Công văn 2345/BGDĐT-GDTH do Bộ GD&ĐT ban hành hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học. Theo đó ban hành kèm theo Công văn mà mẫu kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục khối lớp.
Kế hoạch bài dạy được giáo viên thiết kế xây dựng trước khi tổ chức hoạt động dạy học các môn học, hoạt động giáo dục. Khi tổ chức thực hiện kế khoạch bài dạy giáo viên cần chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng, điều kiện, phương tiện dạy học và đồ dùng học tập của học sinh; bám sát yêu cầu cần đạt của bài học để tổ chức các hoạt động học tập phù hợp. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trọn bộ Phụ lục Công văn 2345/BGDĐT-GDTH, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Phụ lục 1: Kế hoạch giáo dục
Năm học 20… – 20…
A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện một số nội dung như sau:
– Trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và ban hành; căn cứ vào điều kiện thực tế thời gian trong năm học (các ngày nghỉ lễ theo quy định trùng vào các ngày học, các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng nếu có…), tổ chức họp các thành phần liên quan thảo luận xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học1.
– Tổ chức họp Hội đồng trường đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố đặc điểm của địa phương tác động đến việc thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học tại nhà trường; điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình của nhà trường; xác định các nội dung giáo dục, hình thức tổ chức phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục để liên hệ với tổ chức, đơn vị, cá nhân, gia đình học sinh cùng phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn2; xây dựng phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục3 và các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học4.
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (chương trình tổng thể và chương trình môn học); nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp tiểu học; các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong năm học và kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của nhà trường đã ban hành; giao nhiệm vụ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục trong năm học.
– Tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ môn (theo khối lớp); xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chức lấy ý kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản báo cáo Hội đồng trường theo quy định; ký ban hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trước ngày 31 tháng 8 hàng năm để tổ chuyên môn, giáo viên và các tổ chức cá nhân có liên quan làm căn cứ tổ chức thực hiện.
– Báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và bổ sung điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường trong quá trình thực hiện.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường tham khảo nội dung phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.
B. KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp tiểu học; Kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và ban hành; các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong năm học,…)
II. Điều kiện thực hiện chương trình năm học 20…20… (đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học; đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố tác động từ đặc điểm địa phương đến việc tổ chức thực hiện chương trình cấp tiểu học; điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường)
1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương
2. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 20… – 20…
2.1. Đặc điểm học sinh của trường
Khái quát về tình hình học sinh của nhà trường, trong đó có số liệu đối với mỗi khối lớp như: số lớp; tổng số học sinh; số lượng về học sinh nữ; học sinh dân tộc; học sinh được học 2 buổi/ngày; học sinh khuyết tật; học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học sinh bán trú; tỷ lệ học sinh/lớp;…
2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
Khái quát về tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, trong đó có số liệu về tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên; tỷ lệ nữ; tỷ lệ giáo viên/lớp; số lượng theo trình độ đào tạo (tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, dưới cao đẳng).
2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; điểm trường, lớp ghép; cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú
Khái quát về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điểm trường, lớp ghép, trong đó có số liệu về số phòng học; số phòng chức năng; tên điểm trường, số lớp ghép, trình độ lớp ghép, số học sinh (nếu trường có điểm trường); cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú (nếu thực hiện).
III. Mục tiêu giáo dục năm học 20…20… (Mức độ học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực; số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường…)
1. Mục tiêu chung
2. Chỉ tiêu cụ thể (Chỉ tiêu về phẩm chất, năng lực học sinh sẽ đạt được sau khi kết thúc một năm học đối với từng khối lớp; số lượng, chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục nhà trường cam kết thực hiện trong năm học)
IV. Tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học (Tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình cấp tiểu học)
1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục (tham khảo Phụ lục 1.1)
2. Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học
2.1. Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học (tham khảo Phụ lục 1.2)
2.2. Tổ chức hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày, theo nhu cầu người học và trong thời gian bán trú tại trường (trong trường hợp có học sinh bán trú) (tham khảo Phụ lục 1.3)
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đối với các điểm trường (Khái quát tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đối với các điểm trường (nếu có)).
4. Khung thời gian thực hiện chương trình năm học 20..20…5 và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục (Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định, Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng đảm bảo tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần.)
Thực hiện Quyết định số…./QĐ-UBND ngày …./… /20… của Chủ tịch UBND tỉnh …. về Kế hoạch thời gian năm học …….. cụ thể đối với giáo dục tiểu học:
Ngày tựu trường: Thứ….., ngày …../8/20…..
Ngày khai giảng: ngày 05/9/20…..
Học kỳ I: Từ ngày …/9/20… đến trước ngày …/…/20… (gồm …. tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
Học kỳ II: Từ ngày …./…/20…. đến trước ngày …/…/20… (gồm … tuần thực học, còn lại dành cho các hoạt động khác).
Ngày bế giảng năm học: Từ ngày …/…/20….
Căn cứ vào các quy định khác có liên quan đến thời gian của các cấp có thẩm quyền (quy định về lịch sinh hoạt chuyên môn trong tuần, tháng; sinh hoạt cụm chuyên môn…).
Căn cứ vào điều kiện thực tế thời gian trong năm học (các ngày nghỉ lễ theo quy định trùng vào các ngày học, phải có kế hoạch học bù, các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng nếu có…)
Tại trường Tiểu học…….. thời gian thực hiện chương trình năm học 20..20.. cụ thể như sau:
4.1. Đối với khối lớp 1
a) Thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục theo tuần/tháng trong năm học và số lượng tiết học các môn học, hoạt động giáo dục thực hiện theo tuần trong năm học. (tham khảo Phụ lục 1.4)
b) Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục khối lớp 1 (tham khảo Phụ lục 2)
4.2. Đối với khối lớp 2 (và các lớp khác thực hiện tương tự như đối với khối lớp 1)
…
V. Giải pháp thực hiện
1. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (trong thẩm quyền và nhiệm vụ của Hiệu trưởng)
2. Thực hiện công tác đội ngũ (số lượng, chất lượng, trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, …)
3. Thực hiện quy chế sinh hoạt chuyên môn
4……..
VI. Tổ chức thực hiện
1. Hiệu trưởng
2. Phó Hiệu trưởng
3. Tổ trưởng chuyên môn
4. Tổng phụ trách đội
5. Giáo viên chủ nhiệm
6. Giáo viên phụ trách môn học
7. Nhân viên
Nơi nhận: |
HIỆU TRƯỞNG |
Phụ lục 1.1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục
TT |
Hoạt động giáo dục |
Số tiết lớp 1 |
Số tiết lớp 2 |
Số tiết lớp 3 |
Số tiết lớp 4 |
Số tiết lớp 5 |
||||||||||||||
Tổng |
HK1 |
HK2 |
Tổng |
HK1 |
HK2 |
Tổng |
HK1 |
HK2 |
Tổng |
HK1 |
HK2 |
Tổng |
HK1 |
HK2 |
||||||
1. Môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc |
||||||||||||||||||||
1 |
Tiếng Việt |
|||||||||||||||||||
2 |
Toán |
|||||||||||||||||||
…. |
…. |
|||||||||||||||||||
2. Môn học tự chọn |
||||||||||||||||||||
1 |
Tiếng dân tộc thiểu số |
|||||||||||||||||||
2 |
Ngoại ngữ 1 (lớp 1, 2) |
|||||||||||||||||||
3. Hoạt động củng cố, tăng cường(Số tiết tăng cường buổi học thứ 2 của mỗi môn học và HĐGD với hình thức linh hoạt) |
||||||||||||||||||||
1 |
…. |
|||||||||||||||||||
2 |
||||||||||||||||||||
TỔNG |
Ghi chú:
– Đối với phần “Môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc” tại cột “Hoạt động giáo dục”, ghi lần lượt các môn học sẽ thực hiện trong năm học;
– Đối với phần “Môn học tự chọn” tại cột “Hoạt động giáo dục”, ghi lần lượt các môn học tự chọn sẽ thực hiện trong năm học;
-Đối với phần “Hoạt động củng cố, tăng cường” tại cột “Hoạt động giáo dục”, ghi lần lượt các hoạt động như: Hoạt động tự học có hướng dẫn, các hoạt động giáo dục với nhóm lớp linh hoạt theo sở thích và năng lực…; tham quan, hoạt động xã hội; tìm hiểu văn hóa địa phương theo nhu cầu và tự nguyện; các hoạt động tập thể khác; ….
Phụ lục 2: Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục khối lớp
Năm học 20…-20…
A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện các nội dung sau:
– Nghiên cứu chương trình môn học, hoạt động giáo dục8; nghiên cứu sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường, các sách giáo khoa khác thực hiện môn học, hoạt động giáo dục có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt9 để chọn các nội dung phù hợp, thực hiện tích hợp, bổ sung, xây dựng chủ đề dạy học đưa vào kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục; nghiên cứu kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục của các cấp có thẩm quyền và các quy định khác có liên quan của Hiệu trưởng nhà trường (nếu có).
– Nghiên cứu điều kiện tổ chức dạy học môn học, hoạt động giáo dục gồm: đội ngũ giáo viên, nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có); nội dung giáo dục địa phương, … chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn và các điều kiện đảm bảo khác có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục môn học, hoạt động giáo dục trong năm học tại nhà trường.
– Việc xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục cần đảm bảo phát huy vai trò từng cá nhân, tính tương tác, hợp tác các thành viên trong tổ để đảm bảo tính liên thông giữa các môn học và hoạt động giáo dục.
2. Tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục; tổng hợp xây dựng dự thảo kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo khối lớp; tổ chức trao đổi, thảo luận giữa các thành viên tổ chuyên môn về dự thảo kế hoạch; hoàn thiện dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt theo khối lớp.
3. Giáo viên chủ động nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và các nội dung liên quan khác; tìm hiểu về đặc điểm đối tượng học sinh gồm: các đặc điểm về vùng miền; hoàn cảnh gia đình của học sinh; chất lượng học tập lớp dưới (dựa vào hồ sơ bàn giao chất lượng giáo dục)…; lập kế hoạch dạy học cho môn học, hoạt động giáo dục mình phụ trách, phù hợp điều kiện thực tiễn10. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp lập kế hoạch giáo dục cho lớp học mình phụ trách theo ngày/tuần/tháng phù hợp với kế hoạch chung của toàn khối, toàn trường. Tổng phụ trách đội dự thảo kế hoạch hoạt động, thống nhất với tổ chuyên môn, giáo viên làm công tác chủ nhiệm về hình thức và nội dung tiết Sinh hoạt dưới cờ để thực hiện trong toàn trường.
4. Tổ chuyên môn xác định những chủ đề/bài học có những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có); tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học môn học, hoạt động giáo dục theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục trong quá trình thực hiện.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường tham khảo nội dung phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.
B. KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (chương trình môn học, hoạt động giáo dục, sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường, các sách giáo khoa khác thực hiện môn học có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt, kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học của các cấp có thẩm quyền…)
II. Điều kiện thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục (đội ngũ giáo viên, đặc điểm đối tượng học sinh, nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có); các nội dung về: giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn,…)
III. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục
1. Môn học, hoạt động giáo dục (môn 1)
Tuần, tháng | Chương trình và sách giáo khoa | Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) (Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…) |
Ghi chú | ||
Chủ đề/ Mạch nội dung | Tên bài học | Tiết học/ thời lượng |
2. Môn học, hoạt động giáo dục (môn 2)
…….
IV. Tổ chức thực hiện
1. Giáo viên (Giáo viên phụ trách môn học, giáo viên chủ nhiệm).
2. Tổ trưởng (Khối trưởng).
3. Tổng phụ trách đội.
Tổ trưởng |
Hiệu trưởng |
Phụ lục 3: Kế hoạch bài dạy
A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
1. Kế hoạch bài dạy11 do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề (sau đây gọi chung là bài học) nhằm giúp học sinh đạt được yêu cầu cần đạt. Kế hoạch bài dạy được giáo viên thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất; được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện tổ chức dạy học.
2. Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; kế hoạch giáo dục của nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: Yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy, cụ thể như sau:
a) Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương. Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
b) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.
c) Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới; thực hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh.
– Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn) của học sinh, tùy theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.
– Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
d) Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.
3. Giáo viên thực hiện lưu trữ kế hoạch bài dạy theo hình thức phù hợp, khoa học và báo cáo tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường khi có yêu cầu; có thể sử dụng kế hoạch bài dạy xây dựng từ năm học trước để thực hiện bổ sung, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, để tổ chức dạy học hiệu quả. Tổ trưởng chuyên môn quản lý kế hoạch bài dạy theo nguyên tắc giảm nhẹ áp lực hành chính; đảm bảo hình thức khoa học, thuận lợi, hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trên cơ sở đánh giá đúng thực chất và tôn trọng, động viên tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên.
4. Khi tổ chức hoạt động dạy học (thực hiện Kế hoạch bài dạy), giáo viên cần chú ý một số nội dung sau:
a) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở việc nêu vấn đề, hướng dẫn cách thực hiện và yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú học tập của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
b) Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không “bỏ quên” học sinh nào.
c) Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
d) Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
5. Trong quá trình thực hiện, giáo viên tham khảo khung kế hoạch bài dạy trong phần B dưới đây để xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với tình hình thực tế, đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục, thuận lợi trong quá trình thực hiện, đảm bảo khoa học, linh hoạt và hiệu quả.
B. KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học/hoạt động giáo dục ……………………………………………………; lớp …………..
Tên bài học: ………………………………………………………………….……; số tiết: ………
Thời gian thực hiện: ngày…tháng…năm…(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)
1. Yêu cầu cần đạt: Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
2. Đồ dùng dạy học: Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
– Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.
– Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).
– Hoạt động Luyện tập, thực hành.
– Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).
4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
Mẫu kế hoạch dạy học lớp 2 năm 2022
Kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuần, tháng |
Chương trình và sách giáo khoa |
Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) (Những điều chỉnh về nội dung, thời lượng, thiết bị dạy học và học liệu tham khảo; xây dựng chủ đề học tập, bổ sung tích hợp liên môn; thời gian và hình thức tổ chức…) |
Ghi chú |
||
Chủ đề/ Mạch nội dung |
Tên bài học |
Tiết học/ thời lượng |
|||
1 |
Em lớn lên từng ngày |
Bài 1. Tôi là học sinh lớp 2 |
Tiết 1,2: Tập đọc: Tôi là học sinh lớp 2 /70 phút. Tiết 1: Tập viết: Chữ hoa A /35 phút Tiết 1: Nói và nghe: Những ngày hè của em/35 phút |
||
Bài 2: Ngày hôm qua đâu rồi? |
Tiết 3,4,: Tập đọc: Ngày hôm qua đâu rồi /70 phút Tiết 1: Chính tả: Nghe- viết: Ngày hôm qua đâu rồi /35 phút Tiết 1: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động; Câu giới thiệu/35 phút Tiết 1,2: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu bản thân/70 phút |
||||
2 |
Bài 3: Niềm vui của Bi và Bống |
Tiết 5,6: Tập đọc: Niềm vui của Bi và Bông/70 phút Tiết 2: Tập viết: Chữ hoa Ă, Â/35 phút Tiết 2: Nghe và nói: Kể chuyện Niềm vui của Bi và Bông/35 phút |
|||
Bài 4: Làm việc thật là vui |
Tiết 7,8: Tập đọc: Làm việc thật là vui/70 phút Tiết 2: Chính tả: Nghe- viết : Làm việc thật là vui/35 phút Tiết 2: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động; câu nêu hoạt động/35 phút Tiết 3,4: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể một việc làm ở nhà/70 phút |
||||
3 |
Mái ấm gia đình |
Bài 5: Em có xinh không? |
Tiết 9, 10: Tập đọc: Em có xinh không/70 phút Tiết 3: Tập viết: Chữ hoa B/35 phút Tiết 3: Nói và nghe: Kể chuyện em có xinh không/35 phút |
||
Bài 6: Một giờ học. |
Tiết 11,12: Tập đọc: Một giờ học/70 phút Tiết 3: Chính tả: Nghe- viết: Một giờ học /35 phút Tiết 3: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm/35 phút Tiết 5,6: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể việc thường làm/70 phút |
||||
4 |
Bài 7: Cây xấu hổ |
Tiết 13, 14: Tập đọc: Cây xấu hổ/70 phút Tiết 4: Tập viết: Chữ hoa B/35 phút Tiết 4: Nói và nghe: Kể chuyện cây xấu hổ/35 phút |
|||
Bài 8: Cầu thủ dự bị |
Tiết 15, 16: Tập đọc: Cầu thủ dự bị/70 phút Tiết 4: Chính tả: Nghe- viết: Cầu thủ dự bị /35 phút Tiết 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về hoạt động thể thao, vui chơi; Câu nêu hoạt động/35 phút Tiết 7,8: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể một hoạt động thể thao hoặc trò chơi/70 phút |
||||
5 |
Đi học vui sao |
Bài 9: Cô giáo lớp em |
Tiết 17, 18: Tập đọc: Cô giáo lớp em/70 phút Tiết 5: Tập viết: Chữ hoa D/35 phút Tiết 5: Nói và nghe: Kể chuyện Cậu bé ham học/35 phút |
||
Bài 10: Thời khóa biểu |
Tiết 19,20: Tập đọc: Thời khóa biểu/70 phút Tiết 5: Chính tả: Nghe- viết: Thời khóa biểu /35 phút Tiết 5: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động; Câu nêu hoạt động/35 phút Tiết 9,10: Viết đoạn văn: Viết thời gian biểu/70 phút |
||||
6 |
Bài 11: Cái trống trường em |
Tiết 21, 22: Tập đọc: cái trống trường em/70 phút Tiết 6: Tập viết: Chữ hoa Đ/35 phút Tiết 6: Nói và nghe: Ngôi trường em/35 phút |
|||
Bài 12:Danh sách học sinh |
Tiết 23,24: Tập đọc: Danh sách học sinh/70 phút Tiết 6: Chính tả: Nghe- viết: cái trống trường em /35 phút Tiết 6: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm; Câu nêu đặc điểm /35 phút Tiết 11,12: Viết đoạn văn: Lập danh sách học sinh/70 phút |
||||
7 |
Bài 13: Yêu lắm trường ơi! |
Tiết 25, 26: Tập đọc: Yêu lắm trường ơi/70 phút Tiết 7: Tập viết: Chữ hoa E,Ê/35 phút Tiết 7: Nói và nghe: Kể chuyện Bữa ăn trưa/35 phút |
|||
Bài 14: Em học vẽ |
Tiết 27,28: Tập đọc: Em học vẽ/70 phút Tiết 7: Chính tả: Nghe- viết: Em học vẽ/35 phút Tiết 7: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm/35 phút Tiết 13,14: Viết đoạn văn: Mở rộng vốn từ chỉ đồ dùng học tập; Dấu chấm, dấu chấm hỏi/70 phút |
||||
8 |
Bài 15: Cuốn sách của em |
Tiết 29, 30: Tập đọc: Cuốn sách của em/70 phút Tiết 8: Tập viết: Chữ hoa G/35 phút Tiết 8: Nói và nghe: Kể chuyện Họa mi, vẹt và quạ/35 phút |
|||
Bài 16: Khi trang sách mở ra |
Tiết 31,32: Tập đọc: Khi trang sách mở ra/70 phút Tiết 8: Chính tả: Nghe- viết: Khi trang sách mở ra/35 phút Tiết 8: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm; Dấu chấm, dấu chấm hỏi/35 phút Tiết 15,16: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập/70 phút |
||||
9 |
Ôn tập giữa học kì 1 |
Tiết 33,34: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra GHKI T1+ T2/ 70 phút Tiết 9: Tập viết: Ôn tập và kiểm tra GHKI T3/ 35 phút Tiết 9: Nói và nghe: Ôn tập và kiểm tra GHKI T4/ 35 phút Tiết 35,36: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra GHKI T5+ T6/ 70 phút Tiết 9: Chính tả: Ôn tập và kiểm tra GHKI T7/ 35 phút Tiết 9: Luyện từ và câu: Ôn tập và kiểm tra GHKI T8/ 35 phút Tiết 17,18: Viết đoạn văn: Ôn tập và kiểm tra GHKI T9 + T10/ 70phút |
|||
10 |
Niềm vui tuổi thơ |
Bài 17: Gọi bạn |
Tiết 37, 38: Tập đọc: Gọi bạn/70 phút Tiết 10: Tập viết: Chữ hoa H/35 phút Tiết 10: Nói và nghe: Kể chuyện Gọi bạn/35 phút |
||
Bài 18: Tớ nhớ cậu |
Tiết 39,40: Tập đọc: Tớ nhớ cậu/70 phút Tiết 10: Chính tả: Nghe- viết: Tớ nhớ cậu/35 phút Tiết 10: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về tình cảm bạn bè. Dấu châm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than/35 phút Tiết 19,20: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn/70 phút |
||||
11 |
Bài 19: Chữ A và những người bạn |
Tiết 41, 42: Tập đọc: Chữ A và những người bạn/70 phút Tiết 11: Tập viết: Chữ hoa I, K/35 phút Tiết 11: Nói và nghe: Niềm vui của em /35 phút |
|||
Bài 20: Nhím Nâu kết bạn |
Tiết 43,44: Tập đọc: Nhím Nâu kết bạn/70 phút Tiết 11: Chính tả: Nghe- viết: Nhím Nâu kết bạn/35 phút Tiết 11: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động. Câu nêu hoạt động/35 phút Tiết 21,22: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về một giờ ra chơi/70 phút |
||||
12 |
Bài 21: Thả diều |
Tiết 45, 46: Tập đọc: Thả diều/70 phút Tiết 12: Tập viết: Chữ hoa L/35 phút Tiết 12: Nói và nghe: Kể chuyện Chúng mình là bạn /35 phút |
|||
Bài 22: Tớ là Lê- Gô |
Tiết 47,48: Tập đọc: Tớ là Lê- Gô/70 phút Tiết 12: Chính tả: Nghe- viết: Đồ chơi yêu thích /35 phút Tiết 12: Luyện từ và câu: Từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm; Câu nêu đặc điểm/35 phút Tiết 23,24: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu một đồ chơi/70 phút |
||||
13 |
Bài 23: Rồng rắn lên mây |
Tiết 49, 50: Tập đọc: Rồng rắn lên mây/70 phút Tiết 13: Tập viết: Chữ hoa M/35 phút Tiết 13: Nói và nghe: Kể chuyện búp bê biết khóc /35 phút |
|||
Bài 24: Nặn đồ chơi |
Tiết 51,52: Tập đọc: Nặn đồ chơi/70 phút Tiết 13: Chính tả: Nghe- viết: Nặn đồ chơi/35 phút Tiết 13: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ đồ chơi; Dấu phẩy/35 phút Tiết 25,26: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn tả đồ chơi/70 phút |
||||
14 |
Mái ấm gia đình |
Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội |
Tiết 53, 54: Tập đọc: Sự tích hoa tỉ muội /70 phút Tiết 14: Tập viết: Chữ hoa N/35 phút Tiết 14: Nói và nghe: Kể chuyện Hai anh em/35 phút |
||
Bài 26: Em mang về yêu thương |
Tiết 55,56: Tập đọc: Em mang về yêu thương/70 phút Tiết 14: Chính tả: Nghe- viết: Em mang về yêu thương/35 phút Tiết 14: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về gia đinh, từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm/35 phút Tiết 27,28: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể một việc người thân…/70 phút |
||||
15 |
Bài 27: Mẹ |
Tiết 57,58: Tập đọc: Mẹ/70 phút Tiết 15: Tập viết: Chữ hoa O/35 phút Tiết 15: Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây vũ sữa/35 phút |
|||
Bài 28: Trò chơi của bố |
Tiết 59,60: Tập đọc: Trò chơi của bố/70 phút Tiết 15: Chính tả: Nghe- viết: Trò chơi của bố /35 phút Tiết 15: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than/35 phút Tiết 29,30: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm với người thân/70 phút |
||||
16 |
Bài 29: Cánh cửa nhớ bà |
Tiết 61,62: Tập đọc: Cánh của nhớ bà/70 phút Tiết 16: Tập viết: Chữ hoa Ô,Ơ/35 phút Tiết 16: Nói và nghe: Kể chuyện Bà cháu/35 phút phút |
|||
Bài 30: Thương ông |
Tiết 63,64: Tập đọc: Thương ông/70 phút Tiết 16: Chính tả: Nghe- viết: Thương ông/35 phút Tiết 16: Luyện từ và câu: Từ chỉ sự vật hoạt động; Câu nêu hoạt động/35 phút Tiết 131,32: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể việc đã làm cùng người thân/70 phút |
||||
17 |
Bài 31: Ánh sáng của yêu thương |
Tiết 65,66: Tập đọc: Ánh sáng của yêu thương/70 phút Tiết 17: Tập viết: Chữ hoa P/35 phút Tiết 17: Nói và nghe: Kể chuyện Ánh sáng của yêu thương /35 phút |
|||
Bài 32: Chơi chong chóng |
Tiết 67,68: Tập đọc: Chơi chông chóng/70 phút Tiết 17: Chính tả: Nghe- viết: Chơi chong chóng/35 phút Tiết 17: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình; Dấu phẩy/35 phút Tiết 33,34: Viết đoạn văn: Viết tin nhắn/70 phút |
||||
18 |
Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1 |
Tiết 69,70: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra CHKI T1+ T2/ 70 phút Tiết 18: Tập viết: Ôn tập và kiểm tra CHKI T3/ 35 phút Tiết 18: Nói và nghe: Ôn tập và kiểm tra CHKI T4/ 35 phút Tiết 71,72: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra CHKI T5+ T6/ 70 phút Tiết 18: Chính tả: Ôn tập và kiểm tra CHKI T7+ T8/ 70 phút Tiết 18: Luyện từ và câu: Kiểm tra định kì CHKI ( Phần Đọc- hiểu)/35 phút Tiết 35,36: Viết đoạn văn: Kiểm tra định kì CHKI ( Phần viết)/70 phút |
|||
19 |
Vẻ đẹp quanh em |
Bài 1: Chuyện bốn mùa |
Tiết 73,74: Tập đọc: Chuyện bốn mùa/70 phút Tiết 19: Tập viết: Chữ hoa Q/35 phút Tiết 19: Nói và nghe: Kể chuyện Chuyện bốn mùa/35 phút |
||
Bài 2: Mùa nước nổi |
Tiết 75,76: Tập đọc: Mùa nước nổi/70 phút Tiết 19: Chính tả: Nghe- viết: Mùa nước nổi/35 phút Tiết 19: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về các mùa; Dấu chấm, dấu chấm hỏi/35 phút Tiết 37,38: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn tả một đồ vật/70 phút |
||||
20 |
Bài 3: Họa mi hót |
Tiết 77,78: Tập đọc: Họa mi hót /70 phút Tiết 20: Tập viết: Chữ hoa R35 phút Tiết 20: Nói và nghe: Kể chuyện Hồ nước và mây/35 phút |
|||
Bài 4: Tết đến rồi |
Tiết 79,80: Tập đọc: Tết đến rồi/70 phút Tiết 20: Chính tả: Nghe- viết: Tết đến rồi /35 phút Tiết 20: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về ngày Tết; Dấu chấm, dấu châm hỏi/35 phút Tiết 39,40: Viết đoạn văn: Viết thhieepj chúc mừng/70 phút |
||||
21 |
Bài 5: Giọt nước và biển lớn |
Tiết 81,82: Tập đọc: Giọt nước và biển lớn /70 phút Tiết 21: Tập viết: Chữ hoa S/35 phút Tiết 21: Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc đèn lồng/35 phút |
|||
Bài 6: Mùa vàng |
Tiết 83,84: Tập đọc: Mùa vàng/70 phút Tiết 21: Chính tả: Nghe- viết: Mùa vàng/35 phút Tiết 21: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về cây/35 phút Tiết 41,42: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn về việc chăm sóc cây cối/70 phút |
||||
22 |
Bài 7: Hạt thóc |
Tiết 85,86: Tập đọc: Hạt thóc/70 phút Tiết 22: Tập viết: Chữ hoa T/35 phút Tiết 22: Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây khoai lang/35 phút |
|||
Bài 8: Lũy tre |
Tiết 87,88: Tập đọc: Lũy tre/70 phút Tiết 22: Chính tả: Nghe- viết: Lũy tre/35 phút Tiết 22: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên; Câu nêu đặc điểm/35 phút Tiết 43,44: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia/70 phút |
||||
23 |
Hành trình xanh của em |
Bài 9: Vè chim |
Tiết 89,90: Tập đọc: Vè chim/70 phút Tiết 23: Tập viết: Chữ hoa U,Ư/35 phút Tiết 23: Nói và nghe: Kể chuyện Cảm ơn họa mi/35 phút |
||
Bài 10: Khủng long |
Tiết 91,92: Tập đọc: Khủng long/70 phút Tiết 23: Chính tả: Nghe- viết: khủng long/35 phút Tiết 23: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về muông thú; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than/35 phút Tiết 45,46: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu tranh ảnh về một con vật/70 phút |
||||
24 |
Bài 11: Sự tích cây thì là |
Tiết 93,94: Tập đọc: Sự tích cây thì là/70 phút Tiết 24: Tập viết: Chữ hoa V/35 phút Tiết 24: Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây thì là/35 phút |
|||
Bài 12: Bờ tre đón khách |
Tiết 95,96: Tập đọc: Bờ tre đón khách/70 phút Tiết 24: Chính tả: Nghe- viết: Bờ tre đón khách /35 phút Tiết 24: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về vật nuôi; Câu nêu đặc điểm của các loài vật /35 phút Tiết 47,48: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về hoạt động cuarcon vật/70 phút |
||||
25 |
Bài 13: Tiếng chổi tre |
Tiết 97,98: Tập đọc: Tiếng chổi tre/70 phút Tiết 25: Tập viết: Chữ hoa H35 phút Tiết 25: Nói và nghe: Kể chuyện Hạt giống nhỏ/35 phút |
|||
Bài 14: Cỏ non cười rồi |
Tiết 99,100: Tập đọc: Cỏ non cười rồi /70 phút Tiết 25: Chính tả: Nghe- viết: Cỏ non cười rồi/35 phút Tiết 25: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về bảo vệ môi trường; Dấu phẩy/35 phút Tiết 49,50: Viết đoạn văn: Viết lời xin lỗi /70 phút |
||||
26 |
Bài 15: Những con sao biển |
Tiết 101,102: Tập đọc: những con sao biển/70 phút Tiết 26: Tập viết: Chữ hoa Y/35 phút Tiết 26: Nói và nghe: Bảo vệ môi trường/35 phút |
|||
Bài 16: Tạm biệt cánh cam |
Tiết 103,104: Tập đọc: Tạm biệt cánh cam/70 phút Tiết 26: Chính tả: Nghe- viết: Tạm biệt cánh cam/35 phút Tiết 26: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về các loài vật nhỏ bé; Dấu chấm, dấu chấm hỏi/35 phút Tiết 51,52: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về việc làm để bảo vệ môi trường/70 phút |
||||
27 |
Ôn tập giữa học kì 2 |
Tiết 105,106: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra GHKII T1+ T2/ 70 phút Tiết 27: Tập viết: Ôn tập và kiểm tra GHKII T3/ 35 phút Tiết 27: Nói và nghe: Ôn tập và kiểm tra GHKII T4/ 35 phút Tiết 107,108: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra GHKII T5+ T6/ 70 phút Tiết 27: Chính tả: Ôn tập và kiểm tra GHKII T7/ 35 phút Tiết 27: Luyện từ và câu: Ôn tập và kiểm tra GHKII T8/ 35 phút Tiết 53,54: Viết đoạn văn: Ôn tập và kiểm tra GHKII T9 + T10/ 70phút |
|||
28 |
Giao tiếp và kết nối |
Bài 17: Những cách chào độc đáo |
Tiết 109,110: Tập đọc: Những cách chào độc đáo /70 phút Tiết 28: Tập viết: Chữ hoa F( kiểu 2) /35 phút Tiết 28: Nói và nghe: Kể chuyện Lớp học viết thư/35 phút |
||
Bài 18: thư viện biết đi |
Tiết 111,112: Tập đọc: Thư viện biết đi /70 phút Tiết 28: Chính tả: Nghe- viết: Thư viện biết đi/35 phút Tiết 28: Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng dấu câu; Dấu chấm , dấu chấm than, dấu chấm phẩy/35 phút Tiết 55,56: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập /70 phút |
||||
29 |
Bài 19:Cảm ơn anh hà mã |
Tiết 113,114: Tập đọc: Cảm ơn anh hà mã/70 phút Tiết 29: Tập viết: Chữ hoa J( kiểu 2)/35 phút Tiết 29: Nói và nghe: Kể chuyện cảm ơn anh hà mã/35 phút |
|||
Bài 20: Từ chú bồ câu đến in- tơ- nét |
Tiết 115,116: Tập đọc: Từ chú bồ câu đến in- tơ- nét /70 phút Tiết 29: Chính tả: Nghe- viết: Từ chú bồ câu đến in- tơ- net /35 phút Tiết 29: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về giao tiếp, kết nối; Dâu chấm, dấu phẩy/35 phút Tiết 57,58: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình /70 phút |
||||
30 |
Con người Việt Nam |
Bài 21: Mai An Tiêm |
Tiết 117,118: Tập đọc: mai An Tiêm/70 phút Tiết 30: Tập viết: Chữ hoa W( kiểu 2)/35 phút Tiết 30: Nói và nghe: kể chuyện Mai An Tiêm /35 phút |
||
Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo |
Tiết 119,120: Tập đọc: Thư gửi bố ngoài đảo /70 phút Tiết 30: Chính tả: Nghe- viết: Thư gửi bố ngoài đảo/35 phút Tiết 30: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp/35 phút Tiết 59,60: Viết đoạn văn: Viết lời cảm ơn các chú bộ đội hải quân /70 phút |
||||
31 |
Bài 23: Bóp nát quả cam |
Tiết 121,122: Tập đọc: Bóp nát quả cam/70 phút Tiết 31: Tập viết: Chữ hoa Z ( kiểu 2)/35 phút Tiết 31: Nói và nghe: Kể chuyện Bóp nát quả cam/35 phút |
|||
Bài 24: Chiếc rễ đa tròn |
Tiết 123,124: Tập đọc: Chiếc rễ đa tròn /70 phút Tiết 31: Chính tả: Nghe- viết: Chiếc rễ đa tròn/35 phút Tiết 31: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về Bác Hồ và nhân dân/35 phút Tiết 61,62: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể một sự việc /70 phút |
||||
32 |
Việt Nam quê hương em |
Bài 25: Đất nước chúng mình |
Tiết 125,126: Tập đọc: Đất nước chúng mình /70 phút Tiết 32: Tập viết: Chữ hoa f( kiểu 2)/35 phút Tiết 32: Nói và nghe: Kể chuyện Thánh Gióng /35 phút |
||
Bài 26: Trên các miền đất nước |
Tiết 127,128: Tập đọc: Trên các miền đất nước /70 phút Tiết 32: Chính tả: Nghe- viết: trên các miền đát nước/35 phút Tiết 32: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về sản phẩm truyền thống của đát nước; Câu giới thiệu/35 phút Tiết 63,64: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu một đồ vật được làm bằng tre hoặc gỗ /70 phút |
||||
33 |
Bài 27: Chuyện quả bầu |
Tiết 129,130: Tập đọc: Chuyện quả bầu/70 phút Tiết 33: Tập viết: Chữ hoa F,J,W( kiểu 2)/35 phút Tiết 33: Nói và nghe: Kể chuyện chuyện quả bầu/35 phút |
|||
Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa |
Tiết 131,132: Tập đọc: Khám phá đáy biển ở Trường Sa /70 phút Tiết 33: Chính tả: Nghe- viết: Khám phá đáy biển ở Trường Sa/ 35 phút Tiết 33: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về các loài vật dưới biển; Dấu chấm, dấu phẩy/35 phút Tiết 65,66: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về một buổi đi chơi /70 phút |
||||
34 |
Bài 29: Hồ Gươm |
Tiết 133,134: Tập đọc: hồ Gương /70 phút Tiết 34: Tập viết: Chữ hoa Z,f ( kiểu 2)/35 phút Tiết 34: Nói và nghe: Nói về quê hương, đát nước em/35 phút |
|||
Bài 30: Cánh đồng quê em |
Tiết 135,136: Tập đọc: Cánh đồng quê em /70 phút Tiết 34: Chính tả: Nghe- viết: Cánh đồng quê em/35 phút Tiết 34: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp/35 phút Tiết 67,68: Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về công việc của một người /70 phút |
||||
35 |
Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2 |
Tiết 137,138: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra CHKII T1+ T2/ 70 phút Tiết 35: Tập viết: Ôn tập và kiểm tra CHKII T3/ 35 phút Tiết 35: Nói và nghe: Ôn tập và kiểm tra CHKII T4/ 35 phút Tiết 139,140: Tập đọc: Ôn tập và kiểm tra CHKII T5+ T6/ 70 phút Tiết 35: Chính tả: Ôn tập và kiểm tra CHKII T7+ T8/ 70 phút Tiết 35: Luyện từ và câu: Kiểm tra định kì CHKII (Phần Đọc- hiểu)/35 phút Tiết 69,70: Viết đoạn văn: Kiểm tra định kì CHKII (Phần viết)/70 phút |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phụ lục Công văn 2345/BGDĐT-GDTH Biểu mẫu xây dựng kế hoạch giáo dục trường Tiểu học của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.