Bạn đang xem bài viết Omega 9 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 9 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Omega 9 là một trong các loại axit béo mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy omega 9 là gì, tác dụng, cách dùng, những thực phẩm nào chứa nhiều omega 9, dùng nhiều có tác dụng phụ gì không, cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Omega 9 là tên gọi của một loại chất béo không no, giúp hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe. Vậy việc sử dụng omega 9 như thế nào là đúng để tránh các tác dụng không mong muốn, bổ sung từ các nguồn thực phẩm nào là rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn.
Omega 9 là gì?
Omega-9 là một họ axit béo không bão hòa đơn (MUFA), chúng chỉ có một liên kết đôi và có 9 cacbon trong đoạn cuối omega của phân tử axit béo.
Không giống như axit béo omega-3 và axit béo omega-6, axit béo omega-9 không được phân loại là axit béo thiết yếu (EFA). Điều này là do cơ thể con người tự sản xuất omega 9, do đó không cần thiết phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống hay dùng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn có thể tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo omega-9 thay vì các loại chất béo khác có thể có lợi cho sức khỏe.
Axit béo omega-9 là thành phần phổ biến của mỡ động vật và dầu thực vật. Hai axit béo omega-9 quan trọng trong công nghiệp là:
– Axit oleic: là thành phần chính của dầu ô liu, dầu macadamia và các chất béo không bão hòa đơn khác.
– Axit erucic: được tìm thấy trong hạt cải dầu, hạt hoa tường vi và hạt cải. Hạt cải dầu có hàm lượng axit erucic cao được trồng để sử dụng thương mại trong các bức tranh và lớp phủ như một loại dầu làm khô.
Tác dụng của omega 9
Giảm tình trạng viêm
Viêm là một quá trình bình thường của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng omega 9 có thể làm giảm tình trạng viêm trong quá trình nhiễm trùng huyết:
Một nghiên cứu năm 2016 về omega-9 làm giảm rối loạn chức năng nội tạng và tỷ lệ tử vong trong nhiễm trùng huyết, kết quả cho thấy acid oleic cải thiện các triệu chứng lâm sàng, tăng tỷ lệ sống sót, ngăn ngừa tổn thương gan và thận và giảm nồng độ NEFA trong huyết tương ở chuột bị thắt và chọc manh tràng (CLP) [1].
Một nghiên cứu năm 2018 về axit oleic là thành phần chính của dầu ô liu làm giảm viêm trong quá trình nhiễm trùng huyết, trong 14 ngày sử dụng axit oleic các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng điều trị bằng omega-9 có liên quan đến việc tăng mức độ của cytokine IL-10 chống viêm và giảm mức độ của các cytokine tiền viêm TNF-α và IL-1 β trong dịch rửa phúc mạc của chuột bị nhiễm trùng huyết. Điều trị bằng omega-9 cũng làm giảm nồng độ corticosterone toàn thân [2].
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Omega 9 là một chất béo không bão hóa đơn được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng nó rất tốt cho hệ tim mạch và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một nghiên cứu về việc thay thế ăn chất béo bão hòa thành chất béo không bão hòa làm tăng độ nhạy insulin, trên 162 người khỏe mạnh đã so sánh ba tháng giữa chế độ ăn nhiều MUFA với chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa để xem tác động lên cholesterol trong máu. Nghiên cứu này cho thấy chế độ ăn giàu chất béo bão hòa làm tăng cholesterol LDL không lành mạnh lên 4%, trong khi chế độ ăn nhiều MUFA làm giảm cholesterol LDL 5% [3].
Theo nghiên cứu ảnh hưởng của axit béo không bão hòa đơn trong chế độ ăn uống đối với lipoprotein huyết tương và apolipoprotein ở phụ nữ, cho thấy so với chế độ ăn giàu axit béo bão hòa, cả hai chế độ ăn giàu axit béo không bão hòa đều có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp như nhau [4].
Nghiên cứu ảnh hưởng của protein, chất béo không bão hòa đơn và lượng carbohydrate lên huyết áp và lipid huyết thanh, cho thấy chế độ ăn nhiều MUFA cũng có thể giúp giảm huyết áp. Một nghiên cứu lớn trên 164 người bị huyết áp cao cho thấy chế độ ăn nhiều MUFA làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim so với chế độ ăn nhiều carb [5].
Cải thiện độ nhạy cảm insulin
Insulin là một loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu của bạn bằng cách di chuyển nó từ máu vào các tế bào của bạn. Việc sản xuất insulin rất quan trọng để ngăn ngừa lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường loại 2.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều MUFA có thể cải thiện độ nhạy insulin ở những người có và không có lượng đường trong máu cao.
Trong một thử nghiệm thay thế chế độ ăn uống bão hòa bằng chất béo không bão hòa đơn làm giảm độ nhạy insulin ở nam giới và phụ nữ khỏe mạnh, với 162 người khỏe mạnh cho thấy ăn một chế độ ăn nhiều MUFA trong ba tháng đã cải thiện độ nhạy insulin lên 9%.
Nghiên cứu về đề kháng insulin đối với những thay đổi trong việc điều chỉnh chất béo trong chế độ ăn uống, trên 472 người mắc hội chứng chuyển hóa cho thấy những người ăn chế độ ăn nhiều MUFA trong 12 tuần đã giảm đáng kể tình trạng kháng insulin [6].
Mang lại lợi ích cho những người bị bệnh Alzheimer
Axit erucic là một axit béo omega 9 không bão hòa đơn được tìm thấy trong chất béo như dầu mù tạt. Nó có thể bình thường hóa sự tích tụ các axit béo chuỗi rất dài trong não của những bệnh nhân mắc chứng rối loạn phân bố mỡ liên kết – là một rối loại di truyền nghiêm trọng ảnh hưởng đến tuyết thượng thận, tủy sống và hệ thần kinh.
Một nghiên cứu về tác dụng tăng cường trí nhớ của axit erucic được công bố trên tạp chí Pharmacology, Biochemistry and Behavior, cho thấy rằng axit erucic có thể là một tác nhân điều trị các bệnh liên quan đến suy giảm nhận thức, chẳng hạn như bệnh Alzeheimer [7].
Cách dùng omega 9
Như đã nói ở trên, omega 9 được cơ thể tự sản xuất ra. Nên không có khuyến nghị bổ sung omega-9 thông qua chế độ ăn hay thực phẩm chức năng vì chúng không cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng các thực phẩm giàu axit béo omega-9 thay vì các loại chất béo khác làm hại đến sức khỏe và làm các bệnh mãn tính trầm trọng hơn như: tim mạch, đái tháo đường,rối loạn lipid máu,…..:
– Đối với bệnh tim: Sử dụng dầu ăn cung cấp 20 gam (1,5 muỗng canh) axit oleic mỗi ngày thay cho các loại dầu và chất béo bão hòa khác đã được sử dụng.
– Đối với cholesterol cao: Dầu ăn có chứa nhiều axit oleic thay cho các loại dầu và mỡ bão hòa khác đã được sử dụng.
Hiện nay chưa ghi nhận tác dụng phụ nào khi bổ sung omega 9 bằng thực phẩm. Nhưng khi có bất kì phản ứng nào xảy ra bạn nên lập tức ngưng sử dụng thực phẩm đó và đi đến bác sĩ để điều trị.
Thực phẩm chứa omega 9
Bạn có thể tìm thấy omega 9 có trong các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu phộng, dầu hạnh nhân, dầu bơ và một số loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều. Cá hồi, mỡ thịt gia súc và gia cầm cũng chứa omega 9.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về omega 9 đến với mọi người. Hãy dùng omega 9 hợp lí và phù hơp để đem lại lợi ích cho sức khỏe bản thân và người trong gia đình.
Nguồn: Healthline, Webmd
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Thực phẩm giàu Omega-9 nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày
>>>>> Nên dùng omega 3 hay omega 3-6-9
Một số sản phẩm Omega 3 6 9 tại Nhà thuốc An Khang
-
Pharmekal Omega 3-6-9 ngừa xơ vữa động mạch
290.000₫
/Chai
-
Uspro 4U Omega 3.6.9 1000mg bổ mắt, ngừa xơ vữa động mạch
-
Complete Triple Omega 3-6-9 bổ não, tốt cho mắt
-
Webber Naturals Omega 3-6-9 1200mg bổ mắt, bổ não
-
UBB Omega 3-6-9 hỗ trợ tuần hoàn, tốt cho mắt, não
-
Hotchland Optimum Omega 3 6 9 bổ mắt, ngừa xơ vữa động mạch
445.500₫
/Hộp495.000₫-10%
Nguồn tham khảo
-
Omega-9 Oleic Acid Induces Fatty Acid Oxidation and Decreases Organ Dysfunction and Mortality in Experimental Sepsis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4831806/
-
Omega-9 Oleic Acid, the Main Compound of Olive Oil, Mitigates Inflammation during Experimental Sepsis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30538802/
-
Substituting dietary saturated for monounsaturated fat impairs insulin sensitivity in healthy men and women: The KANWU Study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11317662/
-
Effect of dietary monounsaturated fatty acids on plasma lipoproteins and apolipoproteins in women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1609766/
-
Effects of protein, monounsaturated fat, and carbohydrate intake on blood pressure and serum lipids: results of the OmniHeart randomized trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16287956/
-
Insulin resistance determines a differential response to changes in dietary fat modification on metabolic syndrome risk factors: the LIPGENE study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26561628/
-
The memory-enhancing effect of erucic acid on scopolamine-induced cognitive impairment in mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26780350/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Omega 9 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 9 tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.