Bạn đang xem bài viết Rối loạn nhịp tim là gì? Triệu chứng rối loạn nhịp tim bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập nhanh hoặc chậm bất thường và tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng nặng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang giải đáp những thắc mắc về rối loạn nhịp tim qua những thông tin trong bài viết sau đây nhé.
Rối loạn nhịp tim là gì
Nhịp tim được đo bằng số nhịp đập trong một phút được kiểm soát bởi sự điều chỉnh của các xung điện. Ở người lớn khỏe mạnh, nhịp tim bình thường từ 60 đến 90 nhịp/phút nhưng vẫn có thể tăng lên khi hồi hộp, lo lắng, sốt hoặc vận động mạnh.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng các tín hiệu điện điều phối nhịp đập của tim không hoạt động bình thường và có các biểu hiện như: nhịp đập quá nhanh, quá chậm, nhịp đập không đều,…
Rối loạn nhịp tim có thể gây suy tim, đột quỵ
Phân loại rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim được chia thành 2 loại dựa trên tốc độ đập của nhịp tim:
- Nhịp tim nhanh là nhịp tim lúc nghỉ lớn hơn 100 nhịp/phút. Các trường hợp được phân chia vào nhóm nhịp tim nhanh là rung tâm nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất và rung thất.
- Nhịp tim chậm là nhịp tim khi nghỉ ngơi là dưới 60 nhịp/phút. Hội chứng suy nút xoang và có sự tắc nghẽn trong đường dẫn nhĩ thất của tim có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim chậm.
Rối loạn nhịp tim được chia thành 2 loại
Triệu chứng rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan và cần nắm rõ các dấu hiệu dưới đây để có thể thăm khám và được điều trị sớm.
- Đánh trống ngực, cảm giác tim đập quá mạnh hoặc quá nhanh, bỏ qua nhịp, hoặc nhịp đập không đều, tức ngực.
- Có cảm giác khó thở.
- Đổ mồ hôi.
- Lo lắng, bồn chồn, hồi hộp không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hay choáng váng.
- Ngất xỉu đột ngột.
Khó thở là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim
Những người có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim
- Tuổi tác: Theo thời gian, những thay đổi trong mô tim xuất hiện và chức năng của tim yếu dần đi. Vì vậy, người lớn tuổi dễ bị rối loạn nhịp tim.
- Di truyền: Tỷ lệ bị rối loạn nhịp tim có thể cao hơn nếu người thân trong gia đình bị rối loạn nhịp tim hoặc mắc một số loại bệnh tim mạch.
- Lối sống kém lành mạnh: Sử dụng rượu, thuốc lá và thuốc kích thích có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Bệnh lý nền: Các vấn đề về nhịp tim thường dễ xuất hiện ở những người mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, lượng đường trong máu thấp, béo phì, ngưng thở khi ngủ và rối loạn tự miễn dịch.
- Môi trường sống: Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim trong thời gian ngắn. [1]
Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Rối loạn nhịp tim khiến tim bơm máu kém hiệu quả hơn so với người bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng:
- Suy tim: Khi hiệu suất bơm giảm, tim phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Việc gắng sức kéo dài có thể làm suy yếu tim và cuối cùng dẫn đến suy tim.
- Đột quỵ: Máu tích tụ lại trong các buồng tim không được bơm đi, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể đi từ tim đến não làm tắc nghẽn mạch máu và gây đột quỵ.
Ngoài ra, người bị rối loạn nhịp tim có thể bị ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim,…
Rối loạn nhịp tim có thể gây suy tim và đột quỵ
Khi nào gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Khi thấy bất cứ triệu chứng kể trên như suy tim, đột quỵ, khó thở, đổ mồ hôi, ngất xỉu hoặc nằm trong những nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim, chúng ta cần đi khám để phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim cũng như nhận được sự tư vấn của bác sĩ để có thể phòng tránh những biến cố nguy hiểm cho sức khỏe.
Chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp tim
Cách hiệu quả nhất để chẩn đoán rối loạn nhịp tim là ghi lại nhịp tim của bạn bằng điện tâm đồ (ECG). Điện tâm đồ cho ta đặc điểm điện học của từng loại rối loạn nhịp. Tuy nhiên, khó khăn là không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết được cơn rối loạn nhịp.
Các xét nghiệm khác được sử dụng để chẩn đoán rối loạn nhịp tim bao gồm:
- Máy ghi điện tim – một thiết bị để ghi lại các triệu chứng không thường xuyên trong một khoảng thời gian bất kì của cơ thể.
- Nghiên cứu điện sinh lý (EP) – một bài kiểm tra để xác định các vấn đề với tín hiệu điện trong tim.
- Siêu âm tim
Bệnh viện khám chữa bệnh Tim mạch uy tín
Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM.
- Viện Tim TP.HCM.
- Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.
Tại Hà Nội:
- Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai.
- Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bệnh rối loạn nhịp tim có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh rối loạn nhịp tim và hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Webmd, Mayoclinic, NHS
Nguồn tham khảo
-
Acute Exposure to Air Pollution Triggers Atrial Fibrillation
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0735109713022456?via%3Dihub
Bác sĩ nội trú Ngô Võ Ngọc Hương
Bệnh viện Nhân Dân 115
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Rối loạn nhịp tim là gì? Triệu chứng rối loạn nhịp tim bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.