Rút tỉa chân nhang, tỉa chân nhanh, bao sái bát hương thường được thực hiện vào dịp cuối năm. Vậynên tỉa chân nhang, dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người cần tìm lời giải đáp.
Ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo về trời. Vậy nên để bàn thờ sạch sẽ, thoáng mát hơn trước khi làm lễ tiễn ông Táo về trời, gia chủ thườn dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang trước đó 1 ngày. Chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo?
Vào ngày 23 tháng Chạp – Ngày ông Công ông Táo lên chầu trời các gia đình sẽ dọn dẹp bàn thờ, bao sái bát hương. Vậy, nên tỉa chân nhang trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo?
Không có quy định cụ thể nào cho việc này, nhưng nhiều người quan niệm nên tỉa chân nhang sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời, với ý niệm dọn bàn thờ sạch sẽ để đón Táo quân trở về.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, nếu không thể thực hiện việc lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương, tỉa chân nhang vào ngày 23 thì gia chủ cũng hoàn toàn có thể chọn một ngày lành bất kỳ trong tháng Chạp để tiến hành.
⇒ Ngày đẹp nhất để tỉa chân nhang năm 2022 là ngày 22/12 âm lịch, tức ngày 24/01/2022 (Thứ 2). Khung giờ đẹp để tiến hành tỉa chân nhang từ 6h – 11h và 13h – 17h.
Hướng dẫn rút tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo
Việc dọn dẹp bàn thờ, rút, tỉa chân hương sau khi cúng ông Táo là việc trọng đại nên người thực hiện phải là người có tính cẩn thận, thận trọng, sạch sẽ, tỉ mỉ, chu đáo. Một số gia đình sẽ mời các thầy hoặc pháp sư về bái thỉnh tỉa chân hương, song, trên thực tế, việc tỉa chân hương, dọn dẹp tại gia tốt nhất nên để gia chủ có đầy đủ các tính cách trên thực hiện.
Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau:
- Khăn sạch.
- Nước sạch.
- Giấy sạch.
- Nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế).
- 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy).
- Chậu sạch.
Trước khi lau dọn bàn thờ và tỉa chân hương, gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và chuẩn bị hoa quả đặt lên ban thờ. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể chuẩn bị đĩa hoa quả, bánh kẹo thắp hương cúng bái lên tổ tiên và thần linh. Việc làm này như một lời xin phép ông bà tổ tiên, thần Phật cho gia chủ được dọn dẹp bàn thờ. Sau khi tuần nhang cháy hết, bạn mới có thể bắt tay vào dọn dẹp bàn thờ.
Bạn tiến hành dọn dẹp từ cao xuống thấp, lau dọn sạch sẽ phía trên. Đối với hoa giả để trên bàn thờ có thể hạ xuống rửa sạch, nếu có điều kiện nên thay mới. Những vật dụng khác trên bàn thờ như đỉnh đồng, lọ hoa… có thể hạ xuống để lau rửa sạch sẽ.
Tiếp đến, gia chủ sẽ thực hiện việc tỉa chân hương như sau:
Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một để ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương nên khi lau dọn, bạn cần hạn chế tối đa đụng chạm khiến bát hương bị di chuyển. Một tay bạn dùng để nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để tránh xê dịch, đổ vỡ. Sau khi nhổ chân hương xong, bạn hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.
Sau khi tỉa chân nhang xong, bạn dùng nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế) đổ vào chậu sạch để giặt khăn lau lư hương và bàn thờ. Nếu nhà có 3 bát hương thì thứ tự lau dọn bát hương sẽ là: Ở giữa, bên trái, bên phải. Khi hoàn tất các công việc này, bạn chọn một vài chân hương mới, đẹp nhất để cắm lại vào mỗi bát hương. Số lượng chân hương nên là các số lẻ như 3, 5, 7, 9. Cuối cùng, bạn sẽ thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thần linh như lời báo cáo về việc dọn dẹp đã hoàn tất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Rút tỉa chân nhang, dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo? của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.