Bạn đang xem bài viết PrEP và PEP có điểm gì giống và khác nhau khi dự phòng lây nhiễm HIV? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay việc sử dụng thuốc kháng vi rút để dự phòng trước và sau lây nhiễm HIV được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong đó phổ biến nhất là 2 phương pháp PrEP và PEP được sử dụng trong các tình huống cụ thể khác nhau.
Vậy hai phương pháp này có gì giống và khác nhau, cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điểm giống nhau giữa PrEP và PEP
PrEP và PEP đều là biện pháp sử dụng thuốc kháng HIV (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV và đều áp dụng cho các đối tượng chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Điểm khác nhau giữa PrEP và PEP
Bên cạnh những điểm giống nhau thì giữa PrEP và PEP vẫn có những điểm khác nhau cần lưu ý như sau:
PrEP | PEP | |
---|---|---|
Bản chất | Dùng để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm | Dùng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm |
Cách uống | Trước khi phơi nhiễm HIV, uống mỗi ngày trước khi có nguy cơ nhiễm HIV | Sau khi phơi nhiễm HIV, Uống khẩn cấp trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm HIV, tốt nhất là trong 2 – 6 giờ, Nếu bạn sử dụng PEP theo quy định, bạn cần phải tuân thủ điều trị trong 28 ngày và theo 1 khung giờ uống thuốc cố định |
Đối tượng | Những người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ nhiễm do: Đã quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc thậm chí không biết rõ họ đang mắc HIV, Dùng chung bơm kim tiêm với người khác | Những người chưa nhiễm HIV nhưng đã bị phơi nhiễm do: Quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn, Bị kim tiêm hoặc vật nhọn lạ đâm vào người, Tiêm chích ma túy không an toàn, Bị tấn công tình dục |
Hiệu quả | Giảm hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục và lên tới 70% qua tiêm chích ma túy | Phòng ngừa lây nhiễm HIV ngay sau khi đã phơi nhiễm nếu uống đúng và đủ thuốc trong thời gian quy định, đặc biệt là càng sớm càng tốt |
PrEP và K=K có gì khác nhau?
PrEP chỉ những người chưa nhiễm HIV, uống thuốc ARV để phòng tránh không bị lây nhiễm HIV qua các hành vi có nguy cơ lây nhiễm.
Trong khi đó, những người đã nhiễm HIV và được điều trị bằng thuốc ARV mỗi ngày để đạt ức chế tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml máu, được gọi là K=K (Không phát hiện = Không lây truyền).
Thường sau 6 tháng uống thuốc, tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml máu sẽ đạt được và khi đó sẽ không làm lây truyền HIV sang bạn tình của họ.
Thuốc PrEP là sự kết hợp 2 loại thuốc kháng virus, còn muốn đạt được K=K thì cần loại kết hợp 3 loại thuốc kháng virus. Tuy nhiên, đây là 2 loại thuốc khác nhau do có sự kết hợp khác nhau và dùng cho mục đích sử dụng khác nhau nên cần lưu ý khi sử dụng.
Trên đây là những thông tin về PrEP và PEP có điểm gì giống và khác nhau khi dự phòng lây nhiễm HIV mà Pgdphurieng.edu.vn tổng hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống
Chọn mua các loại trái cây tươi ngon tại Pgdphurieng.edu.vn để bổ sung sức khỏe cơ thể nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết PrEP và PEP có điểm gì giống và khác nhau khi dự phòng lây nhiễm HIV? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.