Bạn đang xem bài viết Những mẹo làm giảm chảy máu khi mắc bệnh trĩ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi mắc bệnh trĩ triệu chứng chảy máu sẽ thường xuyên xuất hiện trong sinh hoạt của bạn. Để giảm chảy máu hiệu quả nhất, bạn hãy áp dụng các mẹo sau.
Bị chảy máu khi mắc bệnh trĩ, lượng máu xuất ra ban đầu có thể chỉ là vài giọt, sau đó là chảy thành dòng, bắn ra, thậm chí là ngay cả khi bạn không đi đại tiệu, chỉ ngồi, cúi xuống, máu cũng sẽ chảy ra. Muốn cầm máu, bạn hãy tham khảo kỹ nội dung bên dưới.
Chườm đá
Cho vài viên đá lạnh vào 1 chiếc khăn vải sạch, quấn lại và chườm vào hậu môn để tế bào nằm ở lớp niêm mạc đang bị tổn thương nhanh co lại, giảm chảy máu.
Thời gian chườm đá kéo dài trong 10 phút, sau đó bạn lấy đá ra, nghỉ ngơi trong cùng 1 khoảng thời gian, sau đó lại chườm tiếp 10 phút, lặp lại tầm 2 – 3 lần thì tình trạng sẽ tốt hơn.
Sau khi chườm đá, bạn nên ngâm cơ thể trong nước ấm pha muối loãng tầm 10 – 15 phút để thư giãn cơ thể, sát trùng, thu nhỏ các tĩnh mạch nằm ở hậu môn rồi lau sạch, dùng băng sạch băng lại vùng tổn thương.
Dùng bông gòn
Khi hoàn cảnh không cho phép bạn chườm đá, người bệnh nhanh tay sử dụng bông gòn, giấy mềm để cầm máu hậu môn.
Việc chuẩn bị bông gòn, giấy mềm luôn cần thiết với người mắc trĩ để phòng máu chảy đột ngột. Lưu ý là giấy dùng để thấm máu, không sử dụng giấy ướt có chứa cồn, mùi thơm, chất tạo màu, nhằm tránh gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Ăn nhiều chất xơ
Bên cạnh các biện pháp cầm máu kịp thời, người bệnh nên học cách cầm máu từ “bên trong” với chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Các thực phẩm giàu chất xơ có rau xanh, trái cây các loại, ngũ cốc nguyên hạt, chúng giúp kích thích nhu động ruột, làm phân mềm, đi đại tiện nhanh hơn. Hơn nữa để hạn chế bị táo bón, bạn nên uống đủ nước từ 1.5 – 2.5 lít nước/ngày.
Tập thể thao nhẹ nhàng
Tập vài bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, đi bộ giúp đường ruột làm việc tốt hơn, giảm trĩ, phòng ngừa táo bón.
Không tập các bài tập vận động mạnh và dễ tác động tiêu cực lên hậu môn đang tổn thương như nâng tạ bằng chân, lái xe đạp, đạp xe bằng máy tập, nâng vác vật nặng tạo áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, xương chậu.
Bằng cách giải pháp này chứng chảy máu sẽ giảm dần theo thời gian, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tối ưu. Tuy nhiên, khi tình trạng chảy máu ngày càng nghiêm trọng, liên tục nhiều ngày, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và điều trị đúng cách.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những mẹo làm giảm chảy máu khi mắc bệnh trĩ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.