Bạn đang xem bài viết Sài Gòn lạnh 20 độ, cẩn thận sức khỏe kẻo mắc những bệnh sau tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ở nước ta, thời tiết dễ thay đổi, với khu vực miền núi phía Bắc có chỗ xuống âm độ, về đêm thì nhiệt độ càng giảm mạnh. Còn miền Nam cũng thế, Sài Gòn cũng thế, gió lạnh đã rít lên từng cơn. Điều này đã tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ em. Chức năng của hệ tim mạch và hệ miễn dịch hoạt động bị suy giảm và đây cũng là nguyên cớ chính làm phát sinh bệnh như: hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau nhức khớp,…
Cảm lạnh
Rửa tay thường xuyên là cách có thể giúp bạn phòng tránh cảm lạnh. Nó giúp loại bỏ vi khuẩn từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với mọi người như: công tắc đèn và tay nắm cửa. Ngoài ra, phải giữ gìn sạch sẽ cho nhà cửa và đồ gia dụng ly, tách và khăn, đặc biệt là nếu có ai trong nhà bị ốm.
Mẹo nhỏ: Hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay để tránh phải giặt khăn liên tục.
Viêm họng
Phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus và cũng có một số nghiên cứu cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ cũng là lí do ảnh hưởng đến cổ họng.
Mẹo nhỏ: Hãy súc miệng với nước muối ấm bởi nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.
Hen suyễn
Những người bị hen nên đặc biệt cẩn thận vào mùa đông bởi không khí lạnh là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc.
Mẹo nhỏ: Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét thì nên ở trong nhà. Nếu phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang hoặc khăn mặt che kín mũi và miệng.
Ngoài ra, người bệnh cần tích trữ các loại thuốc và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình và luôn chú ý giữ ấm.
Đau khớp
Nhiều người bị viêm khớp cho biết khớp sẽ trở nên cứng và đau đớn hơn vào mùa đông dù vẫn chưa có bằng chứng nào để chứng minh điều này. Tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu tâm và cẩn trọng đề phòng.
Mẹo nhỏ: Tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất. Đặc biệt, bơi lội cũng là phương pháp lý tưởng vì nó tác động lên các khớp.
Đau dạ dày
Ta sẽ thường bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn khi thời tiết trở lạnh. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.
Mẹo nhỏ: Hãy làm những công việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như: tắm nước nóng, tập thể dục trong công viên hay nghe một bản nhạc, xem một bộ phim yêu thích hàng ngày.
Đau tim
Điều này có thể xảy ra là do thời tiết lạnh làm tăng huyết áp và gây áp lực lớn hơn lên tim. Nó phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Mẹo nhỏ: Hãy giữ cho ngôi nhà luôn ấm áp nhé. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức thấp nhất là 18 độ C và sử dụng các phương pháp làm ấm giường như: bình nước nóng hoặc chăn điện. Ngoài ra, nhớ mặc áo ấm, đội mũ, quàng khăn và đeo găng khi ra ngoài.
Tay lạnh
Đây là một tình trạng khá phổ biến khiến các ngón tay có thể chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, rồi đỏ và sưng tấy. Các mạch máu nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị co thắt lại khiến lưu lượng máu bị giảm.
Mẹo nhỏ: Không hút thuốc hoặc uống cà phê và nhớ luôn luôn đeo găng tay, vớ và giày dép ấm khi ra ngoài.
Cúm
Những người sau đây đặc biệt có nguy cơ tử vong khi mắc bệnh này, cần phải lưu ý kĩ, đó là: phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận và bệnh phổi tắc nghẽn (COPD)… khi từ 65 tuổi trở lên.
Mẹo nhỏ: Cách tốt nhất là tiêm vắc xin. Đặc biệt, nếu bạn trên 65 tuổi hoặc có tình trạng sức khỏe mắc bệnh mãn tính thì nên tiêm loại chống phế cầu khuẩn và phòng ngừa bệnh viêm phổi.
Viêm phổi
Dấu hiệu ban đầu là ho khan, ho có đờm, khó thở, cảm giác tức ngực, nhịp tim nhanh, sốt… Do dễ bị nhầm lẫn với ho, cảm cúm… nên nhiều người khá chủ quan không điều trị nhanh chóng khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Những lưu ý bảo vệ sức khỏe mùa lạnh:
– Chuẩn bị quần áo giữ ấm cho cơ thể đầy đủ mỗi khi ra đường, đặc biệt là tay, chân, cổ, ngực, đầu cần được bảo vệ tối ưu hơn.
– Khi ngủ cũng cần giữ ấm cơ thể vì nhiệt độ về đêm có thể giảm mạnh bất thường.
– Nên khép các cửa sổ lại khi ngủ vào ban đêm để hạn chế gió lạnh lùa vào phòng gây hại sức khỏe.
– Tuyệt đối không được tắm nước lạnh vì nước lạnh khiến cơ thể hạ nhiệt bất ngờ và có thể gây đột quỵ vô cùng nguy hiểm.
– Tăng cường các biện pháp giữ ấm cơ thể như tập thể dục, uống nước ấm,… để nâng cao sức đề kháng, giữ thân nhiệt tốt hơn.
Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ biết thêm được một số loại bệnh dễ bị mắc phải trong mùa đông, từ đó có thể đưa ra những biện pháp phòng ngừa chính xác. Hãy nhớ luôn giữ gìn sức khỏe bạn nhé, sắp đến Tết rồi đó.
Đến ngay Pgdphurieng.edu.vn gần nhất để lựa chọn thực phẩm an toàn nhé.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sài Gòn lạnh 20 độ, cẩn thận sức khỏe kẻo mắc những bệnh sau tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.