Nồi nấu chậm vốn từ lâu đã xuất hiện trong nhiều căn bếp hiện đại, là trợ thủ đắt lực giúp các chị em nội trợ chế biến các ngon bổ dưỡng, nấu cháo cho bé và an toàn sức khỏe. Để tìm hiểu chi tiết, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau nhé!
Một số thông tin về nồi nấu chậm
Nồi nấu chậm là gì?
Nồi nấu chậm hay còn gọi Slow cooker hoặc Crock-Pot là loại nồi có công dụng đun nấu hay hầm chín thức ăn trong một thời gian dài với nhiệt độ thấp bằng cách sử dụng điện năng.
Với nhiều tiện ích phù hợp với cuộc sống hiện đại, nồi nấu chậm được sử dụng phổ biến với nhiều gia đình hiện nay.
Cấu tạo nồi nấu chậm
Kết cấu nồi nấu chậm tương tự giống với nồi cơm điện nắp rời, bao gồm:
- Mâm nhiệt dưới đáy nồi.
- Lòng nồi.
- Vỏ bằng thép không gỉ.
- Nắp vung rời.
Nhiệt độ nấu cho phép trong khoảng 75 độ C – 135 độ C. Công suất 120W – 150W tiêu thụ điện năng thấp.
Chất liệu lòng nồi được làm từ gốm Ceramic rất an toàn cho sức khỏe người dùng, đun nấu không tạo ra các chất độc hại. Vỏ ngoài bằng thép không gỉ cho độ bền cao. Nắp nồi bằng thủy tinh trong suốt chịu nhiệt và va đập tốt.
Cơ chế hoạt động
Nồi nấu chậm giữ nhiệt ở đáy nồi sau đó truyền nhiệt lên thành nồi để làm nóng và làm chín thức ăn bên trong với một nhiệt độ vừa phải trong thời gian dài. Thiết kế thường kèm theo cài đặt các mức nhiệt độ cho phép bạn sử dụng những luồng nhiệt độ khác nhau để nấu ăn.
Tùy thuộc vào từng món ăn bạn có thể cài đặt nhiệt độ phù hợp để nấu chậm một bữa ăn, nấu chậm sẽ làm mất thời gian của bữa ăn nhưng nó lại mang một hương vị đặc trưng.
Nắp nồi nấu chậm cho phép thoát hơi nước, không giống như nồi áp suất giữ hơi nước để tăng tốc quá trình nấu.
Ưu và nhược điểm của nồi nấu chậm
Ưu điểm
– Tính năng nổi bật nhất của nồi nấu chậm đó là giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, gần như là nguyên vẹn. Bởi vì dựa trên nguyên lý hoạt đoạt chỉ nấu với nhiệt độ thấp khoảng 75 độ C – 135 độ C nên sẽ phải đun nấu trong thời gian dài, từ đó các loại vitamin không bị phân hủy hay phản ứng hóa học với các chất khác.
– Nồi được trang bị những chất liệu cao cấp và an toàn đối với sức khỏe với lòng nồi bằng sứ ceramic cao cấp vừa bền bỉ lại dễ vệ sinh.
– Ngoài ra, nồi có nhiều chế độ nấu nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau, từ đó bạn có thể chọn giờ nấu và tiết kiệm thời gian để xử lý những công việc khác, các chế độ đặt giờ bao gồm:
- Nấu nhanh: 2 – 3 giờ
- Nấu chậm: 4 – 6 giờ
- Giữ ấm: 8 – 12 giờ
Một số món ăn cho bé ăn dặm |
Thời gian nấu lý tưởng |
Cháo cà rốt |
– Nấu nhanh: 2 – 3 giờ – Nấu chậm: 4 giờ |
Cháo tôm rau dền |
– Nấu nhanh: 2.5 giờ – Nấu chậm: 4 giờ |
Thịt bò hầm |
– Nấu nhanh: 5 giờ – Nấu chậm: 7 – 8 giờ |
Thịt gà hầm |
– Nấu nhanh: 4 giờ – Nấu chậm: 7 – 8 giờ |
– Nồi nấu chậm vốn chuyên dụng để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm. Thêm vào đó, loại nồi này còn dùng để hầm xương, chưng yến, kho các món thịt,… rất tiện dụng.
– Đảm bảo thức ăn ngon chín tới lại không bị phá vỡ cấu trúc Pectin trong thức ăn (cà rốt, cà chua, táo, lê,…) có nghĩa là giữ trọn hương vị, dưỡng chất đặc trưng của từng loại món ăn.
– Với những người mới lần đầu sử dụng loại nồi nấu chậm, bạn không cần phải quá lo lắng vì loại nồi này rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cho vào nồi, chọn chế độ nấu và chờ thức ăn chín.
– Nồi có thể nấu liên tục trong 24 tiếng mà không lo bị trào nước hay cháy, khét nồi.
– Thêm nữa, nồi nấu chậm có khả năng tiết kiệm điện tốt khi công suất nồi chỉ khoảng 120W kèm lòng nồi bằng sứ, nắp thủy tinh thì khả năng tiết kiệm điện và giữ nhiệt của nồi rất tốt.
Nhược điểm
– Nồi nấu chậm chỉ phù hợp với nhu cầu chuyên dùng như: Nấu cháo, kho cá, kho thịt nói chung là nấu những món kho, hầm.
– Đúng như tên gọi “nồi nấu chậm” nên nếu mẹ muốn nhanh chóng thì đây không phải là sản phẩm phù hợp để mẹ chọn. Vì nhanh nhất cũng phải mất 2 – 3 giờ nồi nấu chậm mới làm chín thức ăn được.
Nồi nấu chậm có nấu cháo cho bé được không?
Qua các ưu điểm kể trên, nồi nấu chậm được xem là một trong những thiết bị lý tưởng cho việc nấu cháo cho bé với chuyên dụng để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.
Nồi không những giúp các mẹ trẻ có thể chuẩn bị được những bữa cháo dinh dưỡng mà còn đảm bảo sức khỏe và tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ với khả năng giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.
Điều đặc biệt, khi sử dụng nồi nấu chậm bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề vệ sinh và sức khỏe của bé bởi chất liệu lòng nồi luôn được đảm bảo an toàn.
Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn nồi nấu chậm dùng để làm gì? Có nấu cháo cho bé được không? Mong rằng từ những tư vấn trên, bạn có thể sử dụng loại nồi này hiệu quả hơn trong căn bếp của mình!