Bạn đang xem bài viết Phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ điện tử – Khác nhau vì điều gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng làm sao để phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ điện tử. Xem ngay bài viết này để biết cách phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ điện tử cùng chọn lựa đồng hồ phù hợp nhất cho bạn nhé!
Đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ là đồng hồ được vận hành bằng bộ máy cơ. Trong đó, bộ máy cơ được tạo ra từ những linh kiện hoàn toàn cơ khí (không chứa linh kiện điện tử). Đồng hồ loại này chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.
Đồng hồ điện tử là gì?
Đồng hồ điện tử là loại đồng hồ được vận hành bởi máy quartz (pin) nên thường được gọi là đồng hồ pin. Đồng hồ điện tử không sử dụng kim giờ – phút – giây để hiển thị thời gian mà tất cả đều được biểu hiện bằng những con số trên màn hình LCD.
Sự khác nhau về thiết kế
Phong cách và kiểu dáng
Đồng hồ cơ sở hữu cho mình kiểu dáng cổ điển, sang trọng và tinh tế. Bởi vì, các chi tiết máy được sắp xếp khéo léo, khi nhìn xuyên qua chiếc đồng hồ này bạn sẽ bị thu hút bởi cả bộ máy cơ khí bên trong đang được vận hành một cách trơn tru.
Khác với kiểu dáng của đồng hồ cơ, đồng hồ điện tử có ngoại hình hiện đại và trẻ trung, nên thường phù hợp với nhiều người ngay cả nam, nữ hoặc trẻ em.
Độ dày
Đồng hồ cơ có cấu tạo khá phức tạp với nhiều chi tiết máy bên trong. Với bộ máy cồng kềnh của mình, đồng hồ cơ sẽ phù hợp với nam giới có cổ tay to và chắc khỏe. Hơn nữa, nó sẽ tôn lên vẻ lịch lãm và nam tính cho người đeo.
Ngược lại, đồng hồ điện tử có cấu tạo đơn giản hơn với pin, cuộn đồng, bánh răng và IC. Vì vậy, nó thường dễ đeo và phù hợp với nhiều đối tượng ngay cả nam hoặc nữ. Và có thể nói, vẻ ngoài mỏng và nhẹ chính là ưu điểm của loại đồng hồ này.
Sự khác nhau về cơ chế hoạt động
Cấu tạo
Cấu tạo của đồng hồ cơ gồm hàng trăm linh kiện tinh xảo vô cùng nhỏ bé. Những chi tiết này được kết hợp ăn khớp và hoàn hảo với nhau. Cụ thể, đồng hồ cơ gồm có những thành phần quan trọng sau:
- Dây cót
- Các bánh răng truyền lực
- Hệ thống bánh răng kim chỉ giờ
- Bộ dao động điều tiến năng lượng
- Bộ hồi và rất nhiều chi tiết ráp nối khác
Khác với đồng hồ cơ, đồng hồ điện tử có cấu tạo khá đơn giản và gồm những thành phần chính sau:
- Pin
- IC
- Cuộn đồng
- Một bộ phận bánh răng ráp nối
Nguồn năng lượng
Nguồn năng lượng của đồng hồ cơ đến từ hoạt động của cơ khí là lên dây cót. Có hai cách lên dây cót là tự động hoặc bằng tay. Tuy nhiên, hiện nay, đồng hồ cơ thường lên dây cót bằng cách dựa theo sự chuyển động ở cổ tay (bằng tay) của người đeo.
Nghĩa là, khi bạn đeo đồng hồ trên tay khoảng 8 tiếng, bộ phận lên cót sẽ lấy năng lượng từ những chuyển động của bạn và tích lũy lại để duy trì hoạt động cho đồng hồ trong 1 – 2 ngày. Do đó, bạn chỉ cần đeo chiếc đồng hồ cơ lên tay là nó có thể hoạt động.
Tuy nhiên, nếu bạn không đeo đồng hồ cơ trong một thời gian dài sẽ làm đồng hồ bị cạn năng lượng dẫn đến sai lệch về thời gian, thậm chí là ngừng hoạt động.
Đối với đồng hồ điện tử, pin là nguồn năng lượng duy nhất cho nó. Vì vậy, để quá trình hoạt động được trơn tru, pin không được hết và phải luôn gắn vào đồng hồ. Tuy nhiên, nếu bạn không đeo trong một thời gian, pin vẫn còn thì đồng hồ vẫn hoạt động bình thường.
Sự khác nhau về tính năng
Độ chính xác
Đồng hồ cơ thường có độ sai số cho phép là (+-)15 – 20s/ngày. Hơn nữa, nguồn năng lượng hoạt động không ổn định từ người đeo cũng làm cho độ chính xác của đồng hồ cơ bị giảm và không cao.
Về độ sai số của đồng hồ điện tử chỉ là (+-)0.5s/ngày. Nhìn vào số liệu này bạn có thể thấy, đồng hồ điện tử có độ chính xác cao hơn đồng hồ cơ và gần như là tuyệt đối.
Độ chống nước
Đồng hồ cơ được cấu tạo từ những chi tiết nhỏ và tỉ mỉ, do đó, cần tốn nhiều thời gian và công sức để tạo ra chiếc đồng hồ có khả năng kháng nước cao. Hệ số chống nước của đồng hồ pin cũng rất cao khoảng từ 3ATM – 200ATM, giúp bạn thoải mái đi mưa hoặc lặn.
Bên cạnh đó, đồng hồ điện tử có cấu tạo thường là một khối liền nên khá đơn giản, vì vậy, độ chống nước của loại đồng hồ cơ khá cao từ khoảng 3ATM – 20ATM, tiện lợi cho bạn đi tắm hoặc đi lặn.
Tính chống sốc
Đồng hồ cơ có sự đa dạng về các linh kiện và yêu cầu cao về độ ăn khớp giữa các chi tiết. Do đó, khi va chạm mạnh sẽ dễ làm đồng hồ bị vỡ và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của đồng hồ.
Ngược lại, đồng hồ điện tử có khả năng chống sốc khá cao nhờ trang bị các phụ kiện bảo vệ đi kèm như: dây đeo bằng da hoặc cao su,…
Khả năng sửa chữa
Tỷ lệ sửa chữa được của đồng hồ cơ rất tốt, do đó, khi đồng hồ cơ bị trục trặc, bạn có thể dễ dàng đem nó đến trung tâm uy tín để sửa chữa hoặc nơi bảo hàng hãng như: đồng hồ G-Shock, đồng hồ Orient,… để thay mới. Đối với đồng hồ điện tử, khi pin đồng hồ bị hỏng và không sửa được, bạn gần như phải thay mới IC.
Sự khác nhau về giá thành
Chất liệu của đồng hồ cơ thường đắt tiền và công đoạn lắp ráp khá tỉ mỉ tốn nhiều thời gian. Do đó, đồng hồ cơ thường có giá thành cao hơn đồng hồ điện tử.
Trên thị trường hiện nay, đồng hồ cơ có giá thành đa dạng từ trung bình đến cao khoảng 1.000.000 – hàng trăm triệu đồng (Giá cập nhật vào 11/2022 và có thể thay đổi theo thời gian), đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau.
Với cấu tạo máy đơn giản và chất liệu đa dạng, giá thành của đồng hồ điện tử khá mềm khoảng từ 80.000 – trên 5.000.000 đồng (Giá cập nhật vào 11/2022 và có thể thay đổi theo thời gian), phù hợp với người có từ thu nhập trung bình đến cao.
Qua bài viết này hy vọng bạn có thể biết cách phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ điện tử, đồng thời có thể lựa chọn được mẫu đồng hồ phù hợp với bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ điện tử – Khác nhau vì điều gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.