. Phần lớn sắt còn lại được lưu trữ dưới dạng ferritin hoặc hemosiderin (một sản phẩm thoái hóa của ferritin) trong gan, lá lách và tủy xương.
Mặc dù số lượng không nhiều nhưng sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, có tầm vai trò nhất thiết đối với sự sống. Sắt cần thiết cho việc vận chuyển oxy và carbon dioxide. Nó cũng giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ và mô liên kết khỏe mạnh. Sắt cũng cần thiết cho sự tăng trưởng thể chất, phát triển thần kinh, hoạt động của tế bào và tổng hợp một số hormone.
Chúng ta có thể bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như thịt, cá, đậu phụ, đậu, rau bina, ngũ cốc và các loại thực phẩm khác
Tác dụng của sắt là gì?
Sắt giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh
Sắt là thành phần chủ yếu tạo nên hemoglobin – là protein giàu sắt và là thành phần chính của tế bào hồng cầu. Có đến 70% lượng sắt trong cơ thể bạn được tìm thấy trong tế bào hồng cầu. Và khoảng 1/4 tế bào trong cơ thể người là tế bào hồng cầu, vậy nên sắt thực sự rất quan trọng đối với việc phát triển hồng cầu khỏe mạnh.
Thiếu sắt có thể gây thiếu máu-đây là loại thiếu máu phổ biến nhất. Khi thiếu sắt, việc tạo hồng cầu trong cơ thể bị gián đoạn hoặc sẽ tạo ra những tế bào hồng cầu không khỏe mạnh dẫn đến giảm nồng độ hemoglobin trong máu. Thiếu máu do thiếu sắt sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao và dễ mắc bệnh hơn.
Sắt giúp hệ cơ bắp phát triển khỏe mạnh
Sắt cũng là thành phần của myoglobin– là một protein nhỏ, liên kết với oxy được tìm thấy trong tim và cơ xương. Nó cung cấp oxy cho các tế bào cơ bắp, cho phép các tế bàosản xuất năng lượng cần thiết cho sự co cơ.
Cơ thể chúng ta cần sắt để xây dựng những khối cơ bắp mạnh mẽ, rắn chắc. Cung cấp đủ hàm lượng sắt giúp cho cơ bắp của bạn chắc và có độ đàn hồi. Nồng độ sắt thấp dễ khiến cơ bắp phục hồi chậm dẫn đến nhức mỏi.
Không có sắt, cơ bắp có thể mất đi sự rắn chắc và tính đàn hồi; yếu cơ khiến bạn không thể đạt được hiệu suất vận động tối đa.
Sắt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
Sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Thiếu sắt sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch không đặc hiệu, đây là tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây bệnh. Cung cấp đầy đủ sắt cho cơ thể sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt.
Việc thiếu sắt làm giảm quá trình sản sinh ra các tế bào bạch cầu (tế bào T- Lymphocytes) gây suy giảm miễn dịch. Tế bào này có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Cách dùng và liều dùng của sắt
Sắt có thể bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày bằng những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, cá, lòng đỏ trứng,… Tuy nhiên, có một số đối tượng vẫn có thể dễ dàng thiếu sắt và cần bổ sung bằng đường uống như:
– Những người ăn chay không ăn thịt, gia cầm hoặc hải sản cần bổ sung gần như gấp đôi lượng sắt ở người ăn thịt vì cơ thể kém hấp thụ sắt nonheme trong thực phẩm thực vật.
– Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ có thai đều rất cần bổ sung sắt cho cơ thể, tốt nhất là cả hai hình thức bù sắt từ thực phẩm chứa nhiều chất sắt và thuốc bổ máu.
– Những người kém hấp thu sắt do bệnh lý hoặc do đang sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến hấp thu sắt cũng cần được bổ sung sắt.
Uống viên sắt thường là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ, vì sắt hấp thụ tốt lúc đói. Không nên uống canxi cùng với sắt vì canxi cản trở sự hấp thụ sắt. Cơ thể bạn hấp thụ sắttừ các nguồn thực vậttốt hơn nếu bạn ăn nó với thịt, gia cầm, hải sản và thực phẩm có chứa vitamin C
Liều lượng sắt cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính mỗi người. Cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bạn muốn bổ sung sắt bằng đường uống để tránh gặp phải những rủi ro do sắt mang lại.
Tác dụng phụ khi sử dụng sắt
Sắt an toàn đối với hầu hết mọi người khi nó được dùng bằng đường uống với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, khi dùng liều cao sắt có thể gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể, thậm chí khi dùng quá liều sắt có thể gây ngộ độc và gây nguy hiểm đến tính mạng. Những rủi ro khi sử dụng sắt có thể kể đến là:
– Dùng sắt liều cao có thể gây ra các phản ứng phụ về dạ dày và ruột như đau bụng, buồn nôn và nôn và thậm chí có thể gây sinh non ở một số phụ nữ. Liều lượng sắt cao hơn có thể gây ra lượng hemoglobin cao trong máu.
– Ngộ độc sắt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng bao gồm đau dạ dày và ruột, suy gan, huyết áp thấp nguy hiểm và tử vong. Nếu nghi ngờ một người bị ngộ độc sắt, hãy gọi ngay cho sở y tế gần nhất để được tư vấn xử lý. Ngộ độc sắt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong do ngộ độc ở trẻ em.
– Uống sắt có thể gây ra tình trạng quá liều sắt ở những người mắc bệnh Hemoglobin E (bệnh huyết sắc tố). Nếu bạn bị bệnh hemoglobin, không dùng sắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
– Các chất bổ sung sắt dạng lỏng có thể làm đen răng.
– Ngoài ra sắt có thể tương tác làm giảm sinh khả dụng của một số thuốc nếu dùng chung như kháng sinh Tetracycline, thuốc kháng sinh Quinolone, Bisphosphonates, Levodopa, Levothyroxine, Methyldopa.. Nếu có ý định bổ sung sắt khi dùng các thuốc này bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Sắt được tìm thấy ở tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và được thêm vào một số sản phẩm thực phẩm chức năng . Bạn có thể nhận một được lượng sắt cho cơ thể bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm những loại sau:
– Bánh mì và ngũ cốc ăn sáng tăng cường chất sắt .
– Thịt nạc, hải sản và gia cầm.
– Đậu trắng, đậu lăng, rau bina và đậu Hà Lan.
– Các loại hạt và một số loại trái cây khô, chẳng hạn như nho khô.
Bạn hãy ăn phong phú các loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt để cơ thể có thể nhận đủ lượng khoáng chất cần thiết này.
Mong rằng qua bài viết trên bạn có thể hiểu nhiều hơn về tác dụng của sắt, ngoài ra bạn có thể dựa vào thực đơn dinh dưỡng của mình để tham khảo bổ sung thêm sắt từ các viên uống thực phẩm chức năng thông qua việc hỏi ý kiến y, bác sĩ.
Nguồn: ncbi, nih, Webmd
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu sắt
>>>>> Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sắt (Iron) là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa nhiều sắt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.