Bạn đang xem bài viết Những triệu chứng dị ứng thức ăn bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một loại protein đặc biệt có trong thành phần thức ăn và cơ thể đưa vào người. Nguyên nhân gây nên dị ứng thức ăn có rất nhiều như: tuổi tác, di truyền, môi trường… Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết hiện tượng bị dị ứng thức ăn.
Phát ban và ngứa da
Khi bị dị ứng thức ăn, da của bạn có thể có cảm giác ngứa, phát ban và sưng đỏ ở vùng môi, lưỡi, quanh miệng, cổ họng, mặt hoặc các bộ phận khác như bàn tay, bàn chân,…
Tụt huyết áp
Trong một số trường hợp, dị ứng thức ăn có thể gây hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, choáng váng hoặc bất tỉnh. Khi có những dấu hiệu này người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay.
Ngứa ran trong miệng
Triệu chứng này thường xuất hiện sớm chỉ vài phút ngay sau khi bạn nuốt thức ăn gây dị ứng. Sưng môi lưỡi, mặt và cổ họng, hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Nghẹt mũi, tức ngực, khó thở, thở khò khè
Khi bị dị ứng, cổ họng bạn có thể bị sưng lên rất nhiều, khiến bạn thấy khó thở, tức ngực. Những đường dẫn khí nhỏ bị sưng lên cũng khiến bạn thở ra khó khăn, nghe được tiếng khò khè khi thở.
Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc ói mửa
Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy có thể do nguyên nhân dị ứng thức ăn. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà cần đi khám bác sĩ ngay vì tình trạng này có thể do những nguyên nhân khác nặng nề hơn.
Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là tình trạng rất nặng và cần phải được cấp cứu ngay, nếu không có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Rất may là tỉ lệ sốc phản vệ khá thấp.
Triệu chứng của sốc phản vệ gồm co thắt đường hô hấp, cổ họng sưng gây khó thở, mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt nhanh, chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức.
Lưu ý: Một số người có biểu hiện dị ứng thức ăn ngay sau khi ăn cũng có những người bị dị ứng thức ăn sau vài ngày ăn với biểu hiện như: viêm da, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, mất tập trung, ngủ kém…
Mức độ của dị ứng thức ăn phụ thuộc vào lượng thức ăn nạp vào cơ thể, cơ địa và loại thức ăn.
Biện pháp điều trị dị ứng thức ăn
Xử trí nhanh khi gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn:
– Ngưng sử dụng thực phẩm gây dị ứng.
– Lấy thìa bột vitamin C hòa chung với ly nước và uống, tuy nhiên sau 15 phút nếu thấy tình trạng dị ứng không thấy bớt thì nhanh chóng dùng các thuốc chống axit như maalox, kreamin-S.
– Sau khi uống thuốc mà tình trạng dị ứng vẫn không thuyên giảm thì cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
– Trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Thuốc kháng sinh
Nếu bạn bị dị ứng thức ăn thì có thể sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng Histamin, thuốc chống lại tình trạng co thắt phế quản, thuốc corticoid, thuốc Epiephrin tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc thì bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng các phương pháp dân gian
Nước giấm táo, rượu: có tác dụng chữa dị ứng thức ăn, lấy lại pH cân bằng, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó khôi phục hoàn chỉnh hệ miễn dịch. Bạn chỉ cần lấy giấm táo cả nước và bã pha thêm 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong và chế thêm ít nước ấm vào ngày uống 2 cốc sẽ giúp giảm nhanh tình trạng dị ứng.
Tỏi sống: cũng giúp cơ thể giảm bớt các triệu chứng khi bị dị ứng thức ăn, cách làm cũng rất đơn giản bạn chỉ càn nhai 3 tép tỏi sống mỗi ngày sẽ giúp bạn phục hồi tổn thương do dị ứng rất nhanh.
Bổ sung vitamin là cách tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trước những tác nhân gây dị ứng vì vậy khi bạn bị dị ứng bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng sức đề kháng, dị ứng cũng nhanh khỏi hơn.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng thực phẩm
Tìm hiểu kỹ loại thực phẩm nào khiến bạn bị dị ứng từ đó hạn chế ăn, sử dụng những loại thức ăn có nguyên liệu được chế biến từ thực phẩm đó.
Nhận biết sớm các triệu chứng khi bị dị ứng như sưng đỏ, ngứa, đi lỏng…
Riêng đối với trẻ nhỏ cha mẹ cần kỹ lưỡng trong khâu vệ sinh dụng cụ nhà bếp khi nấu ăn cho trẻ để ngừa chất dị ứng dính vào thức ăn của trẻ.
Đưa đến cơ sở y tế khi các phản ứng của dị ứng thực phẩm có chiều hướng nặng lên
Trên đây là những biểu hiện của dị ứng thức ăn, nếu như bạn thấy bản thân hay người nhà có những dấu hiệu bất thường trên sau khi ăn đặc biệt là sau khi ăn những thực phẩm lạ thì cần nghĩ ngay đến trường hợp có khả năng bị dị ứng thức ăn. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những triệu chứng dị ứng thức ăn bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.