Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024 – 2025 mang tới những lời nhận xét, đánh giá cho 2 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức.
Qua những lời nhận xét, đánh giá môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 chi tiết từng nội dung theo từng tiêu chí, để cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 12 mới trước khi đưa vào giảng dạy. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm góp ý SGK lớp 12 môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lí, Lịch sử, Hóa học. Mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa mônGiáo dục quốc phòng và an ninh 12
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……, ngày …tháng…năm…. |
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA CỦA GIÁO VIÊN
Môn: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Họ và tên giáo viên: ………………, đơn vị công tác: …………………………….
Căn cứ Bộ Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa (SGK) phù hợp với cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố ……………..ban hành tại Quyết định số ………./QĐ-UBND ngày ……/……./2024 của Uỷ ban nhân dân thành phố ………, tôi có ý kiến nhận xét, đánh giá hai cuốn SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 như sau:
I. Nhận xét theo từng tiêu chí
1. SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm-Công ty Đầu tư xuất bản-Thiết bị Giáo dục Việt Nam
1.1. Về tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của Thành phố …………
– Nội dung SGK đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của thành phố ………….
– Nội dung SGK đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phương pháp học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh tại thành phố …………..
– Cấu trúc, nội dung SGK có tính mở, tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế thành phố ……….. , đặc biệt là các câu hỏi, tình huống các phần Mở đầu, Khám phá, Luyện tập/Thực hành và Vận dụng của từng bài học.
– Chất lượng sách tốt: Giấy in, mực in an toàn, không tạo ra bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh; chất lượng giấy in bìa và các trang ruột của sách bảo độ bền, có thể sử dụng lâu dài; màu sắc trung thực, sống động, độ nét cao, độ tương phản của chữ bảo đảm quy định, không gây mỏi mắt, ảnh hưởng đến thị giác của học sinh; khổ sách, cỡ chữ, kiểu chữ phù hợp với tâm sinh lí học sinh THPT; không có lỗi in ấn.
1.2. Về tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học ở các cơ sở giáo dục phổ thông
a) Phù hợp với việc học của học sinh
– SGK được trình bày hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh; kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, phù hợp với nội dung bài học, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao; hình ảnh trong SGK vừa mang tính đại diện vừa gợi mở để mỗi địa phương có thể thay thế tương tự.
– Nội dung mỗi bài học trong SGK được thể hiện, trình bày sinh động, chỉ dẫn rõ ràng, có sức lôi cuốn, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập; các mục, tiểu mục nội dung kiến thức và các hoạt động dạy học được sắp xếp tường minh và được đánh số rõ ràng, giá viên và học sinh dễ theo dõi.
– Nội dung các bài học/chủ đề trong mỗi môn học cần đảm bảo tính liên môn với các môn học khác và có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập; nội dung SGK tuân thủ chương trình, bảo đảm liên thông, thống nhất với nội dung các môn học khác, nhất là các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
– Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học phải hướng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho học sinh; mỗi hoạt động học tập trong SGK đều có thể khai thác để góp phần hình thành, phát triển kiến thức, kĩ năng, phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù quy định trong chương trình.
– SGK, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả; cùng với học liệu điện tử của lớp 10, 11, trên trang hoc10.vn có clip hỗ trợ dạy học tiết dạy thực hành (bản demo Động tác nằm bắn súng tiểu liên AK)
b) Phù hợp với cơ sở vật chất và việc lập kế hoạch dạy học tại cơ sở giáo dục phổ thông
-Cấu trúc SGK có tính mở, linh hoạt, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; các mục, tiểu mục nội dung dạy học và các hoạt động dạy học được thiết kế phù hợp với thời lượng dạy học quy định tại chương trình, giáo viên dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục.
-Cấu trúc SGK thuận lợi, hợp lý để tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường; các câu hỏi, bài tập, tình huống trong SGK được thiết kế theo các cấp độ đánh giá năng lực (biết, hiểu, vận dụng).
-Nội dung SGK đảm bảo triển khai tốt, phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục phổ thông; nội dung từng bài học bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình nên có thể triển khai dạy học trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường
c)Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên
-Cách thiết kế bài học/chủ đề trong SGK phải hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực; đảm bảo triển khai khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở giáo dục phổ thông; SGK tạo thuận lợi cho giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như “Đọc tích cực”, “Động não”, “Phát hiện và giải quyết vấn đề”, “Thực hành”, “Đóng vai”,…
– SGK có nhiều nội dung, chủ đề kiến thức liên môn, phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn; các bài học đều có thể dạy học tích hợp liên môn giữa Giáo dục quốc phòng và an ninh với Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Mĩ thuật…và có thể đưa bài học vào cuộc sống ở thành phố Đà Nẵng.
– Nội dung SGK đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; đối với mỗi hoạt động học tập trong SGK có thể sử dụng nhiều cách thức đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, nhóm học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau… theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực quy định tại chương trình.
– Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác; cùng với học liệu các lớp 10, 11, trang học 10.vn có cung cấp trước một tuần miễn phí: kế hoạch bài dạy (giáo án), bài giảng trình chiếu, clip tiết dạy minh hoạ (lí thuyết và thực hành)
SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
II. Nhận xét chung
1. Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 (Cánh Diều). Nguyễn Thiện Minh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Đức Hạnh (Chủ biên), Nguyễn Đức Đăng, Phí Văn Hạnh, Uông Thiện Hoàng, Nguyễn Văn Tình, Hoàng Lê Nam, Lương Hồng Sinh. Nhà xuất bản: Đại học sư phạm.
a) Ưu điểm:
– Sách giáo khoa môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 đáp ứng yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm, không có định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi và địa vị xã hội
– Nội dung sách giáo khoa phản ánh cơ bản đầy đủ nội dung của chương trình môn học, bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đáp ứng cơ bản yêu cầu các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng. Sách giáo khoa được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu, tạo hứng thú học tập cho học sinh
– Sách giáo khoa đảm bảo tính cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học. Thể hiện hợp, lý mang tính giáo dục cao về tính chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Các bài học trong sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; việc tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh. Về các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục.
– Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần: Hướng dẫn sử dụng sách; ; mục lục; lời nói đầu; bài học; giải thích thuật ngữ. Về cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản sau: “Khởi động”; “Khám phá”; Luyện tập (Thực hành); Vận dụng. Ngoài ra sách còn có phần em có biết giúp các em mở rộng hiểu biết về nội dung bài học hơn. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện khoa học, chính xác, sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, chủ động, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập đồng thời có thể phát triển kỹ năng hợp tác của học sinh. Cách thiết kế bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực
– Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt, bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm, đơn vị đo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện tương đối chính xác nội dung cần trình bày, cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 12. Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ. Tranh, ảnh, hình vẽ trong sách giáo khoa thể hiện rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh lớp 12 và chỉ rõ nguồn trích dẫn.
– Chất lượng sách giáo khoa được in với chất liệu đảm bảo, có thể được sử dụng lại cho năm học sau để tránh lãng phí, tốn kém.Hình ảnh đẹp, đầy đủ, viết ngắn gọn đầy đủ.Câu hỏi và tình huống dẫn dắt tạo hứng thú cho tiết học
b) Hạn chế:
– ……………………………………….
2. Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Nghiêm Viết Hải (Tổng Chủ biên), Đoàn Chí Kiên (Chủ biên), Hoàng Quốc Huy, Mai Đức Kiên, Doãn Văn Nghĩa. Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam.
a) Ưu điểm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
b) Hạn chế:
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……., ngày….. tháng….. năm 2024
Giáo viên nhận xét
(Kí và ghi rõ họ tên)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh Góp ý SGK lớp 12 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.