Bạn đang xem bài viết Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Không ăn tôm tái, sống
Trong tôm sống tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Vì vậy, ăn tôm hay hải sản sống có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng.
Do vậy, khi chế biến hải sản, đặc biệt là tôm, cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút để khử trùng đầy đủ. Vì trong tôm có chứa vi khuẩn Vibro parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt cao.
Không nên ăn quá nhiều tôm
Nhiều người nghĩ rằng ăn nhiều tôm sẽ tốt cho sức khỏe vì đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng. Nhưng thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, photpho, acid béo, canxi, các chất khoáng….Nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100 gram tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50 gram thịt tôm tùy từng lứa tuổi.
Mắt tôm không bổ mắt như nhiều người nghĩ
Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận.
Thực tế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
Không ăn cùng rau, củ, quả giàu Vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu Vitamin C hoặc không ăn các loại quả giàu Vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì Vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Đặc biệt không nên uống Vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì có thể gây chết người.
Trẻ em nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu Vitamin C khoảng sau 4 giờ.
Vỏ tôm không giàu canxi
Rất nhiều người cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chúng có nhiều canxi. Thực tế bộ phận của tôm chứa nhiều canxi nhất là phần thịt, càng và chân. Vỏ tôm chứa kittin cứng, dạ dày không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra bên ngoài.
Bị ho không nên ăn tôm
Đang bị ho mà ăn tôm sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ thống hô hấp của người bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến bệnh sẽ lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm là sai lầm
Dân gian cho rằng sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà nó phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Lời khuyên của chuyên gia là người mẹ nên ăn lượng tôm vừa phải sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ, vì tôm rất giàu dinh dưỡng.
Lưu ý: phải chế biến kỹ thịt tôm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Có thể thấy, tôm chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng vẫn có trường hợp phải kiêng kỵ và hạn chế ăn quá nhiều dẫn đến không tốt cho sức khỏe. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo: giadinh.net.vn
Xem thêm: Mẹo phân biệt các loại tôm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.