Bạn đang xem bài viết Quả khế có tác dụng gì? Những đối tượng nào không nên ăn khế? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khế là một loại quả quen thuộc với chúng ta. Quả khế không những rất ngon, chua ngọt đủ vị mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé!
Thông tin về quả khế
Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola, thuộc họ Chua me đất và trong dân gian khế còn được gọi là ngũ liễm tử hay ngũ lăng tử.
Quả khế có 5 múi, khi cắt lát ngang có hình ngôi sao. Quả khế giòn, các hạt màu nâu, nhỏ, khi còn sống quả non có màu xanh và khi chín thì ngả sang màu vàng, có 2 loại là khế chua và khế ngọt, khế chua thì có múi nhỏ hơn và màu xanh đậm hơn, khế ngọt thì múi dày hơn, to hơn.
Dinh dưỡng trong quả khế
Theo trang của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trong quả khế có chứa hàng lượng acid oxalic là 1% cùng các yếu tố vi lượng như canxi, sắt, natri và nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2 rất tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách.
Tác dụng của khế đối với sức khỏe
Từ xa xưa, quả khế đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh do có một số lợi ích như sau:
Giúp hỗ trợ tiêu hóa
Ttrong quả khế chứa rất nhiều chất xơ, chất này được sử dụng để điều trị các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, nhu động ruột bất thường,… Ngoài ra, chất xơ cũng hỗ sợ sự phát triển của các lợi khuẩn trong ruột già giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm cân
Quả khế chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng lại chứa rất ít calo. Vì thế, nó là lựa chọn lý tưởng dành cho những người đang giảm cân. Cả khế ngọt và khế chua đều chứa nhiều chất xơ và nước nên có thể khiến bạn thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn.
Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch
Quả khế rất giàu kali-một loại khoáng chất giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp. Việc bổ sung khế vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp bổ sung kali, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
Giúp giảm đau
Quả khế chứa nhiều magie có thể giúp giảm đau hiệu quả với các cơn đau như đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng và thậm chí là giảm đau khớp và chuột rút.
Khả năng kháng khuẩn
Theo báo Sức khỏe và đời sống, quả khế còn có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn E. Coli, Bacillus cereus,… gây ra.
Kháng viêm
Quả khế có chứa các chất kháng viêm quan trọng với cơ thể như vitamin C, saponin, flavonoid. Bạn có thể bổ sung khế vào khẩu phần ăn hàng ngày và kết hợp chỉ dẫn, điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Trị ho
Các vitamin và khoáng chất trong quả khế có công dụng trị ho và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng khế khi bị cảm cúm trừ trường hợp sốt cao. Ngoài ra, quả khế còn giúp lợi tiểu đấy nhé!
Tác dụng của quả khế đối với làn da
Ngoài các công dụng tốt cho sức khỏe, khế còn chứa nhiều dưỡng chất giúp điều trị các bệnh về da như nám da, chàm. Bên cạnh đó, quả khế cũng giúp trị mụn trứng cá và làm mờ thâm, sẹo giúp bạn có một làn da mịn màng, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra khế còn chứa nhiều vitamin thấm sâu vào da giúp chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả.
Tác hại của quả khế
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của khế đối với sức khỏe thì nó cũng có một số tác hại nếu bạn ăn không đúng cách.
- Tăng đường huyết: Lượng đường trong khế ngọt tương đối nhiều nên nếu bạn ăn nhiều khế ngọt khi đang có những vấn đề về đường huyết thì sẽ không tốt cho cơ thể của bạn.
- Đau dạ dày: Bạn không nên ăn khế trước bữa ăn vì vị chua của nó sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid khi đang rỗng, gây ra việc phá hủy các niêm mạc dạ dày và các bệnh lý về dạ dày, nếu kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến ung thư niêm mạc dạ dày.
- Gây khó tiêu: Hàm lượng chất xơ trong quả khế khá cao nên ăn khế rất tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều khế sẽ cản trở tiêu hóa gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Gây sỏi thận: Trong quả khế chứa một lượng nhỏ axit oxalic-một trong những nguyên nhân gây sỏi thận ở người. Đối với những người thận yếu sẽ không đào thải được loại axit này dẫn đến tình trạng sỏi thận.
Những đối tượng nào không nên ăn khế?
Quả khế có những công dụng tuyệt vời cho cơ thể nếu bạn ăn nó đúng cách. Tuy nhiên có một số trường hợp nên tránh ăn khế như:
- Người bị tiểu đường thì nên tránh ăn khế ngọt.
- Người bị đau dạ dày thì không nên ăn khế chua hoặc quá nhiều khế ngọt (do trong khế ngọt cũng chứa một lượng axit nhất định).
- Không nên ăn khế khi đói
- Không nên ăn khế khi đang uống thuốc tây y hoặc đông y. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại hoa quả trong quá trình sử dụng thuốc.
Cách chế biến khế
Quả khế khi hái xuống hoặc mua về bạn rửa sạch là đã có thể sử dụng. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể ăn trực tiếp, xay sinh tốt để uống hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác như để chữa cảm cúm, đau nhức toàn thân: Bạn nướng chín 3 quả khế rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó hòa với 50ml rượu trắng để uống. Mỗi ngày dùng 2 lần, sử dụng liên tục trong 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt của nó.
Hy vọng với những chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng khế. Hãy cùng chờ đón những bài viết tiếp theo trên website Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Nguồn: Sức khỏe và đời sống, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quả khế có tác dụng gì? Những đối tượng nào không nên ăn khế? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.