Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến mang đến gợi ý kèm theo bài văn mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để dễ dàng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ hay.
Thu ẩm là bài thơ hay của Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được một mùa thu nhẹ nhàng, trầm lắng, man mác nỗi buồn, nỗi cô đơn của thi nhân. Đồng thời qua đó cũng thấy được sự tinh tế và tài năng trong phong cách làm thơ của Nguyễn Khuyến. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích bài thơ Thu điếu, phân tích Thu vịnh.
Dàn ý phân tích bài thơ Thu ẩm
a. Mở bài:
Nguyễn Khuyến là tác giả xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.
- Thu ẩm nằm trong chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến và là một trong số những bài thơ thu nổi tiếng nhất của Nguyễn Khuyến
- Bài thơ là dòng cảm xúc của con người yêu đời, yêu quê hương, đất nước. Trong hình ảnh thu đó là hình ảnh đồng quê Bắc Bộ với dáng thu, hồn thu lung linh.
b. Thân bài:
– Hai câu đề:
- Ba gian nhà có thấp le te,Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
- Không giống như những tác giả khác chọn không gian sáng làm tôn lên bức tranh thu. Nguyễn Khuyến chọn mùa thu trong không gian đặc biệt là buổi đêm “ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe”. Cảnh thu thì không phải là những gì tươi đẹp, sang trọng, rực rỡ. Đó là cảnh nghèo khó “ba gian nhỏ cỏ”. Gian nhà cỏ là biểu trưng của cái nghèo, cái cực. Nhưng vào thơ Nguyễn Khuyến, cái nghèo dường như bị xóa nhòa. Từ láy “le te” gợi hình dung về mức độ thấp của cảnh vật. Bóng tối dường như bao trùm và khiến cảnh vật bị xóa nhòa.
– Hai câu thực:
- Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,Làn áo lóng lánh bóng trăng loe.Hình ảnh thơ rất độc đáo: sương thu như màu khói phủ quanh bờ rào. Cách chọn hình ảnh rất bình dị, rất mộc mạc. Chi tiết bóng trăng xuất hiện đã cho người đọc hình dung về hình ảnh mặt trăng in trên bóng nước tạo ra những gợn sóng lăn tăn khiến người nhìn có hình dung về bóng trăng loe. Âm “l” đứng đầu các từ gần nhau góp phần làm rõ hơn về bức tranh
- Các phụ âm đầu 7 đứng gần nhau (Làn, lóng lánh, loe) đặc tả cảnh đó và thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến.
– Hai câu luận:
- Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
- Trong câu thơ này, tác giả miêu tả hình ảnh bầu trời. Bầu trời có màu xanh và xanh ở mức tuyệt đối “xanh ngắt”. Nghệ thuật nhân hóa “da trời” đã làm người đọc liên tưởng về hình ảnh thu tươi đẹp và giống như một người thiếu nữ xinh đẹp.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” đã làm người đọc hình dung về sự huyền bí, mờ ảo trong tác phẩm.
- Đối tượng miêu tả thứ hai của tác giả là miêu tả chính bản thân mình. Đôi mắt đỏ hoe ở đây là đôi mắt chứa đầy những tâm trạng. Bởi lẽ, đôi mắt đỏ hoe chứa nhiều cảm xúc.
– Hai câu kết:
- Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,Chỉ dăm ba chén đã say nhè.
- Cụm từ “tiếng rằng hay hay chẳng thấy” tức là thường xuyên uống rượu hoặc được hiểu là tửu lượng cao. Và dù “chỉ dăm ba chén” nhưng ta thấy được câu chuyện ở đây không phải là uống rượu. Mà đó chỉ là một vài chén. Uống rượu không nhằm say mà uống rượu để quên đi nỗi buồn thời thế.
* Nghệ thuật:
- Thể thất ngôn bát cú Đường luật
- Sáng tạo trong gieo vần và sử dụng từ ngữ
c. Kết bài:
– Tâm trạng u hoài của Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật. Nhà thơ đã làm rõ được tình thu và cảnh thu buồn bã.
Phân tích bài thơ Thu ẩm
Hình như trong thi ca – nhắc đến mùa thu là nhắc đến nỗi buồn – nỗi buồn trải ra với đầy đủ cung bậc: từ buồn thương, buồn nhở, buồn man mác… Nhưng với mỗi thi nhân, nỗi buồn lại gắn với một tâm sự khác nhau. Đến với Thu ẩm của Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng cảnh Việt Nam – người đọc lại được chiêm ngưỡng một bức tranh thu với với đủ sắc màu và âm thanh dưới cái nhìn, dưới con mắt của một thi nhân, của một con người đang đơn độc nâng chén với cuộc đời. Nhan đề “Thu ẩm” – mùa thu uống rượu – là nhãn tự, là nơi nói lên nội dung chính của bài thơ.
Có thể nói, trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, chỉ có bài Thu điếu là nhất quán về không gian, về thời gian. Còn ở bài Thu vịnh và Thu ẩm khó có thể xác định một không gian, thời gian cụ thể nào. Có thể nhà thơ Nguyễn Khuyến uống rượu làm thơ trong một đêm thu nào đó nhưng cảnh thu không nhất thiết là cảnh đêm thu. Khi cái say men đã làm thi nhân hơi chếnh choáng thì các hình ảnh lần lượt hiện về trong tâm trí dệt nên bức tranh thu đa dạng.
Vẫn bằng bút pháp hiện thực quen thuộc, bằng lời thơ bình dị, Nguyễn Khuyến mở đầu bài thơ bằng cảnh:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu, đóm lập lòe.
Nơi nhà thơ đang uống rượu làm thơ không phải là thư phòng, thư sảnh của lầu son gác tía nào mà chỉ là ngôi nhà cô đơn sơ bình dị nơi thôn dã, một ngôi nhà lợp bằng rơm rạ “thấp le te”. Từ nơi ấy thi nhân nhìn ra chỉ thấy màn đêm sâu thẳm. Đó là một đêm tối gợi lên chiều sâu không cùng, tối tăm, ánh sáng đom đóm mới lập lòe như thế. Trong đêm thu trời tối, Nguyễn Khuyến trầm ngâm bên chén rượu, những cảnh thu ở nhiều nơi cứ lập lòe ẩn hiện trong tâm trí của thi nhân. Đó là cảnh chiều thu quê hương yên ả, đầm ấm:
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt.
Đó là cảnh đêm trăng mùa thu được cảm nhận từ phía ao nhà: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”. Đó là cảnh mùa thu trong một ngày nắng đẹp: “Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt”. Cảnh trong tâm tưởng mà rất thực, rất bình dị. Đó là cảnh quê, hồn quê từ lâu đã thấm sâu, hòa nhập vào tâm hồn Nguyễn Khuyến để khi làm thơ thi hứng lại gọi về. Trăng mùa thu là thi liệu quen thuộc nhưng thi liệu ấy lại trở nên mới mẻ sinh động lạ thường khi được nhìn qua đôi mắt của thi sĩ làng quê Yên Đổ. Nhà thơ Xuân Diệu cho đây “là một câu thơ hiếm có”, một phát hiện của nhà thơ có tài: “… câu Làn ao lóng lánh bóng trăng loe, là của một thi sĩ thật có tài, bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng lóe ra, bốn chữ khả năng (làn, lóng, lánh, loe) gợi chất vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh (lóng, lánh, bóng) gợi ánh bắn đi; từ loe, âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe) như cái ao chẳng hạn”. Xuân Diệu đã phân tích rất tinh tế khả năng gợi tả của ngôn ngữ ở phương diện ngữ âm. Nhưng để có cái hay, cái đẹp, cái độc đáo ấy trước hết là ở cách nhìn, ở hướng tiếp cận. Thi sĩ bao đời nay miêu tả trăng thu. Nhìn trăng qua ao mới có vẻ đẹp lóng lánh như thế, trăng từ trong ao hắt ánh sáng lên mới tạo ra những chùm sáng lòe như thế. Một thi sĩ tài năng thì không có đề tài nào là mòn cũ, không có câu chữ nào là mất đi sức sống.
Thu ẩm là mùa thu uống rượu mà mãi cuối bài thơ mới thấy hình ảnh người uống rượu xuất hiện:
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
Đó là chân dung tự họa của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong những năm tháng ẩn dật ở quê nhà. Nỗi niềm gì đang xót lòng xót dạ người nho sĩ ấy đến mức mắt đỏ hoe, rớm máu? Từ đôi mắt, người đọc nhìn thấu nỗi buồn đau của cụ Tam Nguyên. Đã từng đỗ đầu thi hương, thi hội đã từng được vua ban chức này tước nọ mà Nguyễn Khuyến không chút đắc ý về cuộc đời mình. Có lúc ông còn thấy việc học cũ là viển vông vô ích, việc làm quan trong thời buổi ấy là nỗi nhục. Tưởng là trở về vườn xưa chốn cũ để thanh thản nỗi lòng, nào ngờ đâu lòng vẫn nặng buồn đau:
Ngọn gió đông ngoảnh lại lệ đầm khăn
Tình thương hải tang điền qua mấy lớp.
(Trở về vườn cũ)
Để dịu bớt cơn đau, để khuây khỏa nỗi buồn, Nguyễn Khuyến đã làm bạn với túi thơ, bầu rượu. Ở Trung Quốc có nhà thơ Lí Bạch làm nhiều bài thơ về rượu, ở nước Nam ta không có ai nói về rượu trong thơ nhiều như Nguyễn Khuyến. Nhà thơ hay uống rượu nhưng chả uống được nhiều. Người ta uống rượu để mà quên, để mà say còn Nguyễn Khuyến uống rượu lại càng nhớ, lại càng buồn. Cái tôi trữ tình của nhà thơ trong bài Thu ẩm bề ngoài thì có vẻ say nhè nhưng thực chất là rất tỉnh. Say nhè để quên mọi chuyện nhưng nhà thơ không quên được nỗi đau buồn về non sông đất nước.
Bức tranh thi nhân uống rượu trong đêm thu khép lại với những vần thơ đầy xúc động. Có bài thơ, ngoài nhan đề Thu ẩm – chẳng có thêm một chữ “thu” nào, thế mà hồn thu, hơi thu lan tỏa khắp không gian, thấm vào vạn vật và dư âm thu vẫn lan tỏa mãi trong lòng người đọc. Với Thu ẩm, nhà thơ đã viết nên một áng thơ mang đậm dấu ấn và âm hưởng riêng của một Nguyễn Khuyến tài tình và tinh tế, qua đó bộc lộ tâm sự, nỗi buồn về vận nước. Niềm yêu nước của Nguyễn Khuyến biểu hiện thâm trầm, kín đáo mà không kém phần sâu sắc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân tích bài thơ Thu Ẩm của Nguyễn Khuyến Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.