Trong nhà trường, giờ chào cờ được tổ chức vào tiết đầu tiên của ngày thứ Hai hàng tuần, là hoạt động hướng đến giáo dục tăng thêm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc ở mỗi công dân, từ đó thể hiện quyết tâm làm việc có hiệu quả cho tuần mới.
Vậy làm sao để buổi chào cờ được diễn ra hiệu quả, thành công tốt đẹp là câu hỏi của rất nhiều giáo viên phụ trách Đội. Trong bài viết dưới đây Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Quy trình tổ chức hiệu quả tiết chào cờ đầu tuần để các bạn cùng tham khảo.
Quy trình tổ chức tiết chào cờ là quy trình phối hợp, đảm bảo tính logic giữa hoạt động của giáo viên và học sinh. Quy trình này gồm 3 bước: Bước chuẩn bị, bước tiến hành, bước đánh giá kết quả. Mỗi bước có nội dung hoạt động cụ thể cho đối tượng tham gia vào tiết chào cờ, giữa các bước có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo nên sự thống nhất trong việc tổ chức tiết chào cờ có hiệu quả.
Quy trình tổ chức hiệu quả tiết chào cờ đầu tuần
1. Chuẩn bị cho tiết chào cờ:
Khác với tiết sinh hoạt lớp, việc chuẩn bị cho tiết chào cờ có nhiều lực lượng khác nhau. Trong đó, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ trách đội (bí thư chi đoàn trường) là những thành phần giữ vai trò chủ chốt trong quá trình chuẩn bị cũng như tiến hành chào cờ.
Ban giám hiệu lập kế hoạch cho tiết chào cờ trong một tháng. Bí thư chi đoàn (phụ trách đội) trường phối hợp để tổ chức các hoạt động xen kẽ với các hoạt động của nhà trường tránh chồng chéo, trùng lặp.
Kế hoạch đó phải chỉ rõ hoạt động của từng tiết chào cờ trong tháng phân công lực lượng chuẩn bị và nội dung chuẩn bị. Trên cơ sở đó thông báo cho hội đồng sư phạm biết kế hoạch để mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng như các đối tượng liên quan nắm được phần việc của mình.
Bản kế hoạch bao gồm:
– Nội dung: Nội dung của từng tiết chào cờ phải thể hiện nội dung giáo dục chủ điểm của tháng, là phần hoạt động của tháng theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Tuy nhiên từng tiết cần xác định rõ nội dung cơ bản trọng tâm và nội dung khác nhằm tăng tính đa dạng và hấp dẫn học sinh.
– Biện pháp thực hiện: Sắp xếp trình tự các nội dung sẽ thực hiện trong tiết chào cờ mà thực chất đó là chương trình của tiết sẽ diễn ra trong thực tế.
– Người thực hiện: Trên cơ sở nội dung chương trình đã vạch ra, Ban giám hiệu cùng Bí thư Đoàn trường (phụ trách đội) phân công từng công việc cho những thành viên có trách nhiệm.
Khi phân công cần làm rõ công việc cho học sinh, công việc cho giáo viên, thành phần khác. Sự phân công rõ ràng cụ thể sẽ làm tăng thêm tính hiệu quả của tiết chào cờ.
– Thời gian: Tiết chào cờ đầu tuần thường tiến hành vào tiết đầu tiên của buổi sáng ngày thứ hai hàng tuần. Để đảm bảo thời gian và nội dung thì cần cụ thể thời gian cho từng hoạt động một cách rõ ràng.
– Cơ sở vật chất: Chuẩn bị sân khấu sạch sẽ, bàn ghế cho giáo viên, ghế ngồi cho học sinh, âm thanh loa đài…
2. Tiến hành tiết sinh hoạt dưới cờ
– Tiết sinh hoạt dưới cờ được tiến hành với những công việc: Tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ.
– Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca. Việc hát quốc ca yêu cầu tất cả học sinh đều phải hát, không bật băng hay cho một vài học sinh trong đội nghi lễ, nghi thức hát.
– Sau đó là tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ.
– Tiến hành nội dung cơ bản của tiết chào cờ như sau: Từng nội dung người được phân công tiến hành và đảm bảo sát với thời gian dự kiến.
– Việc trình bày phải mạch lạc, cụ thể đủ nghe. Giáo viên cần bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra chào cờ. Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự.
3. Nhận xét tiết chào cờ
Cuối tiết chào cờ nên dành ít phút để nhận xét ý thức tham gia của học sinh và sự chuẩn bị của những người có trách nhiệm. Nội dung nhận xét cần ngắn gọn cụ thể khách quan.
4. Một số mô hình tiết chào cờ
Có nhiều mô hình tiết chào cờ khác nhau. Mỗi mô hình mang dáng vẻ riêng của nó tùy thuộc vào nội dung và hình thức hoạt động. Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp từng tuần, tháng để đem vào sinh hoạt, tuyên truyền.
Một số mô hình tổ chức tiết chào cờ như sau:
4.1. Chào cờ – Nhận xét thi đua tuần, biểu diễn các tiểu phẩm về ATGT, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường…;
4.2. Chào cờ – Nhận xét thi đua – giáo dục về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình…;
4.3. Chào cờ – Nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui tìm hiểu về truyền thống nhà trường, về ngày nhà giáo Việt Nam;
4.4. Chào cờ – Nhận xét thi đua, nghe nói chuyện truyền thống nhân dịp 22-12;
4.5. Chào cờ – Nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về tệ nạn ma túy, HIV/AIDS;
4.6. Chào cờ – Nhận xét thi đua, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
4.7. Chào cờ – Nhận xét thi đua – tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay;
4.8. Chào cờ – Nhận xét thi đua, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
4.9. Chào cờ – Nhận xét thi đua tuần, thi tìm hiểu kiến thức các môn học;
4.10. Chào cờ – Nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về vấn nạn bạo lực học đường;
5. Mẫu kế hoạch chương trình chào cờ
I. Thời gian, địa điểm.
Thời gian tổ chức: Tiết chào cờ ngày thứ hai đầu tuần.
Địa điểm: Tại sân trường
II. Hình thức, tiến trình thực hiện:
1. Hình thức
– Sân khấu hóa: Hát, múa, kể chuyện, tiểu phẩm.
– Nói chuyện chuyên đề: Các chuyên đề liên quan đến các em.
– Tổ chức trò chơi: Lựa chọn trò chơi phù hợp trong buổi sinh hoạt.
– Tuyên truyền: Cung cấp thông tin, kiến thức có liên quan đến các em.
2. Tiến trình thực hiện
Stt | Nội dung | Định lượng | Người thực hiện |
1 | Chào cờ theo nghi thức | 5 p | Đội nghi lễ |
2 | Đánh giá xếp loại thi đua | 10 p | LĐ trưởng |
3 | Hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn | 20 p | Chi đội |
4 | Triển khai kế hoạch | 10 p | BGH, GV |
3. Phân công cụ thể
TT |
Tháng/Chủ điểm |
Tuần |
Nội dung, hình thức |
Chi đội thực hiện |
1 |
10/20… Phụ nữ Việt Nam |
8 |
– Sân khấu hóa: Hát, múa, kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam nhân ngày 20/10 – Tuyên truyền một số biện pháp phòng ngừa các bệnh, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xã phòng, đánh răng. |
Khối … (16/10) |
9 |
||||
10 |
||||
11 |
||||
2 |
11/20… Nhớ ơn Thầy, Cô |
12 |
– Sân khấu hóa: Văn nghệ. – Giới thiệu về sách nhân ngày 20/11 |
Khối … (13/11) |
13 |
||||
14 |
||||
15 |
||||
16 |
||||
3 |
12/20… Uống nước nhớ nguồn |
17 |
– Sân khấu hóa: Văn nghệ, kể chuyện Bác Hồ, các anh hùng dân tộc. – Giới thiệu một số di tích lịch sử. |
Khối … 18/12 |
18 |
||||
19 |
||||
20 |
||||
4 |
01/20… Chào năm mới 201.. |
21 |
– Tuyên truyền An toàn thực phẩm – Tuyên truyền phòng trách tệ nạn xã hội, cấm đốt pháo và tàng trữ các chất nổ. |
Khối … |
22 |
||||
23 |
||||
5 |
02/20… Mừng Đảng quang vinh |
24 |
– Tổ chức trò chơi tập thể. – Tuyên truyền: Cung cấp thông tin. |
Khối … |
25 |
||||
26 |
||||
6 |
03/2018 Tiến bước lên Đoàn |
27 |
– Sân khấu hóa: Văn nghệ – Kể chuyện: Cung cấp thông tin |
Khối 8 |
28 |
||||
29 |
||||
30 |
||||
31 |
||||
7 |
04/20…. Non sông thống nhất |
32 |
– Nói chuyện truyền thống về các ngày giải phóng Miền nam, Điện Biên Phủ. – Sân khấu hóa: Văn nghệ |
Khối … |
33 |
||||
34 |
||||
35 |
||||
8 |
05/20…. Tự hào đội viên |
36 |
– Kể chuyện về Đội TNTP Hồ Chí Minh, kể chuyện về Bác Hồ. – Sân khấu hóa: Văn nghệ |
Khối … |
37 |
||||
38 |
– Các GVCN của các khối lớp chủ động lựa chọn nội dung, hình thức theo chủ đề cùng với nhau để triển khai, đôn đốc hoàn thành kế hoạch.
– Dựa vào tình hình thực tế mà thời gian tổ chức hoạt động của các Chi đội có thể thay đổi.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy trình tổ chức hiệu quả tiết chào cờ đầu tuần Hướng dẫn tổ chức tiết sinh hoạt đầu tuần hiệu quả của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.