Bạn đang xem bài viết Ô nhiễm không khí ở mức báo động, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Không khí ở Việt Nam đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình, bạn cần làm gì? Tham khảo nội dung bên dưới ngay.
Chỉ số ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang tăng lên chóng mặt trong những năm gần đây và khi chỉ số này tăng, nó cũng kéo theo loạt hậu quả khó lường cho sức khỏe mọi người. Để “đối phó” tối ưu với không khí ô nhiễm, bạn cần thực hiện các mẹo bảo vệ sức khỏe sau:
Sử dụng khẩu trang
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An, nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, giám đốc chuyên môn của Bệnh viện An Việt cho biết để giảm bớt tác hại của không khí ô nhiễm, mọi người nên thường xuyên sử dụng khẩu trang.
Sau khi đeo khẩu trangkhông nên tháo ra giữa chừng, nhất là khi đang ở khu vực ô nhiễm nặng, không dùng tay ngoáy mũi.
Trẻ em khi đi ngoài đường, bố mẹ luôn đeo khẩu trang cho trẻ (khẩu trang Duy Ngọc, khẩu trang Pigeon, khẩu trang Simba,…) khi về nhà thì rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp trên của trẻ, hạn chế các bệnh về đường hô hấp tối đa.
Ngoài ra, những gia đình ở các khu vực có nồng độ ô nhiễm cao nên hạn chế mở cửa sổ, cửa chính, sử dụng máy lọc không khí để giảm bớt nồng độ khí ô nhiễm.
Uống đủ nước
Nước làm loãng niêm dịch, dẫn lưu của mũi xoang nhanh chóng, hạn chế ứ đọng vi khuẩn, bụi bẩn trong đường hô hấp tốt hơn.
Cho nên, bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày, người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên nên uống từ 1.5 – 2.5 lít nước/ngày, trẻ nhỏ trên 1 tuổi thì uống 1 lít nước/ngày, trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi thì nên uống 100 ml nước trên kg/ngày (lượng nước này tính cả sữa), trong khi đó trẻ dưới 6 tháng đang bú sữa hoàn toàn thì không cần định liệu lượng nước cần uống.
Trường hợp, trẻ xuất nhiều mồ hôi do bị còi xương, đang bị táo bón thì nên cho trẻ uống thêm 100 – 200 ml nước/ngày.
Nên uống 1 cốc nước ấm vào mỗi sáng sau khi thức dậy cho cổ họng không bị khô, hạn chế dùng nước đá lạnh, đồ uống dễ gây viêm họng.
Vệ sinh mũi hằng ngày
Làm sạch mũi mỗi ngày, nên làm sạch mũi vào buổi sáng sau khi đánh răng và buổi tối trước khi đi ngủ, làm sạch 3 lần mỗi bên mũi.
Chọn làm sạch vào buổi sáng vì lúc này nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mũi thường tích tụ nhiều dịch tiết, làm sạch hết các dịch này mũi sẽ thông suốt, sạch sẽ hơn.Còn việc làm sạch vào buổi tối giúp loại bỏ hết các bụi bẩn sau 1 ngày dài tiếp xúc với không khí ô nhiễm bên ngoài.
Sử dụng dung dịch xịt mũi nước biển sâu cho phép bạn làm sạch mũi tiện lợi hơn, hướng dòng nước thấm đủ sâu các ngóc ngách trong mũi, tống xuất dễ dàng các tác nhân ô nhiễm từ sâu bên trong cho mũi của bạn sạch hơn, tránh được các bệnh viêm mũi, viêm xoang hiệu quả.
Chế độ ăn uống khoa học
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây ô nhiễm không khí, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, yếu tố vi lượngnhư trái cây, các loại rau xanh, sữa chua… và bổ sung thêm các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt, cá…
Nên hạn chế tiêu thụ nhiều các món ăn lạnh vì chúng dễ làm nhiệt độ vòm họng bị thay đổi đột ngột, tổn thương, tạo môi trường cho virus, vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi, phát triển, gây hại sức khỏe.
Lưu ý khi dùng điều hòa
Máy điều hòa có thể lọc không khí ô nhiễm nhưng bạn cần dùng đúng cách theo hướng dẫn nhà sản xuất, duy trì nhiệt độ trong phòng và môi trường không chênh lệch quá 5 độ C, vệ sinh máy định kỳ để bộ lọc làm sạch không khí tốt hơn.
Điều hòa ở phòng trẻ, bố mẹ khi lắp đặt không để luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào giường của trẻ nên đắp chăn mỏng khi dùng điều hòa. Nhiệt độ phòng trẻban ngày nên duy trì từ 26 – 28 độ C, ban đêm 27 – 28 độ C, không nên chọn mức nhiệt thấp hơn.
Với trẻ sơ sinh muốn cho nằm phòng có điều hòa thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Các bác sĩ cũng khuyên mọi người để chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn trong điều kiện không khí ô nhiễm ngày càng nặng, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh do ô nhiễm, điều trị kịp thời, tránh bệnh trở nặng, gây hại đến sức khỏe, tình mạng của mình.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ô nhiễm không khí ở mức báo động, người dân cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.