Bạn đang xem bài viết Ru bé ngủ bằng 15 truyện cổ tích Việt Nam bản MP3 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện cổ tích Việt Nam ghi dấu một thời kỷ niệm của nhiều người. Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn điểm lại 15 truyện cổ tích Việt Nam bản MP3 để mở cho bé nghe trước khi đi ngủ nhé.
Sọ Dừa
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có một đôi vợ chồng nghèo hiền lành nhưng không có con. Đến một ngày nọ, người vợ thấy một sọ dừa đầy nước thì uống, sau đó mang thai và sinh ra một đứa bé không có chân tay, hình dáng như sọ dừa nên đặt tên cho bé là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa chăn bò cho phú ông nhưng chỉ có con gái út của phú ông là luôn đối xử tốt với cậu và yêu thầm cậu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi cưới con của phú ông và cưới được cô út. Vào ngày đón dâu, Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú.
Sau này anh thi đỗ trạng nguyên và phải đi sứ. Trong thời gian đó, vợ anh bị hai cô chị hại nhưng cuối cùng hai người vẫn đoàn tụ và sống hạnh phúc, còn hai cô chị thì trốn đi biệt tích.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Sọ Dừa” ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Đây là một bài học kinh nghiệm quý báu: khi đánh giá một người, bạn cần xem xét toàn diện mọi mặt, bao gồm cả bên ngoài lẫn bên trong.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Sọ Dừa | Truyện Cổ Tích Việt Nam
Cây tre trăm đốt
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có một chàng trai nghèo tên Khoai, anh mồ côi cha mẹ và đi làm thuê cho phú ông. Một ngày họ, phú ông bảo muốn gả con gái cho anh nhưng đổi lại anh phải làm việc chăm chỉ ngày đêm nhưng thực ra lão đã đồng ý gả con gái cho một nhà giàu trong làng.
Đến ngày định cưới, để tránh anh Khoai nghi ngờ, phú ông đã thách anh phải tìm được cây tre trăm đốt thì mới gả con gái. Thế là anh vào rừng tìm nhưng không thấy. Trong lúc chán nản, Bụt đã hiện ra giúp anh.
Anh đem tre về và hô “Khắc nhập! Khắc nhập!” và cây tre trăm đốt hiện ra. Phú ông định phá cây tre nhưng không thành, đành phải gả con gái cho anh Khoai và hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Cây tre trăm đốt” cho thấy rằng những người hiền lành chăm chỉ sẽ gặp những điều may mắn, còn những người tham lam, ác độc thì sẽ gặp quả báo. Truyện còn dạy bạn cách phân biệt đúng sai, người tốt và kẻ xấu trong xã hội. Ngoài ra, nếu biết ăn năn hối lỗi khi làm sai thì vẫn sẽ được tha thứ.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Cây Tre Trăm Đốt | Truyện Cổ Tích Việt Nam
Tấm Cám
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có một cô gái tên Tấm hiền lành, chăm chỉ, mồ côi cha mẹ và sống với dì ghẻ cùng cô em gái tham ăn lười làm tên Cám. Ở nhà, cô luôn bị hai mẹ con Cám đối xử bất công và hãm hại cô, nhưng nhờ Bụt giúp đỡ cô đã có người bạn tâm sự là cá bống, có quần áo để đi chơi hội.
Nhưng khi đến hội làng thì cô đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được và ra lệnh ai ướm vừa chiếc giày thì sẽ trở thành hoàng hậu và tất nhiên Tấm đi vừa chiếc giày.
Sau đó, Tấm bị hai mẹ con Cám hãm hại và Cám được đưa vào cung. Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị và trở thành con gái bà lão hàng nước. Sau đó, cô đoàn tụ với nhà vua và hai người sống hạnh phúc bên nhau, còn hai mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Tấm Cám” phản ánh mối quan hệ xã hội giữa dì ghẻ và con chồng, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Truyện còn đề cao cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ở hiền gặp lành.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Tấm Cám | Truyện Cổ Tích Việt Nam
Thạch Sanh
Tóm tắt nội dung truyện:
Ở quận Cao Bình, có một đôi vợ chồng già tốt bụng nhưng chưa có con. Thấy vậy, Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nhà nọ. Rồi cha mẹ mất sớm, chàng sống lủi thủi trong túp lều cũ nát và được người ta gọi là Thạch Sanh.
Sau đó, chàng bị Lý Thông lợi dụng để diệt chằn tinh, rồi diệt đại bàng cứu công chúa, nhưng đều bị Lý Thông cướp công trạng. Rồi Thạch Sanh bị nhốt vào ngục vì bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại. Chàng được giải oan nhờ có cây đàn của vua Thủy Tề, cưới công chúa và lên ngôi vua, Lý Thông thì bị trừng trị.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Thạch Sanh” đề cao cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, công lý sẽ được thực thi. Truyện còn ngợi ca người anh hùng dân gian với những chiến công và những phẩm chất đáng quý.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Truyện Thạch Sanh | Truyện Cổ Tích Việt Nam | Truyện Cổ Tích Hướng Dương
Cậu bé thông minh
Tóm tắt nội dung truyện:
Có một viên quan được vua sai đi tìm người hiền tài rồi phát hiện ra một cậu bé nhà nông rất thông minh, lém lỉnh và đối đáp tài tình.
Nhà vua biết chuyện thì sai viên quan đặt ra tình huống hóc búa cho cậu nhưng cậu vẫn giải quyết được. Không những vậy, cậu còn giải được câu đố của sứ giả nước láng giềng. Cuối cùng, cậu được vua phong làm Trạng nguyên và giúp vua việc triều chính.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Cậu bé thông minh” đề cao trí tuệ của con người mà ở đây là những người lao động nghèo. Họ đã tích lũy những tri thức từ chính kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống và lao động. Đồng thời, truyện là niềm mong ước của người lao động muốn giúp ích cho đất nước.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Em Bé Thông Minh | Cổ Tích Việt Nam
Cậu bé Tích Chu
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có một cậu bé tên Tích Chu mồ côi cha mẹ nên sống với bà. Bà của cậu làm việc vất vả để nuôi cậu. Nhưng vì ham chơi mà cậu đã bỏ mặc người bà đang bị bệnh, khiến bà phải hóa thành chim và bay đi. Cậu hối hận và được một bà tiên giúp đỡ. Sau nhiều khó khăn thử thách, cậu đã giúp bà hóa thành người và hai bà cháu sống nương tựa, hạnh phúc bên nhau.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Cậu bé Tích Chu” là một câu chuyện nhân văn về tình bà cháu. Đồng thời, truyện cũng là một bài học về sự hối lỗi và sửa chữa sai lầm. Không những thế, đây là một câu chuyện giúp bạn có thể dạy bé học cách quan tâm những người xung quanh.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Truyện Cổ Tích | Chuyện Cổ Tích | Cậu bé Tích Chu | Mẹ Kể Bé Nghe
Trí khôn của ta đây
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có một bác nông dân thường dắt trâu đi cày. Một ngày nọ, một con cọp đến hỏi trâu sao lại để con người dùng roi đánh mình. Biết được câu trả lời là trí khôn nhưng không biết nó là cái gì nên cọp đã hỏi bác nông dân.
Bác bảo cọp đợi để về nhà lấy nhưng cọp phải để bác trói lại để tránh cọp ăn mất trâu. Cọp đồng ý nhưng rồi bác nông dân chất rơm xung quanh cọp và đốt cháy rồi bảo đấy là trí khôn.
Trâu vì cười quá trớn mà hàm trên va vào đá, gãy răng, còn cọp thì chạy vào rừng vì lửa đốt dây thừng, từ đó có những vệt đen dài trên mình.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Trí khôn của ta đây” đề cao và ca ngợi trí khôn của con người có thể giúp giải quyết những tình huống nguy hiểm. Chính trí khôn đã giúp con người thống trị được những loài mạnh và nguy hiểm.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Câu Chuyện Cổ Tích Bé Nghe Mỗi Ngày – Kể Chuyện Cổ Tích Việt Nam – Trí Khôn Của Ta Đây
Sự tích quả dưa hấu
Tóm tắt nội dung truyện:
Vào đời vua Hùng Vương có một người con tên Mai An Tiêm rất được vua thương. Nhưng vì chàng không nhận những của ngon vật lạ mà vua ban với lý do “của biếu là của lo, của cho là của nợ” mà chàng đã bị vua cha đày ra đảo hoang. Trên đảo hoang, chàng cùng vợ sống rất hạnh phúc dù vất vả.
Sau đó, chàng phát hiện ra một loại quả lạ được trồng từ hạt giống do chim để lại. Từ đó, cuộc sống của chàng tốt hơn nhờ quả đó và rồi chàng được vua cha cho trở về. Chàng cũng chỉ dạy cho dân cách trồng loại trái này và từ đó mới có trái dưa hấu mà chúng ta thường ăn.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Sự tích quả dưa hấu” đề cao tinh thần của con người vượt qua mọi nghịch cảnh. Chỉ cần có cố gắng và nỗ lực thì bất kỳ nghịch cảnh nào cũng có thể vượt qua.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Cổ Tích Quả Dưa Hấu – Kể Chuyện Cổ Tích Thiếu Nhi
Thánh Gióng
Tóm tắt nội dung truyện:
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, có một đôi vợ chồng phúc hậu nhưng mãi chưa có con. Một hôm, mẹ câu ướm thử vào vết chân to rồi mang thai mười tháng thì sinh ra một cậu bé. Lên ba cậu vẫn không biết đi cũng chẳng nói cười.
Khi sứ giả loan tin tìm người đánh giặc thì cậu mới lên tiếng muốn đi đánh giặc, cậu xin vua roi sắt, áo giáp sắt và ngựa sắt. Bà con cũng góp gạo để Gióng lớn lên nhanh như thổi.
Gióng đánh giặc, nhưng rồi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp và đánh thắng giặc n. Nhớ công ơn, vua Hùng phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Thánh Gióng” thể hiện lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, đồng thời cũng đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc. Truyện cũng khắc họa hình tượng một người anh hùng chống giặc ngoại xâm anh dũng và niềm khát khao cuộc sống yên bình của nhân dân.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể chuyện “THÁNH GIÓNG” [Nói và nghe] trang 112 ||Sách Tiếng Việt Kết Nối Tri Thức Lớp 2 Tập 2
Ăn khế trả vàng
Tóm tắt nội dung truyện:
Trong một gia đình có hai anh em mồ côi cha mẹ rất sớm và có để lại gia tài. Những gia tài đó đã bị vợ chồng người anh chiếm hết, chỉ chừa một mảnh vườn có cây khế cho người em.
Một ngày nọ, có một con chim lạ đến ăn khế. Để trả ơn, chim bảo người anh may túi ba gang, rồi sau đó chở người em đến đảo lấy vàng, giúp người em trở nên giàu có.
Người anh dò hỏi rồi đổi cả gia tài lấy mảnh vườn nọ. Chim đến ăn và cũng bảo may túi ba gang. Nhưng vì lòng tham, người anh đã may túi to để đựng nhiều vàng khiến chim không chở nổi vì túi vàng nặng quá, người anh rơi xuống biển và chết.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Ăn khế trả vàng” là một bài học cho lòng tham lam, nếu tham lam quá sẽ bị tham lam hại như tình huống của người anh. Truyện cũng đề cao giá trị tình thân, là anh em ruột thịt thì nên giúp đỡ nhau chứ không nên vì gia tài mà mất lòng nhau.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Ăn Khế Trả Vàng – Cổ Tích Việt Nam
Của Thiên trả Địa
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có đôi bạn tên Thiên và Địa đều nhà nghèo và mồ côi cha mẹ. Thiên thì sáng dạ nên Địa mới bảo rằng sẽ làm để nuôi Thiên ăn học và khi Thiên làm nên chuyện thì cùng hưởng phú quý. Thiên nhận lời nhưng khi đã đỗ đạt thành tài thì lại quên ơn Địa, thậm chí còn hắt hủi anh.
Được Bụt chỉ dẫn, Địa làm người chèo đò và cưới được một cô vợ tiên xuống trần để giúp anh. Theo lời vợ, Địa mời Thiên đến dự giỗ của cha. Thiên thấy Địa giàu có lại có vợ đẹp thì ganh tỵ và muốn đổi chức quan cùng dinh cơ để lấy vợ và cơ nghiệp của Địa. Địa theo lời vợ đồng ý.
Sáng hôm sau, mọi thứ biến mất, Thiên chỉ còn lại một túp lều bên sông và phải làm nghề chèo đò thầy Địa. Địa thì làm quan và ở dinh thự.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Của Thiên trả Địa” đề cao quy luật nhân quả, khi đã nhận ơn ai thì nên báo đáp. Bên cạnh đó, truyện cũng phê phán lòng tham lam của con người, không nên vì lòng tham và danh lợi mà đánh mất nhân phẩm, tình nghĩa.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Của Thiên Trả Địa | Truyện Cổ Tích Việt Nam
Sự tích Hồ Gươm
Tóm tắt nội dung truyện:
Khi đất nước bị giặc Minh đô hộ, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh đuổi giặc. Lưỡi gươm được Lê Thận lấy được. Còn Lê Lợi khi bị giặc đuổi thì lấy được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa.
Sau một lần đến nhà Thận thì ông đem nó tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. Nhờ gươm thần mà quân ta đánh đuổi được giặc Minh. Sau này khi Lê Lợi lên làm vua, trong một lần dạo hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng hiện ra và đòi lại gươm thần. Từ đó đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” giúp các bé hiểu được tên gọi của Hồ Gươm. Truyện còn ca ngợi tinh thần chính nghĩa vì nhân dân của nghĩa quân Lam Sơn và người lãnh đạo Lê Lợi. Đồng thời, truyện còn là niềm khát khao của nhân dân muốn có cuộc sống yên bình.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Sự Tích Hồ Gươm | Truyện Cổ Tích Việt Nam
Chú Cuội cung trăng
Tóm tắt nội dung truyện:
Ngày xưa có một người tiều phu trên Cuội tình cờ phát hiện được một cây thuốc quý có thể cứu người. Chàng đào về trồng và cứu được nhiều người. Chàng cứu được con gái phú ông và được phú ông gả cô cho chàng.
Trong một lần vợ trượt chân ngã vỡ đầu, bất đắc dĩ chàng phải nặn bộ óc bằng đất và rịt thuốc cứu vợ, nhưng cô lại mắc chứng hay quên. Vì thế mà cô quên lời chồng dặn khiến cho cây thuốc bay lên trời. Cuội túm rễ và cũng bay lên cung trăng.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Chú Cuội cung trăng” phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta ngày xưa để lý giải những chỗ lõm của Mặt Trăng nhìn giống như có người ngồi dưới gốc đa vào dịp trăng tròn.
Ngoài ra, truyện cũng thể hiện khát vọng chinh phục vũ trụ rộng lớn, đồng thời còn là bài học cho sự hữu hạn, nếu đi ngược lại quy luật tự nhiên thì sẽ phải trả giá đắt.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Sự tích chú Cuội cung trăng – Tiếng Việt 3 – Kể chuyện con nghe – HOCMAI
Hòn đá thần
Tóm tắt nội dung truyện:
Truyện “Chú Cuội cung trăng” phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta ngày xưa để lý giải những chỗ lõm của Mặt Trăng nhìn giống như có người ngồi dưới gốc đa vào dịp trăng tròn.
Trong lúc tuyệt vọng, Bụt hiện ra giúp đỡ, đưa cho ông một cái hũ thần để có tiền mua gạo và sống tốt hơn. Nhưng con ông đã để lộ chuyện có hủ thần ra. Quan biết chuyện thì đến xét nhà và thu hũ thần.
Hũ thần bị mất, người chồng lại lên rừng tại chỗ đào củ mài và khóc nức nở. Bụt lại hiện ra và đưa hòn đá cho ông để đòi lại hũ thần từ viên quan. Cuối cùng, người chồng lấy lại được hũ thần và sống yên ổn, hạnh phúc.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Hòn đá thần” là một bài học về lòng tham. Ứng với câu “tham thì thâm”, những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng. Ngoài ra, truyện còn phản ảnh khát khao của nhân dân về công lý và lẽ phải.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Hòn Đá Thần | Truyện Cổ Tích Thiếu Nhi
Sự tích hồ Ba Bể
Tóm tắt nội dung truyện:
Trong ngày hội cúng Phật, có một bà cụ với ngoại hình bẩn thỉu đến ăn xin nhưng không ai cho. Sau đó, bà được hai mẹ con bà góa đưa về nhà cho ăn và ngủ lại. Đêm đó, hai mẹ con thấy giao long xuất hiện ở chỗ bà lão nằm.
Hôm sau, bà lão ra đi nhưng trước đó bà bày cách giúp hai mẹ con tránh lụt. Hai mẹ con kể lại cho dân làng nhưng không ai tin. Đêm đó, lũ lụt xảy ra. Hai mẹ con dùng thuyền cứu dân làng.
Khi nước rút, chỗ đất sụp biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ và được gọi là gò Bà Góa.
Ý nghĩa nhân văn của truyện:
Truyện “Sự tích hồ Ba Bể” ca ngợi những người có lòng nhân ái, giúp đỡ người gặp khó khăn. Truyện khuyên ta không nên sống ích kỷ, vô cảm trước những mảnh đời khó khăn.
Link MP3: Zing MP3
Link Youtube: Kể Chuyện Sự Tích Hồ Ba Bể | Truyện Cổ Tích Việt Nam
Trên đây là 15 truyện cổ tích Việt Nam bản MP3 mà Pgdphurieng.edu.vn muốn giới thiệu với bạn để có thể ru bé ngủ. Hy vọng những câu chuyện này sẽ giúp hữu ích cho bạn!
Chọn mua snack, rong biển chất lượng tại Pgdphurieng.edu.vn để thưởng thức nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ru bé ngủ bằng 15 truyện cổ tích Việt Nam bản MP3 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.