Bạn đang xem bài viết Phụ nữ đến tháng có tiêm vắc xin Covid-19 được không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều chị em băn khoăn về việc có tiêm vắc xin khi đang đến tháng được không? Chu kỳ kinh nguyệt có bị thay đổi sau khi tiêm vắc xin hay không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Phụ nữ đến tháng có tiêm ngừa Covid được không?
Theo quyết định 4355/QĐ-BYT ban hành 10/9/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, những trường hợp như có bệnh lý cấp tính, đang có thai dưới 13 tuần, tiền sử rõ ràng nhiễm Covid-19 trong vòng 6 tháng phải trì hoãn tiêm chủng và nếu có phản ứng phản vệ rõ ràng với vắc-xin Covid -19 lần trước thì chống chỉ định tiêm cùng loại.
Phụ nữ đến tháng vẫn có thể tiêm vắc xin Covid-19 như bình thường. Nhưng phải chú ý nên ăn uống hợp lý, đủ bữa, nghỉ ngơi để tránh bị tụt huyết áp, mệt mỏi, uể oải sau khi tiêm vắc xin.
Vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt không?
Theo các nghiên cứu ở Anh
Tại Anh, trong tháng 1/2022 vừa qua, Cơ quan quản lý Thuốc và Sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh đã nhận được khoảng 30.000 báo cáo về tình trạng chậm kinh sau khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19. Những thay đổi phổ biến mà phụ nữ gặp phải là chậm kinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn, tăng cảm giác mệt mỏi và buồn nôn trong suốt chu kỳ.
Tiến sĩ Jackie Maybin, chuyên gia tư vấn và nghiên cứu lâm sàng cấp cao về phụ khoa của Anh cho rằng, rất khó để khẳng định những thay đổi này là do tác dụng phụ của vắc xin hay do sự căng thẳng mà nhiều chị em phải trải qua trong thời kỳ dịch bệnh, đây là nguyên nhân cực kỳ phổ biến gây gián đoạn kinh nguyệt.
Cũng theo Tiến sĩ Jackie Maybin, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cơ thể được kích hoạt những phản ứng miễn dịch, những phản ứng này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng trong thời gian ngắn, do đó phụ nữ có thể bị chảy máu bất thường hoặc nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, Hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh (RCOG) cũng khẳng định rằng những thay đổi về kinh nguyệt sau khi tiêm vắc xin có thể là kết quả của phản ứng miễn dịch của cơ thể với việc tiêm chủng, chứ không phải do tác dụng phụ của vắc xin gây ra.
Theo các nghiên cứu ở Mỹ
Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology (Mỹ), trưởng nhóm là Tiến sĩ Alison Edelman, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Sức khỏe và khoa học Oregon (Mỹ), so với 3 tháng trước khi tiêm phòng, những phụ nữ đã tiêm vaccine Covid-19 có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, tức là khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn một chút, nhưng số ngày hành kinh thì không thay đổi.
Và cũng theo nhóm nghiên cứu này, sự thay đổi này vẫn nằm trong giới hạn bình thường về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Sự kéo dài này là do giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt có mối liên quan nhất định.
Theo các nghiên cứu ở Singapore
Ngày 14/11/2021, báo Today Online (Singapore) cũng có bài viết về vấn đề thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sau khi tiêm vắc xin Covid-19.
Bác sĩ Chang Tou Choong đến từ Tập đoàn Y tế phụ nữ và trẻ em Singapore cho rằng, vắc xin Covid-19 có thể hoạt động như “một yếu tố gây căng thẳng”, giống như căng thẳng do công việc, do hoạt động cảm xúc, mà căng thẳng là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
Còn theo bác sĩ Ng Ying Woo đến từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Healthway Medical, vắc xin Covid-19 có thể kích thích hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến các hormone tác động lên chu kỳ kinh nguyệt.
Theo BS. ThS Nguyễn Hải Hà
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, có thể có phản ứng rối loạn đông máu sau tiêm 4-28 ngày nhưng không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt chỉ ảnh hưởng bởi stress hoặc một số bệnh lý nhất định, không phải do tác dụng phụ của vắc xin. Thế nên nếu có rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên thì chị em nên đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và tư vấn.
Trên đây là chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về những ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Hy vọng những chia sẻ này có thể giải đáp được thắc mắc của bạn.
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phụ nữ đến tháng có tiêm vắc xin Covid-19 được không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.