Phân tích vẻ đẹp lãng mạn qua 2 câu thơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” là một trong những đề tài rất hay.
Phân tích 2 câu thơ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm mang đến bài văn mẫu cực hay, giúp các bạn lớp 10, lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kỹ năng viết văn ngày một hay hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích Tây Tiến, mở bài Tây Tiến, kết bài Tây Tiến, phân tích đoạn 1 Tây Tiến.
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn qua 2 câu thơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Phân tích câu thơ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Những hào hùng, những bi tráng đều được khắc họa trên hình ảnh người lính trong “Tây Tiến” của “Quang Dũng”. Những gian nan đó được tác giả nhìn nhận một cách vô cùng thực tế khi chính bản thân Quang Dũng cũng là người lính trong đoàn binh này. Ngoài những sức mạnh hào hùng đó Quang Dũng còn diễn tả hình ảnh người lính qua một phương diện vô cùng lãng mạn, điều đó được thể hiện qua hai câu thơ sau:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Là những thanh niên trai tráng đang độ tuổi trưởng thành để phát triển lợi ích bản thân, nhưng vì lòng dũng cảm cùng với tinh thần thương quê hương yêu đất nước. Họ đã tạm gác những dự định của bản thân lại phía sau, phía trước sẵn sàng hi sinh sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc. Có lẽ khi đang ở độ tuổi trưởng thành còn đồng thời cũng là những chàng trai Hà thành hào hoa phong nhã việc phải chịu những gian nan khổ cực đối với những người lính này vô cùng lớn. Nhưng trong cái khổ cực ấy là hình ảnh hiện thân của những dáng hình thân thương nơi quê nhà, đồng thời đó cũng là sức mạnh tinh thần để họ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài gia đình quê hương là động lực chiến đấu của những người lính đó thì hình bóng người thương cũng là sức mạnh để chiến đấu kiên cường. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” đã đánh thức giấc mơ của những ngày còn thong dong tự tại của những người lính này. Đồng thời đó cũng là sự thao thức giấc mộng về ngày chiến thắng, mặt khác hình ảnh “mắt trừng” cũng nói lên sự hận thù với lũ giặc này. Qua đó càng nhấn mạnh thêm về những thao thức đến giấc mộng của ngày chiến thắng.
Tác giả như đặt mình vào vị trí những người lính vậy, ông viết: “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, cho thấy niềm mong mỏi, sự nhung nhớ của người lính Tây Tiến về những bóng hồng nơi quê nhà. Nhưng vì sự đối lập với thực tại khắc nghiệt “dáng kiều thơm” ấy chỉ dám xuất hiện trong giấc mơ. Vì người mình yêu, vì ngày được trở về với “dáng kiều thơm” này đó cũng chính là một trong số những động lực để chiến thắng để bảo vệ món quà tinh thần này. Cho dù khó khăn, dù có gian khổ nhưng tinh thần bất khuất vẫn còn mãi vì hình bóng người thương và hình ảnh quê hương thân mến là động lực để chiến đấu.
Qua đó thấy rằng, người lính Tây Tiến ngoài việc khoác lên mình sức mạnh hào hùng bi tráng, thì chất chưa sâu bên trong hình ảnh sắt đá đấy là những trái tim mềm mại, là những tâm hồn lãng mạn dành cho quê nhà nói chung và đặc biệt “dáng kiều thơm” trong lòng nói riêng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân tích câu thơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Tây Tiến của Quang Dũng của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.