Bạn đang xem bài viết Rào cản ‘khó như xây đập Tam Hiệp’ khiến kênh đào giúp Phú Quốc trở thành Singapore thứ 2 chậm trễ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo Viện khảo sát biển Quốc tế, Ý tưởng về một con kênh vận chuyển qua eo đất Kra của Thái Lan đã được thảo luật từ rất nhiều năm. Nếu được xây dựng con kênh đào này được cho là sẽ giúp các hải cảng phía Nam của Việt Nam trở thành các điểm trung chuyển lớn đặc biệt là đảo Phú Quốc có thể trở thành Singapore thứ hai. Dự án này hiện gặp phải nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế và đặc biệt là các rào cản về kỹ thuật, công nghệ.
Kênh đào Kra vắt ngang dải đất hẹp nhất miền Nam Thái Lan được ví dư kênh Panama của Châu Á hay Suez phương Đông. Đây là một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra sự kết nối giữa Biển Đông với Biển Andaman ở phía Tây bằng cách đi qua dải đất hẹp nhất ở miền Nam Thái Lan.
Nếu thành công, dự án này sẽ rút ngắn khoảng cách vận chuyển tới 1200 hải lý vì không phải đi vòng qua bán đảo Malaysia và Singapore. Các tàu vận chuyển cũng sẽ tránh đi qua khu vực eo biển Malacca.nơi có lực lượng cướp biển thường trực. Hiện tại Eo biển Malacca là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, với 60.000 lượt qua lại hàng năm và Singapore là quốc gia hưởng lợi lớn nhất.
So với kênh đào Suez và Panama, việc xây dựng kênh đào Kra khó khăn hơn về mặt kỹ thuật. Dù nó chỉ là một eo đất rộng chưa đầy 50km.
Mong muốn lớn nhất về mặt kỹ thuật đó là có thể xây dựng một con kênh nối thông ngang mực nước biển mà không cần sử dụng âu thuyền như kênh đào Suez. Tuy nhiên không giống như kênh đào Suez mực nước biển giữa biển Đỏ và Địa Trung Hải gần như bằng nhau nên việc đào kênh khá dễ và không phải xây dựng các âu tàu.
Khó khăn ở kênh đào Kra cũng giống như kênh đào Panana đó là dải đất Kra quá cao. Nếu muốn xây dựng kênh đào như Suez để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 500.000 DWT và có khả năng lưu thông hai làn, với tốc độ vận chuyển 7 hải lý/h theo tiêu chuẩn tốc độ hàng hải quốc tế thì người ta sẽ cần xây dựng một kênh đào có độ sâu 33 mét. và chiều rộng đáy là 500 mét.
Đây sẽ là một cơn ác mộng trong việc phải đào đắp và xây dựng có phần thách thức hơn cả việc xây dựng đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới tại Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử, kênh đào Panama được bắt đầu xây dựng từ năm 1891 bởi người Pháp nhưng bị bỏ dở. Sau đó, người Mỹ phải mất 10 năm từ năm 1904 đến năm 1914 mới hoàn thành được.
Theo Viện khảo sát biển Quốc tế, Trung Quốc là quốc gia đã đề xuất hoạch đầu tư xây dựng Kênh đào Kra và đã bắt đầu thảo luận với chính phủ Thái Lan. Dự án này được dự toán lên đến 25 tỷ USD cao hơn so với chi phí xây dựng đập Tam Hiệp (24,65 tỷ USD). Thời gian xây dựng cũng sẽ mất 10 năm xây dựng với lực lượng lao động tới 30.000 người.
Cũng theo đánh giá của Viện khảo sát biển Quốc tế, Các tàu sử dụng Kênh đào Suez thực sự tiết kiệm được khoảng 6.400 Hải lý bằng cách tránh đi vòng quanh châu Phi, trong khi các tàu sử dụng Kênh đào Panama tiết kiệm được khoảng 7.800 Hải lý bằng cách tránh đi vòng quanh Nam Mỹ.
Tuy nhiên nếu sử dụng kênh đào Kra, các con tàu sẽ chỉ tiết kiệm được khoảng 1200 hải lý trong khi chi phí xây dựng quá khủng khiếp như trên là có cần thiết? Có lẽ đến lúc này, chính những rào cản kỹ thuật nêu trên đã ngăn cản con kênh Kra có thể biến Phú Quốc trở thành Singapore thứ hai chưa thành hiện thực.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Rào cản ‘khó như xây đập Tam Hiệp’ khiến kênh đào giúp Phú Quốc trở thành Singapore thứ 2 chậm trễ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.