Bạn đang xem bài viết Phát triển kỹ năng bắt chước thông qua âm nhạc ở trẻ tự kỷ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo dục trẻ tự kỷ bằng phương pháp bắt chước là hành vi rất cần thiết. Điều này giúp trẻ có thể phát triển và tăng trưởng bình thường như những đứa trẻ khác.
Kỹ năng bắt chước là gì?
Kỹ năng bắt chước là hành động sao chép hành vi của người khác thông qua việc nhìn thấy và quan sát:
- Bắt chước cử chỉ và vận động.
- Bắt chước các hành động, thao tác với đồ vật
- Bắt chước âm thanh hoặc từ ngữ.
Ở giai đoạn sơ sinh trẻ sẽ phát triển kỹ năng bắt chước. Bé có thể quan sát và thực hiện bắt chước âm thanh, hành động và nét mặt của mẹ. Hành động bắt chước qua lại này giúp trẻ học được cách chia sẻ cảm xúc, tập trung chú ý, luân phiên,… và phát triển kỹ năng tương tác xã hội.
Kỹ năng bắt chước ở trẻ mắc chứng tự kỷ
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc bắt chước, điều này ảnh hưởng đến nhiều đến sự phát triển ở các lĩnh vực khác:
- Dự đoán kết quả ngôn ngữ thông qua bắt chước cử chỉ và chuyển động cơ thể.
- Trẻ khó phát triển các kỹ năng chơi, liên quan đến bắt chước các hành động với đồ vật.
- Hạn chế tương tác, vui chơi cùng bạn.
- Phát triển một số kỹ năng bắt chước cho trẻ tự kỷ trước khi có thể có được sự chú ý chung (khả năng chia sẻ sự tập trung với người khác vào một đồ vật).
Phát triển kỹ năng bắt chước thông qua âm nhạc
Âm nhạc là phương pháp khá phổ biến giúp phát triển kỹ năng bắt chước cho trẻ tự kỷ. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sử dụng dữ liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng sau:
Bắt chước cách tạo ra âm thanh của nhạc cụ
Bạn có thể sử dụng các loại nhạc cụ gõ không định âm như: Trống, xúc xắc, tambourine, maracas, castanet,… thực hiện gõ, lắc, lăn, vỗ,.. theo nhịp điệu của những bài hát mà trẻ thích để hướng dẫn trẻ tự tạo ra âm thanh.
Trẻ tự kỷ có khả năng bắt chước hành động với đồ vật dễ hơn các hình thức bắt chước khác thông qua bắt chước biểu cảm nét mặt, bắt chước âm thanh, ngữ điệu.
Bắt chước âm thanh
Bạn có thể hướng dẫn trẻ bắt chước lại tiếng kêu của các loài động vật như: Chó, mèo, gà, chuột, vịt, bò… Hoặc mô phỏng các âm thanh quen thuộc trong cuộc sống, thiên nhiên như: Tiếng động cơ, tiếng còi của các phương tiện giao thông, tiếng gió, tiếng mưa,…
Bắt chước vận động phụ họa cho bài hát
Hướng dẫn trẻ bắt chước vận động phụ họa cho bài hát không chỉ phát triển kỹ năng bắt chước mà còn hỗ trợ trẻ nhận biết, điều khiển linh hoạt các bộ phận khác trên cơ thể.
Bạn nên bắt đầu từ việc thực hiện lặp đi lặp lại một động tác sau đó mở rộng kết hợp hai hoặc nhiều bộ phận cùng lúc.
Bắt chước biểu cảm – ngữ điệu
Đối với trẻ tự kỷ bắt chước biểu cảm – ngữ điệu là hình thức tương đối khó thực hiện vì thực tế trẻ thường gặp khó khăn trong việc nhận biết và thể hiện cảm xúc với người khác.
Để thực hiện phương pháp này, cha mẹ cần sử dụng bài hát hoặc câu chuyện âm nhạc để dạy bé cách thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Chú ý vào giọng nói ngữ cảnh khi thể hiện lời bài hát hoặc cảm xúc khi đọc truyện.
Trên đây là thông tin về phát triển kỹ năng bắt chước thông qua âm nhạc ở trẻ tự kỷ mà Pgdphurieng.edu.vn tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này bổ ích đến bạn.
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phát triển kỹ năng bắt chước thông qua âm nhạc ở trẻ tự kỷ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.