Nuôi cấp liên tục là gì? Nuôi cấy không liên tục là gì? Làm thế nào để phân biệt được quá trình nuôi cấy liên tục và không liên tục? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh lớp 10 quan tâm? Chính vì vậy mời các bạn cùng Pgdphurieng.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục bao gồm toàn bộ kiến thức về khái niệm, đặc điểm giống và khác nhau của hai hình thức nuôi cấy này. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm giống và khác nhau của hai phương pháp này. Trên thực tế để duy trì và giữ vững một số vi khuẩn có lợi người ta vẫn sử dụng hai phương pháp này, nuôi cấy ở trong những Lab chuyên biệt. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm: Phân biệt quang hợp và hô hấp, Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu, Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
I. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục ngắn gọn
*Điểm giống nhau
Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng.
*Điểm khác nhau
Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng luôn được bổ sung và được lấy ra sinh khối nhưng phương pháp nuôi cấy không liên tục thì chất dinh dưỡng không được bổ sung và cũng không được lấy ra.
Ở phương pháp nuôi cấy liên tục sẽ dừng lại ở pha cân bằng động, không có pha suy vong như phương pháp nuôi cấy không liên tục. Ở phương pháp nuôi cấy liên tục có pha lũy thừa và pha cân bằng dài hơn ở phương pháp nuôi cấy không liên tục.
Sự sinh trưởng ở phương pháp nuôi cấy liên tục luôn được duy trì liên tục nhưng ở nuôi cấy không liên tục chỉ được duy trì đến 1 giới hạn nào đó thì sinh trưởng ngừng hẳn và sinh khối giảm.
Dưới đây là bảng so sánh phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục
Nuôi cấy liên tục |
Nuôi cấy không liên tục |
Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới |
Không bổ sung chất dinh dưỡng mới |
Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối |
Không rút bỏ chất thải và sinh khối |
Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát |
Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong |
Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong |
Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong |
Trên đây là toàn bộ kiến thức về phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm giống và khác nhau của hai phương pháp này. Hiện nay để duy trì và giữ vững một số vi khuẩn có lợi, tế bào,… người ta sẽ sử dụng hai phương pháp này, nuôi cấy ở trong những Lab chuyên biệt.
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là gì
Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật có nghĩa là tăng số lượng tế bào của quần thể. Thời gian thế hệ là thời gian một tế bào phân chia hay quần thể nhân đôi về mặt số lượng. Thời gian thế hệ ký hiệu là g. Ví dụ như vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ là 19 phút tế bào phân đôi 1 lần. Thời gian thế hệ sẽ thay đổi nhiều ở những quần thể khác nhau và ở những điều kiện khác nhau.
Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật là số lần tế bào phân chia hay còn gọi số lượng tế bào quần thể tăng lên trong một đơn vị thời gian của chủng đó theo điều kiện nuôi cấy cụ thể. Ký hiệu là n.
III. Nuôi cấy không liên tục là gì?
– Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
– Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục: 4 pha.
a) Pha tiềm phát (pha Lag)
– Vi khuẩn thích nghi với môi trường.
– Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.
– Enzim cảm ứng được hình thành.
b) Pha lũy thừa (pha Log)
– Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa.
– Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với một số chủng và điều kiện nuôi cấy.
c) Pha cân bằng
– Số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:
+ Một số tế bào bị phân hủy.
+ Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.
d) Pha suy vong
– Số tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Số tế bào bị phân hủy nhiều.
+ Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.
+ Chất độc hại tích lũy nhiều.
IV. Nuôi cấy liên tục là gì?
– Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.
– Điều kiện môi trường duy trì ổn định.
– Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…
V. Nuôi cấy liên tục có mấy pha
Vì để có được 1 môi trường nuôi cấy liên tục thì phải sự nuôi cấy ban đầu là pha tiềm phát, nhưng quá trình nuôi cây liên tục được coi là không có pha này vì nuôi cấy liên tục được tính từ sau khi VSV đã thik ứng với MT.
Tại sao nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy vong?
– Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
– Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
*Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
– Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
– Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.