Bạn đang xem bài viết Nổi mề đay kiêng gì? Nên ăn gì và lưu ý giúp giảm ngứa, mau lành tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mề đay là một bệnh da liễu phổ biến, đặc trưng bởi các nốt sần và ngứa trên da. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Hãy cùng tìm hiểu nổi mề đay nên kiêng ăn gì nhé!
Những điều cần biết về bệnh nổi mề đay
Định nghĩa
Mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mạn tính.
- Mề đay cấp tính: là phản ứng tức thì xảy ra trong 24 giờ và có thể kéo dài đến 6 tuần.
- Mề đay mạn tính: là phản ứng kéo dài sau 6 tuần.
Mề đay có thể cấp tính hoặc mạn tính tuỳ theo thời gian
Nguyên nhân
Khi ăn phải thức ăn hoặc tiếp xúc các với tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin vào máu. Khi lượng histamin trong máu tăng cao, người bệnh sẽ có một số triệu chứng sau như: ngứa, sưng, nổi mề đay, ho, hắt hơi… Các tác nhân gây dị ứng thường gặp như: phấn hoa, thuốc, lông động vật, côn trùng cắn,…
Giải phóng histamin là nguyên nhân gây nổi mề đay.
Triệu chứng
Triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của mề đay không giống nhau ở mỗi người. Khi khởi phát bệnh, trên da sẽ xuất hiện các nốt sần. Các nốt này không có hình dạng cụ thể, thường có thể có màu đỏ hoặc giống với màu da. Khi ấn vào thì các nốt sần có màu trắng.
Sau đó, các nốt này có xu hướng lan rộng và kết hợp tạo thành nốt lớn hơn. Mỗi đợt phát ban có thể kéo dài từ một giờ đến nửa ngày. Mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng vẫn có khả năng bùng phát trở lại.
Nổi các nốt sần là triệu chứng thường gặp trong bệnh mề đay.
Đối tượng có nguy cơ nổi mề đay
Những người sau thường có nguy cơ cao bị nổi mề đay:
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
- Người đang bị nhiễm trùng.
- Trẻ em: nổi mề đay khi ăn phải thức ăn gây dị ứng, côn trùng cắn, thay đổi thời tiết.
- Phụ nữ mang thai vì trong giai đoạn này, họ có sự thay đổi nội tiết tố làm cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi môi trường.
Phụ nữ mang thai thường bị nổi mề đay do thay đổi nội tiết tố.
Lưu ý trong sinh hoạt khi nổi mề đay
Hạn chế chà xát, gãi mạnh
Khi nổi mề đay, bạn sẽ có xu hướng gãi, chà xát mạnh để làm giảm cảm giác ngứa. Tuy nhiên, đây là điều không nên vì sẽ làm tổn thương vùng da nổi sần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Bạn nên dùng các loại kem bôi chuyên dụng cho vùng da bị nổi mề đay, để làm giảm ngứa, ngăn ngừa sẹo.
Hạn chế chà xát mạnh vì sẽ làm da bị tổn thương nặng hơn.
Ngưng sử dụng hóa mỹ phẩm
Mỹ phẩm chứa nhiều chất có khả năng gây kích ứng, làm nổi mề đay nặng hơn. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên ngưng sử dụng mỹ phẩm đang dùng thay vào đó là dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Lưu ý không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm da khô, tăng cảm giác ngứa ngáy.
Tránh dùng hóa mỹ phẩm khi bị nổi mề đay.
Không sử dụng chất kích thích
Khi bị nổi mề day, chìm vào giấc ngủ sẽ giúp bạn quên đi cơn ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy, bạn không nên sử dụng những chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…vì những chất này thường gây khó ngủ.
Ngoài ra, chất kích thích còn làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này, không có lợi cho cơ thể, làm chậm quá trình phục hồi, đợt bùng phát mề đay có thể sẽ kéo dài hơn.
Chất kích thích có thể làm nổi mề đay nặng hơn.
Tránh gió và ánh nắng trực tiếp
Khi bị nổi mề đay, da của bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm. Vì thế bạn không nên ở nơi có gió và ánh nắng trực tiếp, tránh làm nốt sần nổi nhiều hơn và tăng cảm giác ngứa ngáy. Khi bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên che chắn cẩn thận.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để mề đay không nổi nhiều hơn.
Tránh tiếp xúc với thú cưng
Lông động vật là tác nhân gây gây nổi mề đay thường gặp, chúng có thể dính trên da, quần áo, chăn mền,… Khi mắc bệnh mề đay, bạn nên tránh ôm ấp thú cưng, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm sạch lông động vật bằng các thiết bị chuyên dụng.
Tránh tiếp xúc với thú cưng khi bị nổi mề đay.
Nổi mề đay kiêng ăn gì?
Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ gây nhiệt, làm tăng cảm giác khó chịu của người đang trong đợt bùng phát mề đay. Ngoài ra, thực phẩm này còn gây khô da, dễ bong tróc. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác ngứa hơn, nốt sần nổi nhiều hơn.
Không nên ăn các thực phẩm cay nóng khi bị nổi mề đay.
Thực phẩm chứa nhiều đạm
Đạm hay còn được gọi là protein, khi ăn quá nhiều sẽ gây giải phóng một lượng lớn histamin. Do đó, trong giai đoạn đang bị nổi mề đay, bạn không nên dùng thực phẩm có chứa nhiều đạm như tôm, cua, cá biển, thịt bò, sữa,… để tránh bệnh nặng hơn.
Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm mà người nổi mề đay không nên ăn.
Thực phẩm chứa nhiều đường, muối
Đường và muối là hai gia vị cơ bản được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, khi đang bị nổi mề đay, bạn nên giảm lượng hai gia vị này để tránh bệnh ngày càng tệ hơn.
Vì đường và muối quá nhiều trong cơ thể sẽ gây kích thích hệ thần kinh ngoại biên, làm các ban đỏ nổi nhiều hơn; suy giảm hệ miễn dịch khiến các đợt bùng phát mày đay diễn ra với tần suất cao và khó điều trị.
Người bị mề đay hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối và đường.
Nổi mề đay nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin
Khi bị nổi mề đay bạn nên ăn các loại thực phẩm chứa các loại vitamin sau để nhanh phục hồi hơn:
- Vitamin A có vai trò trong tái tạo da, kích thích biểu mô phát triển, dưỡng ẩm cho da.
- Vitamin B giúp làm lành vùng da bị tổn thương, hỗ trợ chức năng gan.
- Vitamin C tham gia trong quá trình sản sinh collagen, tạo tính đàn hồi cho da.
Người nổi mề đay nên ăn trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho da.
Bổ sung chất xơ từ các loại rau
Chất xơ được biết đến là một thành phần dinh dưỡng có tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các sản phẩm chuyển hóa của chất xơ trong cơ thể làm giảm phóng thích histamin của tế bào mast vì vậy ăn nhiều chất xơ khi bị nổi mề đay, bạn sẽ thấy giảm cảm giác ngứa và ít nổi ban đỏ.
Tuy nhiên vẫn có một số loại rau có thể chứa nhiều histamin mà bạn cần tránh như rau bina, cà chua, cà tím,…
Người đang nổi mề đay nên bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Omega-3
Omega-3 có tác dụng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, làm giảm độ nhạy cảm của da với tia cực tím (UV). Khi bị nổi mề đay, da của người bệnh rất dễ bị tổn thương, nếu bị ánh sáng mặt trời tác động có khả năng bị nặng hơn thậm chí gây bỏng rát. Vì thế, bổ sung Omega-3 là rất cần thiết, giúp bảo vệ da, giữ ẩm và dưỡng da.
Một số thực phẩm giàu Omega-3 có thể kể đến như dầu đậu nành, hạt lanh, hạt óc chó, cá hồi,… Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm chức năng Omega-3 bên cạnh chế độ dinh dưỡng thông thường.
Những loại thực phẩm giàu Omega-3.
Lưu ý trong quá trình điều trị mề đay
Những lưu ý khi tắm
Khi vệ sinh cơ thể, bạn nên áp dụng những nguyên tắc sau để không gây tổn thương da:
- Nên tắm nước ấm.
- Không chà xát quá mạnh.
- Không nên dùng xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh, thay vào đó nên dùng các loại chuyên cho da nhạy cảm.
Tắm nước ấm giúp bạn giảm cảm giác ngứa khi nổi mề đay.
Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm
Nếu đang trong giai đoạn nổi mề đay, bạn nên áp dụng những lưu ý sau để nhanh khỏi bệnh:
- Hạn chế dùng hóa mỹ phẩm trong giai đoạn này.
- Sử dụng những loại dịu nhẹ, tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng.
- Nên dùng thử vùng nhỏ trên da trước khi dùng cho diện tích da lớn hơn.
Hóa mỹ phẩm không phù hợp có thể làm tình trạng mề đay của bạn nặng hơn.
Xem thêm:
- Chữa mề đay bằng liệu pháp dân gian
- 5 cách chữa dị ứng hải sản tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Khi bị nổi mề đay, một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp giảm cảm giác ngứa. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm thông tin về những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị nổi mề đay. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Healthline
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nổi mề đay kiêng gì? Nên ăn gì và lưu ý giúp giảm ngứa, mau lành tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.