Bạn đang xem bài viết Những đối tượng nào không nên ăn khế? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thành phần dinh dưỡng trong quả khế
Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa – Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh, khế là loại trái cây có dinh dưỡng đa dạng, đặc biệt cung cấp nhiều chất xơ và Vitamin C.
Trong một quả khế cỡ vừa (khoảng 100gr) cung cấp 30calo, không có Cholesterol, 133mg Kali, 2mg Natri, 2,8gr chất xơ và khoảng 4gr đường.
Bên cạnh đó là hàm lượng Vitamin dồi dào (đặc biệt là Vitamin C và A), Canxi, Magie và Sắt.
Chính vì có thành phần dinh dưỡng phong phú và lành mạnh nên quả khế có nhiều công dụng cho sức khỏe. Có thể kể đến tác dụng cải thiện thị lực, tăng cường sức đề kháng, chống lại sự phá hoại của các gốc tự do, giúp giảm Cholesterol máu, giúp giảm cân…
Dù vậy không phải đối tượng nào cũng có thể ăn được quả khế. Vậy nên cần phải lưu ý sử dụng sao cho không ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là hai đối tượng dưới đây.
Những đối tượng không nên ăn khế
Người bị bệnh thận
Trong quả khế có chứa nhiều Axit oxalic. Loại Axit này cũng được tìm thấy nhiều trong một số loại rau quả khác như măng tươi, lá rau dền, hạt ca cao…
Axit oxalic có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (Canxi, Magiê, sắt, Kali…) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat canxi có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận.
Tuy vậy theo ý kiến của các bác sĩ thì với người khỏe mạnh, ngộ độc Axit oxalic là rất khó xảy ra. Nguy cơ bị sỏi thận khi ăn thực phẩm có chứa Axit oxalic là hầu như không đáng kể nếu không ăn với số lượng lớn và lâu dài.
Ngoài ra có thể hóa giải nguy cơ này bằng việc uống nhiều nước, nên với người khỏe mạnh thì không nên lo lắng về Axit oxalic tự nhiên trong các loại thực phẩm.
Dù vậy với người có vấn đề về thận, bệnh gút, thấp khớp thì cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng Axit oxalic cao để tránh làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Người bị bệnh dạ dày
Trong quả khế, đặc biệt là khế chua, có chứa lượng Axit cao. Vậy nên người bị bệnh đau dạ dày không nên ăn khế. Bạn cũng không nên ăn khế khi bụng đói, vì lượng Axit của khế kết hợp với Axit tiết ra trong dạ dày sẽ làm dạ dày khó chịu cồn cào và nóng rát.
Bên cạnh quả khế thì bệnh nhân bị đau dạ dày cũng nên tránh xa đu đủ xanh và quả dứa. Những loại trái cây này đều có thể gây hại tới niêm mạc dạ dày, làm tăng triệu chứng viêm loét và đau dạ dày.
Mong rằng bài viết này của Pgdphurieng.edu.vn đã cung cấp cho bạn thông tin cần biết về những lưu ý và đối tượng không nên ăn quả khế. Hãy ăn các loại thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe của mình bạn nhé.
Nguồn: hellobacsi
Xem thêm: Cho bé uống nước ép khế có tác dụng gì?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những đối tượng nào không nên ăn khế? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.