Bạn đang xem bài viết Những công dụng hay từ cây quế với sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quế không chỉ được dùng làm gia vị hay hương liệu mà còn được sử dụng như một vị dược liệu trong Y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, đầy hơi…Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiều rõ hơn về những công dụng hay từ cây quế với sức khỏe.
Quế (Cinnamomum cassia) thuộc họ Lauraceae, hàm lượng cinnamaldehyde cao chứa trong vỏ quế mang lại những hoạt tính sinh học đa dạng. Vậy quế có công dụng gì đối với sức khỏe con người, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Quế là gì?
Tên khoa học: Cinnamomum cassia (L.) J. Presl. (họ Lauraceae)
Tên thường gọi: Quế, Quế đơn, Quế Trung Quốc
Cây quế có nguồn gốc ở miền Nam – Trung Quốc, sau đó được trồng rộng rãi ở Nam Á và Đông Nam Á (Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam).
Mùi và hương vị riêng của quế là do chứa hàm lượng hợp chất cinnamaldehyde cao, đây cũng là một trong những thành phần hoạt tính chính của quế.
Quế được sử dụng chủ yếu để lấy vỏ thơm, dùng phổ biến như một loại gia vị hoặc hương liệu. Ngoài ra, quế còn được sử dụng như một vị dược liệu trong Y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, đầy hơi, chống viêm…
Những lợi ích của quế với sức khỏe
Chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol.
Trong một nghiên cứu so sánh hoạt tính chống oxy hóa của 26 loại gia vị, quế là một trong những gia vị có khả năng chống oxy hóa cao nhất (cao hơn cả tỏi và oregano).[1]
Trên thực tế, quế có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.[2]
Chống viêm
Viêm là một phản ứng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tổn thương mô từ các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, viêm có thể trở thành một vấn đề khi tình trạng này kéo dài và chống lại chính các mô của cơ thể.
Các nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa có trong quế có hoạt tính chống viêm mạnh.[3], [4]
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Theo các nghiên cứu, quế có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim (nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới).
Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, 1g hoặc ½ thìa bột quế mỗi ngày đã được chứng minh mang lại kết quả có lợi cho các xét nghiệm máu (giảm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol và triglyceride).[5]
Một nghiên cứu lớn gần đây đã kết luận rằng chỉ sử dụng 120mg/ngày bột quế cũng có thể giúp cải thiện glucose và lipid máu như nghiên cứu trên. Ngoài ra, trong nghiên cứu này quế còn giúp tăng HDL cholesterol.[6]
Trong các nghiên cứu trên động vật, quế được chứng minh là giúp giảm huyết áp.[7]
Cải thiện độ nhạy của insulin
Insulin là một trong những hormone quan trọng giúp điều hòa quá trình trao đổi chấtvà sử dụng năng lượng trong cơ thể. Hormone này còn cần thiết trong quá trình vận chuyển glucose trong máu đến các tế bào. Tuy nhiên, nhiều người lại có tình trạng kháng insulin.
Theo các nghiên cứu, quế được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin, giúp hormone quan trọng này thực hiện được chức năng của mình.[8], [9]
Giảm glucose máu
Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin, quế còn có thể giúp giảm đường máu bằng một số cơ chế khác.
Thứ nhất, quế làm giảm lượng glucose đi vào máu sau bữa ăn bằng cách can thiệp vào các enzym tiêu hóa, làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate.[10], [11]
Thứ hai, một hợp chất trong quế có thể thực hiện chức năng tương tự insulin.[12], [13]
Nhiều nghiên cứu trên người cho thấy quế có thể làm giảm lượng đường máu đói từ 10-29%.[14], [15], [16]
Liều dùng hiệu quả thường là 1-6g hoặc 0.5-2 thìa cà phê bột quế mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh
Các bệnh thoái hóa thần kinh được đặc trưng bởi sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não (Alzheimer, Parkinson,…).
Cinnamaldehyde và epicatechin trong quế có thể giúp ức chế sự tích tụ protein tau trong não (một trong những dấu hiệu của bệnh Alzheimer).[17]
Trong một nghiên cứu trên chuột bị Parkinson cho thấy quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh và chức năng vận động.[18]
Phòng ngừa ung thư
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm bởi sự nhân lên không kiểm soát của tế bào.
Quế được nghiên cứu rộng rãi về khả năng phòng ngừa và điều trị ung thư bằng cách làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và sự hình thành mạch máu trong khối u. Tuy nhiên, bằng chứng chỉ giới hạn trong các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật.[19], [20]
Một nghiên cứu trên chuột bị ung thư ruột kết, cho thấy các hợp chất trong quế có tác dụng kích hoạt các enzyme giải độc giúp ngăn chặn sự tiến triển của ung thư.[21]
Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm, cho thấy quế kích hoạt các phản ứng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào ruột kết.[22]
Chống nhiễm trùng
Cinnamaldehyde, một trong những thành phần hoạt tính chính của quế, có thể giúp chống lại các loại nhiễm trùng.[23], [24]
Tinh dầu quế giúp hỗ trị điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nấm. Ngoài ra, tinh dầu quế còn có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn (bao gồm cả Listeria và Salmonella).
Tác dụng kháng khuẩn của quế đã được chứng minh trong ngăn ngừa sâu răng và giảm hôi miệng.[25], [26]
Hỗ trợ điều trị HIV
HIV là một virus gây suy giảm miễn dịch ở người, có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Quế có thể giúp chống lại chủng HIV-1 (chủng virus HIV phổ biến nhất ở người).[27], [28]
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khảo sát về hoạt tính chống HIV của 69 cây thuốc, trong đó quế là cây thuốc mang lại hiệu quả nhất.[29]
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về những công dụng của cây quế đối với sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng quế điều trị bệnh để có thể tối ưu hiệu quả và hạn chế rủi ro xảy ra.
Nguồn: wikipedia, healthline
Một số sản phẩm có thành phần quế đang bán tại nhà thuốc An Khang
-
Cảm Xuyên Hương Yên Bái trị cảm cúm, cảm lạnh
102.000₫
/Hộp
1.100₫/Viên
Cảm Xuyên Hương Yên Bái trị cảm cúm, cảm lạnh
-
Dầu xoa bi lăn thảo mộc Cinamy giữ ấm cơ thể
42.000₫
/Chai
-
Cồn xoa bóp An Triệu
20.000₫
/Chai
-
Cảm Xuyên Hương Yên Bái trị cảm cúm, cảm lạnh
-
Thuốc cốm Cảm Xuyên Hương Yên Bái trị cảm cúm, cảm lạnh
3.500₫/Gói
Nguồn tham khảo
-
Antioxidant capacity of 26 spice extracts and characterization of their phenolic constituents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16190627/
-
Antioxidant activity of cinnamon (Cinnamomum Zeylanicum, Breyne) extracts
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10077878/
-
Anti-inflammatory activity of cinnamon (C. zeylanicum and C. cassia) extracts – identification of E-cinnamaldehyde and o-methoxy cinnamaldehyde as the most potent bioactive compounds
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25629927/
-
Anti-Inflammatory Activities of Cinnamomum cassia Constituents In Vitro and In Vivo
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22536283/
-
Cinnamon improves glucose and lipids of people with type 2 diabetes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14633804/
-
Cinnamon use in type 2 diabetes: an updated systematic review and meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24019277/
-
Cinnamon: A Multifaceted Medicinal Plant
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4003790/
-
Cinnamon: Potential Role in the Prevention of Insulin Resistance, Metabolic Syndrome, and Type 2 Diabetes
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2901047/
-
Chromium and polyphenols from cinnamon improve insulin sensitivity
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18234131/
-
Inhibitory activity of cinnamon bark species and their combination effect with acarbose against intestinal α-glucosidase and pancreatic α-amylase
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21538147/
-
Cinnamon extract inhibits α-glucosidase activity and dampens postprandial glucose excursion in diabetic rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21711570/
-
A hydroxychalcone derived from cinnamon functions as a mimetic for insulin in 3T3-L1 adipocytes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11506060/
-
Regulation of PTP-1 and insulin receptor kinase by fractions from cinnamon: implications for cinnamon regulation of insulin signalling
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9762007/
-
The potential of cinnamon to reduce blood glucose levels in patients with type 2 diabetes and insulin resistance
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19930003/
-
Cinnamon supplementation in patients with type 2 diabetes mellitus
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17381386/
-
Effects of a cinnamon extract on plasma glucose, HbA, and serum lipids in diabetes mellitus type 2
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16634838/
-
Interaction of cinnamaldehyde and epicatechin with tau: implications of beneficial effects in modulating Alzheimer’s disease pathogenesis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23531502/
-
Cinnamon treatment upregulates neuroprotective proteins Parkin and DJ-1 and protects dopaminergic neurons in a mouse model of Parkinson’s disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24946862/
-
Novel angiogenesis inhibitory activity in cinnamon extract blocks VEGFR2 kinase and downstream signaling
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3105590/
-
Water-soluble polymeric polyphenols from cinnamon inhibit proliferation and alter cell cycle distribution patterns of hematologic tumor cell lines
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16253769/
-
Inhibition of lipid peroxidation and enhancement of GST activity by cardamom and cinnamon during chemically induced colon carcinogenesis in Swiss albino mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18260732/
-
The Cinnamon-Derived Dietary Factor Cinnamic Aldehyde Activates the Nrf2-Dependent Antioxidant Response in Human Epithelial Colon Cells
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3101712/
-
Cinnamon bark oil, a potent fungitoxicant against fungi causing respiratory tract mycoses
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8834832/
-
Antimicrobial activities of cinnamon oil and cinnamaldehyde from the Chinese medicinal herb Cinnamomum cassia Blume
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16710900/
-
Comparative study of cinnamon oil and clove oil on some oral microbiota
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22783715/
-
Short-term germ-killing effect of sugar-sweetened cinnamon chewing gum on salivary anaerobes associated with halitosis
https://europepmc.org/article/med/21290983
-
Effects of plant extracts on HIV-1 protease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20946094/
-
HIV type-1 entry inhibitors with a new mode of action
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19641233/
-
A survey of some Indian medicinal plants for anti-human immunodeficiency virus (HIV) activit
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11094851/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những công dụng hay từ cây quế với sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.