Bạn đang xem bài viết Những người nào không nên ăn bánh trung thu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhâm nhi thưởng thức bánh trung thu ngọt ngào, béo ngậy bên tách trà nóng dường như trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mỗi dịp trung thu đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức món ăn đặc biệt nhân dịp Rằm tháng Tám này. Vì sao lại thế? Bạn có là một trong những người đấy không? Cùng xem để hiểu rõ hơn nhé.
Đôi nét về chiếc bánh trung thu
Bánh trung thu là nét đặc trưng riêng biệt trong dịp Tết trung thu, mọi người mua bánh hoặc làm bánh trao tặng người thân để bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm của mình. Nếu trước đây chỉ có bánh dẻo và bánh nướng nhân thập cẩm truyền thống thì bây giờ các loại bánh trung thu trở nên đa dạng hơn rất nhiều, từ nhân lạp xưởng, bào ngư, trứng chảy,… đến các vị ngọt như khoai môn, đậu xanh, đậu đỏ, cà phê, matcha, hạt sen, mứt bí, mè đen,…
Đặc biệt hơn, còn có các loại bánh dành cho người ăn kiêng, người bị tiểu đường, thừa cân béo phì,…
Bánh trung thu trên thị trường hiện tại được sản xuất từ 3 nguồn chính:
- Bánh Trung thu của các hãng được sản xuất hàng loạt theo quy trình
- Bánh Trung thu được sản xuất từ các tư nhân thủ công
- Bánh Trung thu được các gia đình tự sản xuất (hay còn gọi là bánh homemade)
Nhưng nhìn chung trong một chiếc bánh trung thu thường có các giá trị dinh dưỡng như sau:
- Một chiếc bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31.5g lipid và 87.5g glucid;
- Một bánh nướng đậu xanh một trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19.5g protid, 27.5g lipid, 80.6g glucid.
- Lượng bột đường của một chiếc bánh dẻo hoặc một bánh nướng bằng 2 – 3 bát cơm (một bát cơm 258g).
Thành phần chất béo trong bánh phần lớn là từ thịt mỡ, là loại chất béo no gây nhiều tác hại. Lượng chất béo tương đương 1 – 2 lần lượng chất béo trong một tô phở bò. Chất đạm trong bánh khá cao, thường là đạm động vật và nếu bảo quản không tốt sẽ dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc.
Do qua nhiều khâu chế biến nên lượng vitamin còn lại trong bánh cũng hao hụt đáng kể nên việc ăn nhiều bánh trung thu chưa chắc đã tốt mà còn có thể mang lại những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Sẽ ra sao nếu ăn nhiều bánh trung thu?
Có thể gây tiểu đường ở trẻ béo phì
Nếu ăn quá nhiều, ở trẻ béo phì hoặc trẻ mắc chứng rối loạn dung nạp đường glucose có thể gây ra tiểu đường. Còn với những trẻ bình thường, khi ăn một miếng bánh ngay lúc đang đói sẽ làm lượng đường huyết tăng lên đáng kể, làm mất vị ngon của thức ăn trong bữa chính, lâu dần sẽ gây ra chứng biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
Tăng cân
Một tác động khác đến cả trẻ nhỏ lẫn người đó chính là việc tăng cân, như các giá trị dinh dưỡng kể trên, một chiếc bánh trung thu thông thường đã chứa gần 1000 calories, trong khi trung bình lượng calories ta cần nạp vào cơ thể chỉ dao động từ 1600 – 2200 calories.
Nếu ăn đều đặn hoặc ăn nhiều hơn 1 chiếc bánh trong một lần thì cần phải mất rất nhiều thời gian chơi thể thao hoặc tập thể dục để có thể tiêu hết lượng calories dư thừa đã nạp vào ấy. Đặc biệt với thói quen dùng bánh trung thu làm tráng miệng sau bữa tối có thể khiến bạn bước nhanh đến con đường tăng cân không kiểm soát.
Khiến da bị nổi mụn
Việc ăn nhiều bánh trung thu cũng khiến tình trạng da bạn trở nên tệ hơn bởi mụn trứng cá bởi thành phần chất béo sẽ khiến tăng tiết bã nhờn và là tác nhân hàng đây gây mụn.
Gây ra các vấn đề về răng miệng
Bánh trung thu rất ngọt và nếu ăn nhiều nhưng lại quên đánh răng cũng là một tác nhân gây các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay gây viêm họng.
Người mắc một số bệnh dưới đây cần cân nhắc việc ăn bánh trung thu
Người bệnh tiểu đường
Bánh trung thu ngọt và nhiều thành phần đường hóa học, rất không tốt đối với các bệnh nhân hoặc tiền sử bệnh tiểu đường, bởi chỉ cần ăn 1 miếng nhỏ bánh trung thu cũng đủ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến bệnh càng thêm nặng và khó khăn trong việc điều trị.
Tham khảo: Mẹo ăn bánh trung thu không bị tăng đường huyết dành cho người bị tiểu đường
Người bị sỏi mật, túi mật
Khi ăn quá nhiều bánh trung thu, bệnh nhân sỏi mật, túi mật có thể bị viêm tụy cấp tính và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy nếu không cần thiết thì bệnh nhân sỏi mật, túi mật không nên ăn bánh trung thu.
Người bị bệnh tim mạch và huyết áp
Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, cholesterol cao, và những bệnh khác liên quan đến tim mạch và mỡ trong máu không nên dùng bánh trung thu bởi các loại bánh quá ngọt hay có các loại hạt khi ăn nhiều sẽ làm cản trở việc lưu thông máu, làm chậm chức năng hoạt động của tim hay thậm.
Ngoài ra, trứng muối có trong nhân bánh thường chứa lượng cholesterol lên tới 600 – 1.500mg, vượt qua mức 400 mg hàng ngày được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu và tim mạch vành, gây nhồi máu cơ tim.
Các nhân bánh mặn cũng là mối nguy ngại đối với các bệnh nhân mắc bệnh hoặc có tiền sử bệnh cao huyết áp.
Người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Bánh trung thu làm thúc đẩy quá trình bài tiết axit bởi cơ thể phải cần tiết ra nhiều axit mới có thể tiêu hóa hết lượng chất béo có trong bánh trung thu đã nạp vào. Lượng axit này sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.
Trẻ sơ sinh và người cao tuổi
Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi đều có hệ tiêu hóa yếu và với lượng đường và chất béo lớn có trong bánh trung thu sẽ khiến hai đối tượng trên gặp các vấn đề không mong muốn.
Người cao tuổi còn tiềm tàng mắc các bệnh kể trên nên việc ăn bánh trung thu có thể dẫn đến tình trạng bệnh xấu đi.
Phụ nữ mang thai
Việc hấp thu hàm lượng đường và chất béo cao có thể có các tác động xấu đến sản phụ, có thể gây các bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường,… và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Nên cũng như các trường hợp trên, các bà bầu có thèm bánh quá cũng nên tiết chế lại nhé, hoặc ăn một lượng nhỏ hợp lý để giải tỏa cơn thèm mà thôi.
Người thừa cân, béo phì
Ăn bánh trung thu là bạn đang bước lên con đường rất ngắn dẫn đến việc tăng cân và những bệnh nhân thừa cân, béo phì thì chẳng mong muốn chút nào, nên nếu bạn có mắc các bệnh về cân nặng hoặc muốn giảm cân thì nên kiêng bánh trung thu ra nhé.
Để đáp ứng nhu cầu ăn uống cũng như không làm mất đi không khí trung thu vui vẻ, các mặt hàng bánh trung thu cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì,… với hàm lượng đường, chất béo được điều chỉnh một cách hợp lý được ra đời để giải quyết những mối lo, giúp người bệnh an tâm thưởng thức hương vị trung thu. Tuy nhiên cũng không nên ỷ lại mà sử dụng quá nhiều bánh nhé.
Cách ăn bánh trung thu hợp lý
Ăn một lượng bánh nhỏ vừa đủ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất chỉ nên ăn 1 miếng (bằng 1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ. Nếu bạn muốn ăn nhiều hơn nên giảm lượng cơm hoặc thức ăn tương ứng. Chẳng hạn nếu ăn 1/2 chiếc bánh nướng thì phải bớt đi 1 bát cơm.
Ăn thêm rau xanh
Đồng thời, nên ăn kèm thêm rau để hỗ trợ tiêu hóa bớt lượng chất béo nạp vào và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh.
Nên vận động hoặc tập thể dục
Ăn xong nên vận động, đi bộ khoảng 30 phút để tiêu hao bớt năng lựa dư thừa và nhớ phải đánh răng thật kỹ không để sâu răng hoặc mắc các vấn đề răng miệng khác nhé.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn những ai không được ăn bánh trung thu cũng như cách ăn bánh trung thu hợp lý nhất. Chúc bạn một đêm Trung thu an lành!
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những người nào không nên ăn bánh trung thu? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.