Bạn đang xem bài viết Răng sữa của trẻ bị mòn, mủn cha mẹ phải làm gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên giúp trẻ ăn – nhai thức ăn một cách thuận tiện, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Nếu trẻ có những thói quen xấu hoặc chăm sóc răng miệng không tốt thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến răng sữa của bé bị ăn mòn, mủn.
Những nguyên nhân dẫn đến răng sữa bị mòn
Thời gian mọc răng sữa là vào khoảng 6 tháng tuổi, sau đó sẽ dần hoàn thiện răng vào những tháng tiếp theo. Răng sữa giúp bé ăn dặm và học dễ hơn. Ngoài ra mọc răng còn giúp định hình cung hàm, giữ vị trí cho các răng vĩnh viễn mọc đúng và đủ.
Răng sữa bị mòn, mủn có nhiều nguyên nhân gây ra:
- Do vệ sinh răng miệng kém, trẻ lười đánh răng,… làm cho răng sữa bị sâu và hư răng, mòn răng.
- Trẻ ăn uống nhiều loại thực phẩm có hàm lượng axit cao, đường cao như trong bánh, kẹo, sữa,… cũng là nguyên nhân làm mòn, mủn răng sữa.
- Do răng trẻ bị thiếu fluor cũng dẫn đến răng sữa bị mòn.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sữa bị mòn
Răng sữa của trẻ bị ăn mòn trong thời gian dài, vì vậy giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Khi chân răng sữa bị mòn nhiều, lộ rõ ra thì mới phát hiện được. Lúc này ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của trẻ.
Khi răng sữa bị mòn thì thường có một số dấu hiệu sau:
- Đau răng: Chân răng sữa bị mòn ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh răng dẫn đến tình trạng đau răng, men răng sữa mòn làm cho răng không còn lớp bảo vệ tốt.
- Bề mặt răng sữa bị xỉn màu: Khi răng sữa bị mất lớp men bảo vệ thì trên bề mặt răng lộ ra dải màu trắng xỉn. Đến lúc răng sữa bị mòn trầm trọng hơn thì có thể chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đen.
- Răng sữa nhạy cảm hơn: Răng sữa bị mòn làm mất đi lớp men trên răng khiến cho trẻ thấy khó chịu mỗi khi ăn uống quá lạnh hoặc quá nóng.
- Nướu quanh răng sữa bị sưng: Răng sữa bị mòn nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương nướu, sưng thậm chí là chảy máu.
Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn
Răng sữa của trẻ bị mòn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn trạng tình trạng tiếp tục tiến triển. Tuỳ vào mức độ món nặng nhẹ mà có cách điều trị thích hợp, nên đưa bé đến nha khoa để được khám và điều trị thích hợp.
Với trường hợp răng sữa mòn nhẹ, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như dùng kem đánh răng có chứa fluor, tái khoáng men và ngà răng, súc miệng bằng nước,..
Một số biện pháp phòng ngừa mòn răng sữa ở trẻ:
- Khi ngủ không nên cho trẻ bú bình, có thể hình thành mảng bám trên răng và phá huỷ răng sữa.
- Khi trẻ bú xong cần cho trẻ uống nước hoặc dùng khăn mềm lau răng, nướu cho trẻ.
- Vệ sinh núm vú giả thường xuyên để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.
- Hạn chế cho trẻ uống các loại nước có gas, nước ngọt, thực phẩm đóng gói sẵn,… vì những thực phẩm này có chứa nhiều đường và axit.
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên uống nước, đặc biệt là sau khi ăn hoặc uống sữa để làm sạch răng miệng.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Đặt lịch khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ.
Răng sữa bị mòn rất dễ xảy ra nếu cha, mẹ không để ý đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Nếu răng sữa của trẻ không may bị mòn thì cha, mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý đơn giản nêu trên để giúp trẻ cho được hàm răng chắc khỏe.
Nguồn: Vinmec
Mua sữa bột các loại dành cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Răng sữa của trẻ bị mòn, mủn cha mẹ phải làm gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.