Giới thiệu đôi nét về núi Cấm An Giang
Núi Cấm hay núi Ông Cấm là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở vùng đất An Giang. Đến đây, bạn như lạc vào một bức tranh sơn thủy thiên nhiên hữu tình của vùng núi Thất sơn hùng vĩ nhưng không kém phần huyền bí. Có thể ví núi Cấm Sơn như một “Đà Lạt thu nhỏ” tại miền Tây với khí hậu khá mát mẻ. Bên cạnh đó, đây còn là trung tâm hành hương lớn nhất ở miền Tây mà bạn không thể bỏ qua.
Toàn cảnh núi Cấm An Giang từ trên cao
Clip review về núi Cấm An Giang
TRUYỀN THUYẾT NÚI CẤM – THAM QUAN THIÊN CẤM SƠN, NÚI CẤM AN GIANG
Tên gọi, truyền thuyết, sự tích về núi Cấm
Núi Cấm (Cấm Sơn) còn được gọi là núi Ông Cấm, Thiên Cấm sơn hay Đoài Tốn. Người địa phương còn gọi nó là Thiên Cẩm Sơn với ý nghĩa núi đẹp như gấm, lụa. Núi còn có tên Khmer là Pnom ta piel hay Pnom po piêl. Nhiều du khách gọi là núi Cấm Châu Đốc An Giang do núi nằm gần Châu Đốc. Hiện nay, có rất nhiều lý giải về tên gọi cũng như nguồn gốc của ngọn núi huyền bí này với nhiều giả thuyết khác nhau.
Truyền thuyết về Thiên Cấm Sơn huyền bí
Giải thích tên gọi núi Cấm
Núi Cấm huyền bí trong làn mây cực đẹp
Tên gọi Đoài Tốn
Theo Gia Định thành thông chí, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn. Theo tác giả cho biết, núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư hình như cái đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn…Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…
Núi Cấm ở đâu?
Núi Cấm thuộc địa bàn của xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90 km và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37 km. Ngọn núi với độ cao khoảng 705m so với mực nước biển với đỉnh núi cao nhất nằm trên điện Bồ Hong. Nằm trong dãy thất sơn hùng vĩ, Thiên Cấm Sơn được xem là núi cao nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bản đồ du lịch núi Cấm An Giang
Bản đồ du lịch núi Cấm
Đường đi núi Cấm An Giang
Đường đi Núi Cấm
Tham khảo dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ đi Châu Đốc
Thời gian đẹp nhất đi du lịch núi Cấm An Giang
Vùng đất 7 núi thu hút khách du lịch quanh năm do khí hậu khá dễ chịu. Bạn có thể tham khảo các thời điểm trong năm dưới đây để phù hợp với chuyến đi của mình.
Lễ hội đua bò Bảy Núi
Phương tiện đi lên Núi Cấm An Giang
Có 2 khu vực để lên núi. 1 khu vực dành cho du khách leo lên đỉnh núi và khu vực khác dành cho đi cáp treo lên đỉnh núi Cấm.
Cáp treo núi Cấm An Giang
Cáp treo núi Cấm được đánh giá là hiện đại nhất đồng bằng Sông Cửu Long với 89 cabin và công suất phục vụ tối đa à 2000 khách/giờ. Bạn có thể sử dụng dịch vụ cáp treo để tiết kiệm thời gian hơn với 15 phút là tới đỉnh. Bên cạnh đó, bạn có thể đỡ mệt như leo núi và có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng từ trên cao và có những clip tuyệt đẹp ở đây.
Check-in cáp treo núi Cấm An Giang
Giá vé cáp treo núi Cấm An Giang
Cáp treo hiện đại ngắm toàn cảnh núi rừng hùng vĩ
Xe ôm
Bạn có thể sử dụng dịch vụ xe ôm của người địa phương để tiết kiệm tiền cũng như thử cảm giác mạnh ở đây. Thời gian khoảng 20 phút đi xe ôm đi lên tượng Phật Di Lặc. Bên cạnh đó bạn có thể thuê xe ôm từ chùa Vạn Linh đi lên điện Bồ Hong, hang Mẹ Đẻ hay các địa điểm tâm linh khác trên núi Cấm.
Xe ôm lên núi
Đi bộ leo núi Cấm
Đây là cách nhiều đoàn khách du lịch rất thích nếu bạn có nhiều thời gian. Thời gian đi bộ khoảng từ 3-4 tiếng lên chùa Phật Lớn. Tuy nhiên, bạn có thể dừng nơi mình thích và có nhiều tấm ảnh check-in sống ảo cực đẹp cùng với hội bạn thân của mình. Đi bộ leo núi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc về sức lực của mình khi leo. Còn gì tuyệt vời hơn khi đi phượt núi Cấm và chinh phục đỉnh núi cao nhất miền Tây này.
Chụp ảnh check-in sống ảo trên núi Cấm – Ảnh: Cua Lê
Núi cấm có gì chơi?
1. Chùa Vạn Linh
Tọa lạc trên độ cao 550m, Chùa Vạn Linh hay chùa Lá (tên cũ) là ngôi chùa có kiến trúc chùa tháp, đậm chất cổ truyền phương Đông rất đẹp. Ở chùa có 3 ngọn tháp nổi bật uy nghi, trang nghiêm, sừng sững. Đó là tháp Quan Âm ở chính giữa cao hơn 35m với 9 tầng. Bên phải là tháp 3 tầng Hoà thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang. Tháp chuông 9 tầng với quả đại Hồng chung nặng 1,2 tấn nằm ở bên trái. Chùa có khuôn viên rộng rãi và thoáng mát với nhiều bức tượng La Hán tinh xảo. Xung quanh chùa được bao phủ bởi rừng cây và phía trước chùa là hồ Thủy Tiên tạo nên khung cảnh hữu tình. Ngôi chùa này nổi tiếng là linh thiêng nên bạn có thể đến để cầu an. Đặc biệt, đây còn là nơi chụp hình sống ảo với nhiều góc thần thành mà bạn không thể bỏ qua.
Chùa Vạn Linh
2. Chùa Phật Lớn
Chùa Phật Lớn còn có tên gọi khác là Thiền Viện Chùa Phật Lớn và được xây dựng vào năm 1912. Tại chùa có một tượng Phật Di Lặc rất lớn, cao 33,6m ngồi chiễm chệ bên sườn núi với nụ cười tươi. Điểm gây ấn tượng ở đây là nụ cười hiền từ, nhân hậu trên khuôn mặt của Phật Di Lặc thể hiện tấm lòng bao dung, an yên trong cuộc sống. Theo các nhà sư, chùa có tên gọi là Phật Lớn là vì từ xưa, ở đây có một pho tượng Phật bằng xi măng cao gần 2m trong chùa. Tượng Phật Di Lặc 600 tấn hiện nay được công nhận là tượng Phật Di Lặc lớn nhất hiện nay bởi sách kỉ lục Việt Nam (Vietbooks).
Chùa Phật Lớn – Nghe thuyết minh núi Cấm huyền bí và Phật giáo
Khuôn mặt phúc hậu của Phật Di Lặc
3. Hồ Thủy Liêm núi Cấm An Giang
Hồ nước Thủy Liêm hữu tình, thơ mộng nằm ngay trung tâm núi Cấm Lâm Viên. Hồ có diện tích hơn 60.000 m2 với nhiều loại cá chép tuyệt đẹp khác nhau. Xung quanh hồ được trồng hoa và có “cầu Thê Húc” tạo cảnh quan tuyệt đẹp. Đây là nơi tuyệt vời để đi dạo mát vào ban đêm. Bên cạnh đó, nhiều du khách đến đây mua và thả cá phóng sinh.
Hồ Thủy Liêm
4. Năm Vồ – Điện Bồ Hong núi Cấm An Giang
Theo GS. Nguyễn Văn Hầu, Vồ ở đây là chỉ một chỏm cao trên dãy núi. Người ta thường nói “Năm non, bảy núi”, vậy năm non trên núi Cấm bao gồm:
Thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế trên điện Bồ Hong
Vồ Bồ Hong (điện Bồ Hong) nằm trên đỉnh núi cao 716m được xem là “nóc nhà” của đồng bằng Sông Cửu Long. Tương truyền rằng trước đây có rất nhiều côn trùng bồ hong sinh sống nên được gọi là Vồ Bồ Hong. Trên điện Bồ Hong có thờ tượng Ngọc Hoàng có rất nhiều người đến cúng bái. Còn gì tuyệt vời hơn khi được chinh phục đỉnh Bồ Hong cùng với bạn bè hay người thân. Không khí trên điện rất lạnh vào ban đêm và có sương mùa mờ ảo vào sáng sớm. Đứng trên điện Bồ Hong, bạn có thể chiêm ngưỡng được những cánh đồng ruộng lúa tuyệt đẹp đầy sắc màu.
Chùa Phật Lớn trên núi Cấm nhìn từ Điện Bồ Hong
5. Công viên nước Thanh Long núi Cấm
Công viên nước Thanh Long là công viên nước duy nhất tại Việt Nam nằm trên núi Cấm. Với diện tích hơn 20ha, công viên này chắc chắn là nơi tuyệt vời cho du khách. Bạn có thể chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên núi rừng cũng như chơi nhiều trò chơi mạo hiểm, cảm giác mạnh tại đây.
Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm
Công viên nước Thanh Long
6. Suối Thanh Long núi Cấm An Giang
Sau những giờ leo núi mệt nhọc, bạn có thể dừng chân ở bên suối để thư giãn cũng như có những bức ảnh tuyệt đẹp tại đây. Bắt nguồn từ lưng chừng nuối, dòng suối trongmát rượi chảy qua những kẽ đá, len lỏi qua khu rừng chảy róc rách nghe êm tay.
Suối Thanh Long
Bảng giá vé các dịch vụ của khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm
Bảng giá vé dịch vụ khu du lịch Lâm Viên (Áp dụng từ ngày 18/01/2020)
1.Vé vào cổng núi Cấm
20.000đ/người lớn và 10.000đ/ trẻ em (dưới 1,3m)
2. Vé công viên nước Thanh Long
90.000đ/người lớn và 50.000đ/ trẻ em (dưới 1,3m)
Đặc sản Núi Cấm
Đến núi Cấm du khách có thể thưởng thức các đặc sản An Giang ngon và nổi tiếng như:
Bánh xèo cực ngon trên núi
Các khách sạn ở gần núi Cấm An Giang
Victoria Núi Sam
Chỗ ở miễn phí trên núi Cấm An Giang
Các bạn có thể tá túc tại các chùa trên núi nhưng cần cẩn thận với tài sản của mình đề phòng kẻ gian. Để an toàn, du khách có thể thuê phòng nhà nghỉ, khách sạn với giá cũng khá rẻ.
Một số lưu ý khi tham quan núi cấm An Giang
Check-in Thiên Cấm Sơn từ trên cao @son.chans
Các tour du lịch An Giang nổi bật
Trên đây là kinh nghiệm đi phượt Núi Cấm đầy đủ và chi tiết. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho chuyến đi du lịch miền Tây của các bạn.
Đăng bởi: Hòa Lê Thị
Từ khoá: Núi Cấm An Giang – Bí ẩn vùng đất “Thất Sơn” huyền bí (2022)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Núi Cấm An Giang – Bí ẩn vùng đất “Thất Sơn” huyền bí (2022) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.