Bạn đang xem bài viết Những lưu ý khi dẫn bé đi tắm biển vào mùa hè tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Vào mùa hè, mọi người thường dẫn các thành viên trong gia đình đi tắm biển, trẻ nhỏ với sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết, nếu dẫn bé đi tắm biển vào mùa hè bố mẹ cần chuẩn bị kỹ càng để giúp bé thích nghi tốt, có kỳ nghỉ vui vẻ.
Để xua tan cái nóng của mùa hè nhiều gia đình lựa chọn giải pháp đi tắm biển nhưng với các gia đình có trẻ nhỏ, việc đi tắm biển này cần được chú ý và chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo sức khỏe của bé luôn tốt trong thời gian tắm biển và sau đó.
Hạn chế cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tắm biển
Da của trẻ dưới 12 tháng tuổi cực kỳ nhạy cảm, khi phơi dưới trời nắng da trẻ không chịu được các tia hồng ngoại, tử ngoại, làn da sẽ dễ bị bỏng rát, trẻ cũng dễ say nắng. Các chuyên gia da liễu khuyên bố mẹ nên hạn chế cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, đi tắm biển.
Khi đi tắm biển cũng nên “che chắn” kỹ càng, đội mũ có vành để bảo vệ sức khỏe trẻ, đặc biệt, với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mà có sức đề kháng tốt, bố mẹ có thể cho bé tiếp xúc nhiều với nước, cho trẻ đi học bơi, để trẻ quen dần với môi trường nước, khi đi tắm biển cũng dễ chịu, thoải mái hơn.
Cho trẻ ra biển khi nhiệt độ không quá cao
Bố mẹ không nên dẫn trẻ ra ngoài tắm biển khi trời nắng gắt, đặc biệt là khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1-2 giờ chiều. Thời gian thích hợp để cho trẻ đi tắm biển, dạo mát là vào sáng sớm (8-10h) hoặc chiều mát (15h-17h).
Nếu mức nhiệt độ ngoài trời từ 35 độ C trở lên thì không nên cho trẻ tắm biển, nên cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, có bóng râm, không để trẻ tiếp xúc với ánh mặt trời trực tiếp.
Chỉ cho trẻ tắm biển từ 1 – 1.5 tiếng
Theo các chuyên gia da liễu thì chỉ cho trẻ tắm biển trong 1 đến 1.5 tiếng, nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi thì tắm dưới 30 phút. Không tắm lâu hơn 2 tiếng đồng hồ, tắm lâu quá bé sẽ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, say nắng…
Chuẩn bị đủ đồ đạc cho trẻ trước khi đi du lịch
Bố mẹ cần liệt kê danh sách các đồ dùng cần chuẩn bị khi đưa trẻ đi du lịch để tránh quên đồ cần thiết:
– Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn ăn dặm, hoặc hệ tiêu hoá còn yếu, không thể ăn được các đồ ăn tại điểm du lịch thì bố mẹ cần chuẩn bị đồ ăn, chén, bát, muỗng và dụng cụ hâm nóng thức ăn cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải chuẩn bị sữa, bình giữ nhiệt để cho bé bú bất cứ lúc nào.
– Chuẩn bị các vật dụng cá nhân: quần áo, tã, bình sữa, dầu gội, sữa tắm của trẻ là những đồ nhất định phải chuẩn bị đầy đủ khi có ý định dẫn trẻ đi tắm biển. Lưu ý chọn quần áo nên dựa vào thời tiết nơi mà bạn dẫn bé đi du lịch nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy tắc có cả đồ ngắn và đồ dài.
– Bên cạnh đó, bố mẹ còn phải chuẩn bị các loại thuốc như nhiệt kế, thuốc hạ sốt, kem chống nắng, kem trị hăm, nước muối sinh lý để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất vào thời điểm đi du lịch.
– Bố mẹ cũng nên tìm hiểu về cách dùng phao cho trẻ, các biện pháp sơ cứu, hô hấp nhân tạo… để khi có sự cố dễ dàng kiểm soát và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Chọn vùng biển an toàn và luôn để mắt đến bé
Tìm hiểu kỹ địa điểm đến tắm biển, chọn những vùng biển an toàn, sạch sẽ, tầm nhìn rộng khi dẫn trẻ cùng đi tắm biển, điều này giúp cung cấp 1 môi trường an ninh, sạch đẹp cho trẻ thoải mái chơi đùa, bố mẹ dễ dõi theo trẻ và tránh các trường hợp nguy hiểm như trẻ đi lạc, bị bắt cóc, đuối nước khi tắm biển…
Để đảm bảo an toàn hơn cho trẻ, bạn có thể đeo lên cổ trẻ 1 tấm bảng ghi rõ tên, số điện thoại của bố mẹ để mọi người dễ liên lạc nếu trẻ bị lạc.
Bố mẹ tuyệt đối không để trẻ tắm biển một mình hoặc tự bơi ra ngoài khi không có người, luôn để mắt và ở bên cạnh trẻ. Tốt nhất là nên cho bé tắm gần bờ, cho bé sử dụng áo phao hoặc phao bơi đầy đủ.
Thoa kem chống nắng cho trẻ trước khi đi tắm biển
Khi ra nắng nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Chọn mua và thoa lên da trẻ các sản phẩm kem chống nắng chuyên dành cho trẻ, chỉ số SPF nên từ 40 – 50. Nếu đi tắm biển vào ngày ít nắng, mẹ có thể thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 20 – 30.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
– Tắm bằng nước ấm cho trẻ sau mỗi lần đi tắm biển về, nếu trẻ bị cát dính vào mắt, bố mẹ rửa mắt cho bé bằng nước muối sinh lý.
– Chú ý vệ sinh kỹ các phần rốn, tai, mũi, họng, mắt để đảm bảo trẻ sạch sẽ, không giữ cát bụi bẩn trong người.
Bố mẹ lưu ý cẩn thận và làm đúng theo các mẹo này để cả gia đình và bé yêu sẽ có kỳ nghỉ tắm biển an toàn, thoải mái nhé.
Nhà thuốc An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những lưu ý khi dẫn bé đi tắm biển vào mùa hè tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.