Phiếu tự đánh giá xếp loại của giáo viên Mầm non là một trong những biểu mẫu quan trọng được sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Đây là căn cứ quan trọng được sử dụng vào dịp cuối mỗi năm học nhằm đánh giá lại chất lượng giảng dạy và quản lí lớp của giáo viên.
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại giáo viên Mầm non bao gồm các tiêu chí như chuyên môn, phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học, sáng tạo và đổi mới trong giảng dạy, đồng nghiệp và học sinh, thái độ và đạo đức nghề nghiệp. Mỗi tiêu chí sẽ được đánh giá theo một hệ thống điểm số và giáo viên sẽ tự đánh giá bản thân trên mỗi tiêu chí đó. Vậy dưới đây là mẫu phiếu đánh giá và xếp loại giáo viên Mầm non mới nhất, mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm minh chứng đánh giá giáo viên Mầm non.
Phiếu tự đánh giá của giáo viên Mầm non
Họ và tên giáo viên…………………………………… …………………………………………………………
Trường:…………………………………………………… …………………………………………………………
Nhóm, lớp chủ nhiệm………………………………… …………………………………………………………
Quận/Huyện/Tp,Tx…………………………………… Tỉnh/Thành phố…………………………………..
Hướng dẫn:
Giáo viên nghiên cứu Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong năm học, tự đánh giá (đánh dấu x) theo các mức như sau chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T).
Tiêu chí |
Kết quả xếp loại |
Minh chứng |
||||
CĐ |
Đ |
K |
T |
|||
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo |
||||||
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo |
||||||
Tiêu chí 2. Phong cách làm việc |
||||||
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ |
||||||
Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân |
||||||
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em |
||||||
Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em |
||||||
Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em |
||||||
Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em |
||||||
Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp |
||||||
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục |
||||||
Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện |
||||||
Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường |
||||||
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng |
||||||
Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
||||||
Tiêu chuẩn 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em |
||||||
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
||||||
Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em |
||||||
Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin |
||||||
Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
1. Nhận xét (ghi rõ):
– Điểm mạnh:…………………………………….. …………………………………………………………
………………………………………………………… …………………………………………………………
………………………………………………………… …………………………………………………………
– Những vấn đề cần cải thiện:……………… …………………………………………………………
……………………………………………………….. …………………………………………………………
……………………………………………………….. …………………………………………………………
2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo
– Mục tiêu:………………………………………… …………………………………………………………
……………………………………………………….. …………………………………………………………
……………………………………………………….. …………………………………………………………
– Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện):
………………………………………………………… …………………………………………………………
………………………………………………………… …………………………………………………………
– Thời gian:……………………………………….. …………………………………………………………
………………………………………………………… …………………………………………………………
………………………………………………………… …………………………………………………………
.
– Điều kiện thực hiện:…………………………. …………………………………………………………
……………………………………………………….. …………………………………………………………
……………………………………………………….. …………………………………………………………
Xếp loại kết quả đánh giá:………………………………
………, ngày …….. tháng …… năm …….. |
Mẫu phiếu tự đánh giá, xếp loại của giáo viên Mầm non
TRƯỜNG MẦM NON ………………………..
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
Họ và tên giáo viên: ………………………………………………………………
Trường: Trường mầm non ………………………………………………………….
Nhóm, lớp chủ nhiệm : …………………………………………………………
Huyện: ………………………………………. Tỉnh : ………………………..…
Tiêu chí |
Kết quả xếp loại |
Minh chứng |
||||
CĐ |
Đ |
K |
T |
|||
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo |
||||||
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo |
X | |||||
Tiêu chí 2. Phong cách làm việc |
X | |||||
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ |
||||||
Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân |
X | |||||
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em |
X | |||||
Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em |
X | |||||
Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em |
X | |||||
Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em |
X | |||||
Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp |
X | |||||
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục |
||||||
Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện |
X | |||||
Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường |
X | |||||
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng |
||||||
Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
X | |||||
Tiêu chuẩn 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em |
X | |||||
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
||||||
Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em |
X | |||||
Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin |
X | |||||
Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em | X |
1. Nhận xét
– Điểm mạnh:
– Bản thân luôn chấp hành tố t mọi chủ trương đường lối của Đảng pháp chính sách pháp luât của nhà nước cũng như nội quy, quy chế của trường của ngành đề ra.
– Không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn nghiêp vụ để có những biện pháp tốt nhất áp dụng vào hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
– Luôn yêu thương, quý mến trẻ đối xử công bằng với trẻ. đoàn kết sống hòa nhã với chị em đông nghiệp cùng giúp đỡ nhau để tiến bộ
– Những vấn đề cần cải thiện:
– Chưa có sự đổi mới sáng tạo trong một số hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo
– Mục tiêu:
Xây dựng kế hoạch tự học tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ
– Nội dung đăng ký học tập, bồi dưỡng (các năng lực cần ưu tiên cải thiện):
Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và kỹ năng xây dựng giáo án điện tử phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
– Thời gian: 2 tháng
– Điều kiện thực hiện: Tài liệu liên quan đến chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
Máy tính, học tập qua đồng nghiệp
Xếp loại kết quả đánh giá: Khá
………, ngày …….. tháng …… năm….. Giáo viên |
Phiếu tự đánh giá, xếp loại của giáo viên Mầm non
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện: …………………………………………….
Trường: …………………………………… ……. Năm học:………………………..
Họ và tên giáo viên: ………………………………………………………………….
Dạy lớp: ………………………………………………………………………………
I. Đánh giá, xếp loại
YÊU CẦU |
ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC |
CÁC MINH CHỨNG |
||||
Tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn |
Tổng điểm |
||
Lĩnh vực I: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống |
||||||
YC1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
||||||
YC2. Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước. |
||||||
YC3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỉ luật lao động. |
||||||
YC4. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. |
||||||
YC5. Trung thực trong công tác; Đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; Tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. |
||||||
Lĩnh vực II: Kiến thức |
||||||
YC1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non. |
||||||
YC2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. |
||||||
YC3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. |
||||||
YC4. Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. |
||||||
YC5. Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non. |
||||||
Lĩnh vực III: Kĩ năng sư phạm |
||||||
YC1. Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ |
||||||
YC2. Kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. |
||||||
YC3. Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. |
||||||
YC4. Kĩ năng quản lí lớp học. |
||||||
YC5. Kĩ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. |
Lĩnh vực
LĨNH VỰC |
ĐIỂM |
XẾP LOẠI |
GHI CHÚ |
I: PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG |
|||
II: KIẾN THỨC |
|||
III: KĨ NĂNG SƯ PHẠM |
|||
XẾP LOẠI CHUNG |
2. Những điểm mạnh
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
3. Những điểm yếu
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………, ngày …….. tháng …… năm….. Giáo viên |
Minh chứng đánh giá xếp loại giáo viên Mầm non
Tiêu chí | Mức độ đạt được của tiêu chí | Ví dụ về minh chứng |
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo. |
||
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo |
Đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo |
Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/kết luận của các đợt thanh tra, kiểm tra (nếu có)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận về việc giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em…; hoặc bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú ghi nhận giáo viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt (nếu là đảng viên); hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ em ghi nhận giáo viên nghiêm túc, đối xử đúng mực đối với trẻ em. |
Khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo |
Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú (nếu là đảng viên) ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, có ý thức tự học, tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; hoặc công văn/quyết định phân công cử giáo viên hoặc hình ảnh giáo viên xuống tận các thôn, bản, nhà dân để động viên cha mẹ trẻ cho trẻ đến trường. |
|
Tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo |
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoặc giáo viên dạy giỏi các cấp. – Ý kiến cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ trẻ em/đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/các tổ chức cá nhân phản ảnh tích cực về giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực; hoặc giáo viên báo cáo chuyên đề/ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/nhà trường về những kinh nghiệm trong rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức; hoặc hình ảnh, tấm gương giáo viên cùng nhà trường vượt qua những khó khăn (do thiên tai, bão lũ…) để thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục. |
|
Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo |
Đạt: Có tác phong và phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non |
– Mặc trang phục phù hợp, không vi phạm đạo đức nhà giáo; – Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/kết quả và tiến độ thực hiện công việc…ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non. |
Khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha mẹ trẻ. |
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/cha mẹ trẻ em/kết quả thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, tiến độ thực hiện công việc…ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ và có ý thức rèn luyện, phấn đấu xây dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha, mẹ trẻ em có tác động tích cực tới trẻ em; hoặc kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp/chủ nhiệm có sự tiến bộ. |
|
Tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo |
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua; – Giấy khen/biên bản họp/ý kiến ghi nhận của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ trẻ em về việc giáo viên có phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ. – Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp/chủ nhiệm có sự tiến bộ/vượt mục tiêu đề ra; hoặc giáo viên có ý kiến chia sẻ tại buổi họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về kinh nghiệm, biện pháp, cách thức tạo dựng phong cách nhà giáo phù hợp tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương và quy định của ngành. |
|
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non. |
||
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân |
Đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định |
– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non theo quy định; – Các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định. |
Khá: Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em |
– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định; – Kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em. |
|
Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân |
– Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định/kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em. – Biên bản dự giờ chuyên đề/ý kiến trao đổi/đề xuất/biện pháp/giải pháp/sáng kiến triển khai thực hiện nhiệm vụ và phát triển chuyên môn trong nhà trường/theo yêu cầu của phòng GDĐT/Sở GDĐT được ghi nhận. |
|
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em |
Đạt: Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp |
– Bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; – Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch. |
Khá: Chủ động linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương; |
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc điều chỉnh kế hoạch/có biện pháp/giải pháp đổi mới, sáng tạo, điều chỉnh các hoạt động trong kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn trường, lớp và văn hóa địa phương; – Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ trong năm học. |
|
Tốt: Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương. |
– Bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua và kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ em trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra trong năm học; – Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường (hoặc ý kiến ghi nhận từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên) ghi nhận về việc giáo viên có ý kiến trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, đề xuất biện pháp xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giáo viên thực hiện báo cáo chuyên đề/có ý kiến chia sẻ, hướng dẫn cách thức, biện pháp xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp, phù hợp với điều kiện thực tiễn trường, lớp và văn hóa địa phương. |
|
Tiêu chí 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em |
Đạt: Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non |
– Bản kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm lớp, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; – Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trở lên/biên bản sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề, trong đó ghi nhận giáo viên đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non. |
Khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp |
– Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trở lên/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ trẻ em, trong đó ghi nhận giáo viên đã đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường; – Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ. |
|
Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em. |
– Phiếu dự giờ được đánh giá và loại tốt (giỏi), trong đó ghi nhận giáo viên đã đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp, của nhà trường; – Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra; – Biên bản các cuộc họp/sinh hoạt chuyên môn ghi nhận việc giáo viên có trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp, của nhà trường; hoặc báo cáo chuyên đề về biện pháp/giải pháp liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được nhà trường/phòng GDĐT/Sở GDĐT xác nhận; hoặc bằng khen/giấy khen giáo viên dạy giỏi. |
|
Tiêu chí 6: Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em |
Đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non; |
– Bản kế hoạch giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em được tổ chuyên môn, ban giám hiệu thông qua – Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trong đó ghi nhận việc GV thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ |
Khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp; |
– Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trong đó ghi nhận việc GV thực hiện và điều chỉnh phù hợp các hoạt động giáo dục đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp – Kết quả giáo dục của trẻ trong nhóm, lớp có sự tiến bộ. |
|
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em. |
– Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại tốt trong đó ghi nhận việc GV thực hiện và điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp – Kết quả giáo dục của trẻ trong nhóm, lớp có sự tiến bộ rõ rệt vượt mục tiêu đặt ra; hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ ghi nhận kết quả tiến bộ của trẻ trong các lĩnh vực giáo dục; – Giáo viên có báo cáo/ Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận |
|
Tiêu chí 7: Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em |
Đạt: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; |
– Sổ chuyên môn của GV/ nhật kí ngày của trẻ có ghi lại kết quả quan sát, đánh giá của GV về trẻ – Bản kế hoạch giáo dục thể hiện được căn cứ điều chỉnh các hoạt động giáo dục dựa trên việc sử dụng kết quả quan sát và đánh giá trẻ, được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; |
Khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục; |
– Sổ chuyên môn của GV/nhật kí ngày của trẻ có ghi lại kết quả quan sát, đánh giá của GV về trẻ; – Bản kế hoạch giáo dục thể hiện được sự vận dụng các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; – Kế hoạch chăm sóc, GD phản ánh việc điều chỉnh dựa trên kết quả quan sát, đánh giá trẻ được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; |
|
Tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non. |
– Kế hoạch chăm sóc, GD phản ánh việc điều chỉnh dựa trên kết quả quan sát, đánh giá trẻ, được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua; – Kết quả chăm sóc, giáo dục trên trẻ trong nhóm lớp có sự tiến bộ rõ rệt – Giáo viên được tham gia hoạt động tự đánh giá hoặc đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non. – GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận |
|
Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp |
Đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định; |
– Đảm bảo các hồ sơ sổ sách của nhóm lớp theo quy định – Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức trung bình theo đánh giá của tổ chuyên môn. |
Khá: Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp; |
– Đảm bảo các hồ sơ sổ sách của nhóm lớp theo quy định. – Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức khá theo đánh giá của tổ chuyên môn – Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp được tổ chuyên môn xác nhận hoặc được ghi lại trong biên bản họp |
|
Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn. |
– Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức tốt theo đánh giá của tổ chuyên môn – Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp được tổ chuyên môn xác nhận hoặc được ghi lại trong biên bản họp – GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về quản lý nhóm, lớp; Hỗ trợ đồng nghiệp về quản lý nhóm, lớp được tổ chuyên môn xác nhận. |
|
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường. |
||
Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện |
Đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường; |
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) có ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; hoặc biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/cấp trên/Phụ huynh ghi nhận việc giáo viên tham gia thực hiện đúng các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; |
Khá: Chủ động phát hiện, phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường; |
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) có ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; hoặc biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/cấp trên/Phụ huynh ghi nhận việc giáo viên tham gia thực hiện đúng các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; – Giáo viên có phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường (nếu có) và được tổ chuyên môn/BGH ghi nhận/hoặc được ghi trong biên bản họp |
|
Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện, đối với trẻ em. |
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) có ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; hoặc biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/cấp trên/Phụ huynh ghi nhận việc giáo viên tham gia thực hiện đúng các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh không bạo lực đối với trẻ em; – Giáo viên có phản ánh kịp thời, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em, phòng, chống bạo lực học đường, chấn chỉnh các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường (nếu có) và được tổ chuyên môn/BGH ghi nhận/hoặc được ghi trong biên bản họp – GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về tổ chức xây dựng môi trường vật chất và môi trường văn hóa, xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện, đối với trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận |
|
Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường |
Đạt: Thực hiện các quy định về quyền trẻ em; các quy định về quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ theo quy chế dân chủ trong nhà trường |
– Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ trong nhà trường; hoặc bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục/biên bản họp cha mẹ trẻ em trong đó có thể hiện được việc thực hiện đầy đủ các quy định, các biện pháp đảm bảo công bằng, dân chủ trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. |
Khá: Đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, ngăn chặn, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có); |
– Ý kiến đề xuất thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học. – Biên bản họp cha mẹ trẻ/ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có). |
|
Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ theo quy chế dân chủ trong nhà trường. |
– Ý kiến đề xuất biện pháp thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học. – Biên bản họp cha mẹ trẻ/ ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có). – Báo cáo chuyên đề/ý kiến chia sẻ của giáo viên trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về việc hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em, quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ trẻ hoặc người giám hộ và sự phối hợp với cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ năm học. |
|
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng Tham gia tổ chức và thực hiện việc xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em |
||
Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
Đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; |
– Bản ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc GV xây dựng được mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em – Biên bản họp cha mẹ trẻ ghi nhận việc giáo viên xây dựng được mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
Khá: Phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em; |
– Biên bản hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/biên bản họp cha mẹ trẻ/sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường (hoặc sổ liên lạc điện tử,…)… ghi nhận giáo viên phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em; – Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và kết quả thực hiện các hoạt động ngày lễ, hội, các hoạt động trải nghiệm đa dạng, trong đó có ghi nhận sự phối hợp, tham gia của cha mẹ trẻ; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên đã xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ trẻ em. |
|
Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng. |
– Biên bản hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/biên bản họp cha mẹ trẻ.. ghi nhận giáo viên chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em/thực hiện các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng. – Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường (số liên lạc điện tử,…).. ghi nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng và trao đổi thường xuyên về tình hình chăm sóc, giáo dục trẻ em. |
|
Tiêu chí 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em |
Đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng trong thực hiện các quy định về quyền trẻ em |
– Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường (số liên lạc điện tử).. ghi nhận được sự hợp tác với cha, mẹ và trao đổi thường xuyên về tình hình thực hiện các quy định về quyền trẻ em; – Biên bản họp cha mẹ trẻ/sổ chủ nhiệm trong đó ghi nhận các ý kiến của cha mẹ trẻ trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các quy định về quyền trẻ em; hoặc kế hoạch giáo dục trong đó thể hiện được sự chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên hợp tác với cha mẹ, người giám hộ và cộng đồng để thực hiện quyền trẻ em. |
Khá: Chủ động phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em; |
– Biên bản họp cha mẹ trẻ ghi nhận sự chủ động phối hợp của GV với Cha, mẹ hoặc người giám hộ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em. – Kết quả thực hiện các hoạt động ngày lễ, hội và các hoạt động trải nghiệm, trong đó có ghi nhận sự phối hợp, tham gia của cha mẹ trẻ để bảo vệ quyền trẻ em; hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên đã tạo dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác và chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em. |
|
Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em; giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ trẻ liên quan đến quyền trẻ em. |
– Biên bản họp cha mẹ trẻ/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận việc giáo viên đã chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng và có đề xuất được các biện pháp giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ trẻ liên quan đến quyền trẻ em. – Ý kiến trao đổi/đề xuất/báo cáo chuyên đề/sáng kiến/bài viết về các biện pháp tăng cường sự phối hợp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan; hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ/hình ảnh ghi nhận việc phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ và cộng đồng để giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ trẻ liên quan đến quyền trẻ em.. |
|
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em Sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. |
||
Tiêu chí 13: Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em |
Đạt: Sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh); hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; |
Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có thể sử dụng được các từ ngữ, câu đơn giản trong giao tiếp bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với những vùng dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương về ngoại ngữ do các đơn vị có thẩm quyền cấp. |
Khá: Trao đổi thông tin đơn giản bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) với nội dung liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số |
Ý kiến ghi nhận, xác nhận của tổ, nhóm chuyên môn hoặc ban giám hiệu, đồng nghiệp hoặc cấp trên về việc giáo viên có thể trao đổi thông tin đơn giản bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) với nội dung liên quan đến hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giao tiếp thành thạo bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương về ngoại ngữ, tiếng dân tộc do các đơn vị có thẩm quyền cấp; |
|
Tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số. |
Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số. Hoặc trình độ mức 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ tương đương về ngoại ngữ do các đơn vị có thẩm quyền cấp; Hoặc báo cáo chuyên đề chuyên môn, hoặc hoạt động giáo dục, trong đó có tài liệu tham khảo bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh). |
|
Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin. |
Đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp |
Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Hoặc chứng chỉ hợp lệ xác nhận trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Hoặc kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhóm, lớp thể hiện sự sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản |
Khá: Xây dựng được một số bài giảng điện tử; sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; |
– Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhóm, lớp – Hoặc chứng chỉ hợp lệ xác nhận trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định (tại thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông); – Phiếu dự giờ hoạt động/biên bản sinh hoạt chuyên môn ghi nhận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng các bài giảng điện tử, sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em |
|
Tốt: Chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp |
– Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận trình độ, kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử, sử dụng được các thiết bị công nghệ đơn giản phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em – Báo cáo các hoạt động giáo dục/bài viết/ý kiến trao đổi, hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý nhóm, lớp. |
|
Tiêu chí 15: Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em |
Đạt: Thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp |
– Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp; – Biên bản dự giờ hoạt động giáo dục ghi nhận việc giáo viên thể hiện được khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp. |
Khá: Vận dụng sáng tạo các loại hình nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản vào hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ em trong trường mầm non. Tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em ở trường mầm non |
Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên vận dụng sáng tạo các loại hình nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản vào hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ em trong trường mầm non; – Kế hoạch của nhà trường ghi nhận việc GV tham gia tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em ở trường mầm non – Biên bản dự giờ hoạt động giáo dục ghi nhận việc giáo viên thể hiện sáng tạo khả năng tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp |
|
Tốt: Xây dựng được môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non; chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non |
Ý kiến ghi nhận, xác nhận của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên vận dụng sáng tạo các loại hình nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, múa, văn học nghệ thuật đơn giản vào hoạt động chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ em và xây dựng được môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non. Kế hoạch của nhà trường ghi nhận việc GV tham gia tổ chức các hoạt động ngày hội, lễ và hoạt động nghệ thuật cho trẻ em ở trường mầm non. Trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo giáo viên có báo cáo chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục trẻ em giàu tính nghệ thuật trong nhóm, lớp và trường mầm non |
Hướng dẫn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non
Để việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non một cách Khách quan, hiệu quả thì với mỗi tiêu chuẩn chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể, giáo viên cần chú ý như sau:
1. Đối với tiêu chuẩn 1:
Về Phẩm chất nhà giáo, cần hiểu rõ đó là việc giáo viên phải tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
Từ đó, dựa vào thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT có thể đưa ra đánh giá Mức độ đạt được của tiêu chí theo các mức:
– Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
– Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
– Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.
Cùng với đó là ví dụ minh chứng cho việc đánh giá ở mức đạt trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định nhà giáo như:
– Bản đánh giá và phân loại giáo viên ghi nhận về việc giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em…;
– Bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú ghi nhận giáo viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt (nếu là đảng viên);
– Biên bản họp cha mẹ trẻ em ghi nhận giáo viên nghiêm túc, đối xử đúng mực đối với trẻ em, luôn quan tâm, nhắc nhở các em trong quá trình rèn luyện học tập.
2. Đối với tiêu chuẩn 2:
Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, tức là Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.
Ví dụ: trong tiêu chí Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em được đánh giá xếp loại như sau:
– Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
– Mức khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;
– Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.
3. Đối với tiêu chuẩn 3:
Xây dựng môi trường giáo dục, ở đây hướng đến việc Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.
Ví dụ: Trong tiêu chí thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường dựa trên:
– Mức đạt: Thực hiện các quy định về quyền trẻ em; các quy định về quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường;
– Mức khá: Đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, ngăn chặn, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường (nếu có);
– Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực hiện các quy định về quyền trẻ em; phát huy quyền dân chủ của bản thân, đồng nghiệp và cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em theo quy chế dân chủ trong nhà trường.
4. Đối với tiêu chuẩn 4:
Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Với tiêu chuẩn này, giáo viên xếp loại dựa vào:
Tiêu chí: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
– Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
– Mức khá: Phối hợp kịp thời với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ em;
– Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.
Tiêu chí: Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em, tiêu chí này được đánh giá như sau:
– Mức đạt: Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tôn trọng, hợp tác với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong thực hiện các quy định về quyền trẻ em;
– Mức khá: Chủ động phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em;
– Mức tốt: Chia sẻ, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng thực hiện các quy định về quyền trẻ em cho cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng. Đề xuất các giải pháp tăng cường phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em; giải quyết kịp thời các thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em liên quan đến quyền trẻ em.
Đối với tiêu chuẩn 05: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được đánh giá theo tiêu chí:
– Sử dụng được một ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phiếu tự đánh giá xếp loại của giáo viên Mầm non Mẫu đánh giá giáo viên Mầm non theo Thông tư 26 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.