Bạn đang xem bài viết Những dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng thức ăn mà bố, mẹ nào cũng nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ em, nhất là những bé dưới 3 tuổi rất hay gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn mà nếu xem nhẹ có thể dẫn đến viêm nhiễm đường ruột. Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ điểm qua một số dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ mà các bố mẹ nên biết nhé!
Dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ
Theo chuyên trang sức khỏe hellobacsi, do có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, khi gặp một loại thức ăn lạ mà hệ miễn dịch cho là tác nhân gây hại với cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại và gây ra một số các dấu hiệu dị ứng thức ăn sau:
- Dấu hiệu dị ứng trên da: Sưng tấy, dị ứng viêm da (phát ban và gây ngứa), nổi mề đay (những đốm nhỏ trên da như vết muỗi cắn)…
- Dấu hiệu dị ứng với đường thở: Hắt hơi thường xuyên, hơi thở trở nên khò khè, bị đau thắt nơi cuống họng,…
- Dấu hiệu dị ứng ở dạ dày: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…
- Dấu hiệu dị ứng với sự lưu thông tuần hoàn máu: Da nhợt nhạt, tái xanh, cảm thấy choáng váng, mất ý thức,…
Ngoài ra, một số dấu hiệu nghiêm trọng khác như sốc phản vệ cũng có thể xảy ra, khi đó bố mẹ cần lập tức liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để hỗ trợ, điều trị cho bé kịp thời.
Các thực phẩm gây dị ứng của trẻ
Bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng thức ăn cho trẻ, đặc biệt là những loại thức ăn như: Sữa bò, trứng gà, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười,…), các loại cá (cá hồi, cá thu, cá tuyết,…), các loại động vật giáp xác (tôm thẻ, tôm hùm,…) thường có nguy cơ gây dị ứng cao.
Trong đó, dị ứng các loại hạt, đậu phộng và hải sản là các loại dị ứng gây nhiều hậu quả trầm trọng nhất. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp các bé từ 5 tuổi trở lên sẽ không còn dị ứng với sữa, trứng gà, đậu nành và lúa mì nữa. Vì thế để chắc chắn và an toàn, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra kỹ tình trạng dị ứng của bé.
Cách ứng phó khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Ngay khi trẻ có những biểu hiện dị ứng thức ăn, bố mẹ nên cho con đi khám ngay để biết được bé bị dị ứng với loại thực phẩm nào. Sau khi thăm khám và bé có thể được xét nghiệm máu, xét nghiệm trên da,… bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc kháng histamin, như thuốc đau bụng, sổ mũi, phát ban,… để điều trị các dấu hiệu dị ứng.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần loại bỏ các loại thức ăn dị ứng ra khỏi thực đơn hằng ngày của trẻ. Nếu con còn nhỏ và đang bú sữa mẹ, bạn cũng cần phải loại bỏ các loại thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn của mình, tránh tình trạng các chất gây dị ứng đó được hấp thụ vào cơ thể bạn và truyền cho con qua đường sữa.
Phòng ngừa dị ứng thức ăn
Để phòng ngừa tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ, bạn có thể qua các cách sau đây:
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời cho đến khi bé được ít nhất 2 tuổi.
- Không tập cho trẻ ăn dặm cho đến khi con được 6 tháng tuổi.
- Hạn chế cho bé sử dụng sữa bò, trứng, lúa mì, cá và đậu phộng cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi.
- Loại bỏ tất cả những thức ăn con bị dị ứng ra khỏi chế độ ăn hằng ngày.
- Đọc thật kỹ thành phần trên bao bì sản phẩm để hạn chế mua phải những loại thực phẩm gây dị ứng thức ăn cho con.
Trên đây là một số dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ mà bố mẹ nào cũng nên biết. Hy vọng với bài viết này của Pgdphurieng.edu.vn, bạn sẽ có thể giúp bảo vệ, cải thiện sức khỏe của con tốt hơn qua việc ăn uống cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày nhé!
Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng thức ăn mà bố, mẹ nào cũng nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.