Phương trình điện li CH3COOH được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh Viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH trong dung dịch.
1. CH3COOH là chất điện li mạnh hay yếu
CH3COOH là chấy điện li yếu
Các axit yếu, bazơ yếu và một số muối là chất điện li yếu.
Những chất điện li yếu là:
Các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, …
Các bazơ yếu như: Bi(OH)2, Mg(OH)2, …
2. Phương trình điện li của CH3COOH
CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+
CH3COOH là axit hữu cơ yếu nên khả năng phân li ra H+ kém, do đó là chất điện li yếu.
3. Câu hỏi bài tập liên quan.
3.1. Câu hỏi tự luận
Câu 1. Viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hoà tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch axit trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơliê.
Đáp án hướng dẫn giải
CH3COOH CH3COO– + H+
CH3COONa phân li trong dung dịch như sau :
CH3COONa → CH3COO– + Na+
Sự phân li của CH3COOH là quá trình thuận nghịch. Đây là cân bằng động. Khi hoà tan CH3COONa vào thì nồng độ CH3COO– tăng lên, làm cho cân bằng (1) chuyển dịch từ phải sang trái, nên nồng độ H+ giảm xuống.
Câu 2.
a) Viết phương trình điện li của CH3COOH và NaOH.
b) Hoàn thành phương trình dạng phân tử và viết phương trình ion rút gọn theo sơ đồ sau:
BaCl2 + Na2SO4 → ? ↓ + ?
H2SO4 + ? → ? + H2O
Đáp án hướng dẫn giải
a)
CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+
NaOH → Na+ + OH–
b)
Phương trình phân tử: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
Phương trình phân tử: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Phương trình ion rút gọn: H+ + OH– → H2O
Câu 3. Cho các chất sau: CH3COOH, NaCl, C2H5OH, H2O. Chất nào sau đây thuộc loại điện li mạnh?
Đáp án hướng dẫn giải
CH3COOH ⇄ CH3COO– + H+ ⇒ là chất điện li yếu.
NaCl → Na+ + Cl– ⇒ là chất điện li mạnh.
C2H5OH không phải là chất điện li.
H2O ⇄ H+ + OH– ⇒ là chất điện li yếu.
Câu 4. Cho các chất: NaOH, HF, HBr, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11(saccarozơ), HCOONa, NaCl, NH4NO3. Số chất thuộc chất điện li và chất điện li mạnh
Đáp án hướng dẫn giải
Chất điện li gồm: NaOH, HF, HBr, CH3COOH , HCOONa, NaCl, NH4NO3
Chất điện li mạnh gồm: NaOH, HBr, HCOONa, NaCl, NH4NO3
Câu 5. Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,2 mol/l. Hãy sắp xếp các dung dịch khả năng dẫn điện của các dung dịch đó theo thứ tự tăng dần.
Đáp án hướng dẫn giải
C2H5OH tan trong nước nhưng không phân li ra ion => không có khả năng dẫn điện.
CH3COOH là chất điện li yếu => dẫn điện yếu hơn so với 2 muối
Cùng nồng độ 0,2 mol/l thì: NaCl → Na+ +Cl− ; K2SO4 → 2K+ + SO42−
K2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn NaCl.
=> C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
Câu 6. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol ion OH– bằng số mol ion H+ có trong 200 ml dung dịch H2SO4 1M?
Đáp án hướng dẫn giải
nH2SO4 = 0,2 (mol)
Phương trình điện li
H2SO4 → 2H+ + SO42–
nOH−= nH+ = 2nH2SO4= 2.0,2 = 0,4 (mol)
Phương trình điện li
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH−
nBa(OH)2 = 1/2nOH−= 1/2.0,4 = 0,2 (mol)
=>VBa(OH)2 = n:CM =0,2:0,5 =0,4 (l)
3.2. Câu hỏi trắc nghiệm điện li
Câu 1. Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch nước đường.
C. Dung dịch rượu.
B. Dung dịch giấm ăn.
D. Dung dịch glixerol.
Câu 2. Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. NaCl rắn, khan.
C. BaCl2 nóng chảy.
B. NaOH nóng chảy.
D. HBr hòa tan trong nước.
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …
Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Câu 3. Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?
A. HClO, Na2S, Mg(OH)2, K2CO3.
B. HClO4, H2SO4, Ba(OH)2, KMnO4.
C. H2SO4, NaOH, KCl, HF.
D. Ba(OH)2, NaOH, CH3COOH, KCl.
Phương trình điện li
HClO4 → H+ + ClO4– H2SO4 → 2H+ + SO42-
Ba(OH)2 → Ba2+ + OH–KMnO4 → K+ + MnO4–
Câu 4. Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?
A. HF, Na2S, Pb(OH)2, K2CO3.
B. HNO3, H2SO4, KOH, NaF
C. H2SO4, KOH, NaCl, H2S.
D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.
Câu 5. Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-.
B. H+, CH3COO-, H2O.
C. H+, CH3COOH, CH3COO-, H2O.
D. H+, CH3COOH, CH3COO-, .
Do vậy phần tử thu được gồm: CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
Câu 6. Chọn phát biểu sai:
A. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.
B. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.
C. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li
Ví dụ: HCl là hợp chất cộng hóa trị phân cực
Câu 7. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen).
C. Ba(OH)2 trong nước.
B. CH3COOK trong nước.
D. KHSO4 trong nước.
Câu 8. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa – khử.
Câu 9. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 10. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?
A. HCl → H+ + Cl-
B. CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-
C. H3PO4⇔ 3H+ + PO43-
D. Na3PO4 → 3Na+ + PO43-
Vì H3PO4 là axit phân li nhiêu nấc
Sửa lại: Phương trình điện li đúng
H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4−
H2PO4− ⇔ H+ + HPO42−
HPO42- ⇔ H+ + PO43-