Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tạo được sự say mê hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc. Để tìm hiểu rõ hơn nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu sáng kiến kinh nghiệm tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đến Âm nhạc để xua tan đi những căng thăng, lo toan trong cuộc sống. Đặc biệt trong các trường phổ thông hiện nay, môn Âm nhạc đang có một vị trí đáng kể với tư cách là một môn học độc lập. Nhất là lứa tuổi tiểu học, đây là giai đoạn mà trí não của trẻ phát triển mạnh nhất. Bởi vậy, trong các trường Tiểu học, vai trò của giáo dục âm nhạc trong việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh là hết sức quan trọng. Kết hợp giáo dục và âm nhạc sẽ khơi dậy trong trẻ thơ bao niềm đam mê, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn .…
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong những năm gần đây nắm bắt được tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh bộ môn giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc trong trường phổ thông tuy không đào tạo các em thành ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt giúp các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, phong phú hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt văn, thể, mỹ… tạo cơ sở giúp các em học tốt các môn học khác.
Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục.
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ việc ứng dụng công nghệ thông tin trên toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trên mọi lĩnh vực công việc.
Ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc giờ đây để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính…để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe…
Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảng dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học Âm nhạc thưởng thức như: Giới thiệu nhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; Giới thiệu nhạc cụ dân tộc; Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Tập đọc nhạc… người giáo viên có thể thiết kế bài giảng với các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoint (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu), Violet 1.5, Encore 4.5 (Phần mềm chép và soạn nhạc), Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các thông tin cần có)…
Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh…Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. Đó là lí do tôi chọn chuyên đề: “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :
– Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường .
– Đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc.
– Tạo được sự say mê hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc.
– Bổ sung và hoàn thiện kiến thức cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu :
– Học sinh Tiểu học (Khối 3,4,5) Trường TH ……….. – ……….. – ……….. .
4. Phạm vi nghiên cứu:
– Phân môn dạy hát,phân môn dạy tập đọc nhạc,phân môn dạy âm nhạc thường thức.
– Học sinh Tiểu học (khối 3,4,5)
5. Phương pháp nghiên cứu:
– Theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh ở trên lớp.
– Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường tiểu học.
– Đối chiếu với các tiết học chưa sử dụng cụng nghệ thông tin.
PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
* Tri giác:
– Tri giác trẻ em lứa tuổi học sinh Tiểu học thường gắn với hoạt động cụ thể như: cầm, nắm, sờ, mó,… “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Vì thế trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn.
* Trí nhớ:
– Trí nhớ của học sinh Tiểu học là trí nhớ trực quan tưởng tượng, sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn); Xúc giác (sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất và lâu nhất.
Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì những đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thích hợp và cần thiết.
2. Thực trạng:
* Đặc điểm, tình hình chung của trường Tiểu học ………..:
Trường Tiểu học ……….. đóng trên địa bàn xã Eana, huyện ……….. Tỉnh ………..
Tổng số CBVC : 26 ; CBQL: 2 ; Tổng phụ trách Đội : 1; GV19 : .
-Tổng số học sinh : 238 em; Nữ : 137 em ; DT: 184
-Tổng số lớp : 10,trong đó số học sinh đồng bào dân tộc Ê- đê chiếm 2/3
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học ………..:
a/Thuận lợi – Khó khăn
Thuận lợi:
* Nhà trường:
– Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng, nhiệm vụ giáo dục, trường TH ……….. đã sớm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên.
– Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành cũng như BGH Nhà trường trong những năm học vừa qua .Do vậy mà cơ sở hạ tầng cùng các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy ngày càng đầy đủ,đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn giảng dạy.
* Giáo viên:
– Được tham gia các lớp tập huấn sử dụng công nghệ thông tin .
– Khá thành thạo khi sử dụng các phần mềm tin học.
– Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
* Học sinh:
– Được học tin học từ khối lớp 3, 4, 5.
– Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc, đặc biệt là những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin.
– Đa số HS có tinh thần học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép với mọi người.
Khó khăn:
– Việc xây dựng và thiết kế một bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian và các điều kiện phục vụ tiết dạy, trước giờ dạy phải chuẩn bị lâu hơn về mọi điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức.
– Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác.
b/Thành công – Hạn chế :
– Qua thực tiễn thực hiện việc “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học”tôi thấy bước đầu đã có sự thành công như :
– Khơi dậy được lòng say mê hứng thú học tập trong các em.
– Chất lượng học tập bộ môn của các em ngày càng được cải thiện rõ rệt.
– Số lượng học sinh tham gia vào các câu lạc bộ năng khiếu của trường ngày càng nhiều.
– Đạt kết quả cao trong các cuộc thi do múa hát do ngành phát động.
c/ Mặt mạnh,mặt yếu:
– Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo luôn tạo điều kiện để giáo viên được tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn, tham gia vào các lớp tập huấn về sử dụng công nghệ thông tin.
d/ Nguyên nhân:
– Thực tiễn giảng dạy ,nhờ ứng dụng công nghệ thông tin làm cho các tiết dạy sinh động .Tạo được sự say mê hứng thú học tập cho các em, khơi dậy cho các em lòng ham mê ,yêu thích bộ môn hơn.
– Tuy nhiên để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian ,công sức cho việc soạn giảng.Do vậy mỗi Thầy (cô) giáo phải thực sự tâm huyết với nghề.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp,biện pháp:
– Vạch ra được phương pháp học tối ưu nhất.
– Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Âm nhạc nói riêng.
– Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng khiếu,có niềm đam mê,có sáng tạo trong học tập bộ môn.
– Lựa chọn được đội tuyển học sinh có năng khiếu để tham gia tốt các cuộc thi do ngành giáo dục tổ chức và giúp các em có định hướng tốt trong học tập.
b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp :
Một số phần mềm hữu ích để ứng dụng vào việc thiết kế bài giảng môn âm nhạc
Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể thiết kế được nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông như:
* Dạy hát:
Sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để thiết kế dạng bài dạy hát (Bao gồm cả nhạc và lời). Có thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với nội dung bài hát như là một giáo cụ trực quan sinh động với tính thẩm mỹ rất cao.
* Dạy tập đọc nhạc:
Sử dụng phần mềm Encore 4.5, Final 2.0… để chép lại các tiến trình như: Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca… rồi trình chiếu trên phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên.
* Dạy bài giới thiệu nhạc cụ:
Sử dụng mạng Internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng… của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm thanh thực minh họa.
* Dạy kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc…
Sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski…và các tác phẩm Âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này.
c. Biện pháp cụ thể và kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
1. Phân môn dạy hát:
Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng tranh ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo to ra , tô màu rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất lượng những bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội so với cách làm cũ.
Ví dụ:
Giới thiệu học hát bài: “Những bông hoa những bài ca”. Nhạc và lời: Hoàng Long ( Âm nhạc lớp 5 –Tiết 9 – trang 18)
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc trường Tiểu học Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.