Bạn đang xem bài viết Phương pháp giác hơi có tác dụng gì? Một số lưu ý trước khi giác hơi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Liệu pháp giác hơi có khả năng giảm đau, giảm viêm và điều trị một số bệnh lý rất hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải áp dụng đúng đối tượng, đúng cách thức, nếu không sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn.
Vậy giác hơi là gì? Giác hơi có tác dụng gì và cần lưu ý điều gì trước khi giác hơi? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Giác hơi là gì?
Giác hơi hay còn gọi là hỏa liệu pháp, là một phương thức trị liệu không dùng thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cơ chế của liệu pháp này là dùng những chiếc cốc giác chuyên dụng để đặt lên da người bệnh nhằm tạo ra áp suất âm và gây sung huyết mạch máu tại chỗ, từ đó giúp giảm viêm, giảm đau, giải độc hoặc điều trị một số bệnh lý.
Các phương pháp giác hơi
Hiện nay có 3 phương pháp giác hơi thường được sử dụng, đó là:
- Phương pháp giác hơi khô: Phương pháp này được thực hiện bằng cách nung nóng phần bên trong chiếc cốc bằng một chất dễ cháy như cồn, thảo mộc, rượu hoặc giấy. Khi cốc nóng, người giác hơi sẽ úp ngược cốc vào da người bệnh. Khi không khí bên trong cốc nguội đi thì nó sẽ tạo ra môi trường chân không. Điều này sẽ làm cho da và các mạch máu được giãn nở.
- Phương pháp giác hơi khí: Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt úp cốc giác hơi lên da rồi hút không khí trong cốc bằng một chiếc bơm chuyên dụng nhằm tạo ra chân không.
- Phương pháp giác hơi ướt: Phương pháp giác hơi này được thực hiện bằng cách chích lể da rồi mới đặt úp cốc giác lên da. Sau khi cốc giác được áp vào da thì sẽ có một ít máu chảy ra từ vị trí chích lể. Lượng máu này cũng chính là những chất độc có trong cơ thể.
Công dụng của giác hơi
Theo Y học cổ truyền, liệu pháp giác hơi có công dụng điều chỉnh âm dương, điều hòa tạng phủ, đả thông hệ thống kinh lạc, tiêu trừ bệnh tật.
Theo Y học hiện đại, giác hơi có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông, kích thích sự lưu thông máu, đồng thời tạo ra lỗ thông để loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể, từ đó giúp kháng viêm và giảm đau hiệu quả.
Chỉ định và chống chỉ định giác hơi
Giác hơi là một liệu pháp chữa bệnh hiệu quả nhưng không phải bệnh nào cũng áp dụng được. Theo thông tin từ Vinmec, giác hơi chỉ được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Cảm mạo, cảm lạnh
- Ho, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn
- Đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ khớp
- Viêm dạ dày, đau dạ dày
- Tăng huyết áp
- Béo phì
- Mụn nhọt, mụn trứng cá,…
Chống chỉ định giác hơi trong các trường hợp:
- Vùng da giác hơi đang bị tổn thương (trầy xước, lang ben, viêm da, chàm, hắc lào,…)
- Bị sốt cao, co giật
- Có tiền sử bệnh tim, bệnh thận, bệnh phổi
- Bị rối loạn đông máu, ung thư máu, số lượng tiểu cầu thấp hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu
- Bị sưng phù toàn thân
- Bị các bệnh lý tâm thần (động kinh, suy nhược thần kinh,…)
- Trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi
- Bệnh nhân ung thư
- Người đang say rượu, mệt mỏi, đói bụng,…
Quá trình thực hiện giác hơi tại nhà
Quá trình thực hiện giác hơi tại nhà bao gồm 5 bước, cụ thể:
Bước 1 Chuẩn bị thực hiện giác hơi
Trước khi giác hơi, người thực hiện giác hơi cần đảm bảo không gian tiến hành có đầy đủ không khí lưu thông và kín gió. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi giác hơi thì bộ dụng cụ giác hơi cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cồn y tế.
Bước 2 Lựa chọn tư thế giác hơi
Người bệnh cần lựa chọn tư thế giác hơi sao cho cảm thấy thoải mái và tiện lợi nhất.
- Tư thế ngồi: Thường được lựa chọn khi thực hiện giác hơi vùng cổ, tay, lưng, vai, eo.
- Tư thế nằm sấp: Thường được lựa chọn khi thực hiện giác hơi vùng eo, lưng hoặc phía sau chân.
- Tư thế nằm ngửa: Thường được lựa chọn khi thực hiện giác hơi vùng ngực, bụng, phía trước chân.
- Tư thế nằm nghiêng một bên: Thường được lựa chọn khi thực hiện giác hơi vùng vai, lưng, mông, mặt ngoài chân.
Bước 3 Lựa chọn vị trí giác hơi
Vị trí thực hiện giác hơi phải là nơi có lớp mỡ dưới da vừa phải và phần cơ bắp dày. Tuyệt đối không giác hơi ở vùng có mạch máu nông hoặc vùng da quá mỏng, quá nhão, có nhiều nếp nhăn,…
Đặc biệt, không nên giác hơi tại vị trí vẫn còn dấu vết giác hơi lần trước.
Bước 4 Tiến hành thực hiện giác hơi
Đặt úp 1 chiếc cốc giác hơi vào vùng da cần giác hơi trong vòng 5 – 10 phút rồi nhẹ nhàng tháo cốc ra.
Bước 5 Kết thúc thực hiện giác hơi
Khi lấy cốc ra thì dùng 1 chiếc khăn lau sạch vùng da giác hơi hoặc bôi dầu lên vùng da đó.
Cuối cùng, vệ sinh sạch sẽ bộ dụng cụ giác hơi bằng cồn y tế.
Một số lưu ý khi giác hơi
Để liệu pháp giác hơi đem lại hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không giác hơi trong không gian quá nóng, quá lạnh hoặc trong phòng có điều hòa.
- Trong quá trình giác hơi, người bệnh và nhân viên y tế cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên để có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Sau khi giác hơi xong, người bệnh cần nghỉ ngơi một lúc, không nên tắm luôn.
Trên đây là những chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về liệu pháp giác hơi cũng như những lưu ý khi thực hiện giác hơi. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống, trang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Chọn mua rau, củ, trái cây tươi ngon, chất lượng bán tại Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phương pháp giác hơi có tác dụng gì? Một số lưu ý trước khi giác hơi tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.