Bạn đang xem bài viết Những bộ phim phật giáo hay và ý nghĩa nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phật Giáo răn dạy con người sống hướng thiện, an thân dưỡng tính, khai mở đạo tâm đem đến cho chúng ta những giây phút hạnh phúc, bình an. Dưới đây là những bộ phim phật giáo hay và ý nghĩa nhất sẽ làm thay đổi cách nhìn cuộc sống của bạn.
1. Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring – Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân (2003)
Giữa vùng hoang dã của Hàn Quốc, một bậc thầy Phật giáo đã kiên nhẫn nuôi dạy một cậu bé lớn lên trong trí tuệ và lòng trắc ẩn thông qua kinh nghiệm và các bài học vô tận. Khi lớn lên, người học trò phát hiện ra ham muốn tình dục của mình, anh ta dường như lạc vào cuộc sống chiêm nghiệm và đi theo tình yêu đầu tiên của mình. Khi nhìn thấu được bản chất bên trong của sự việc, người đệ tử đã trở về chuộc lỗi với người Thầy của mình. Bằng cách kéo theo tảng đá nặng hàng dặm đường để đến đỉnh núi và buông bỏ nơi đỉnh núi ngồi thiền cũng là lúc anh ta có thể đặt xuống các gánh nặng để cứu đỗi chính mình.
2. Seven Years in Tibet – 7 năm ở Tây Tạng (1997)
Sau cái chết của 11 nhà leo núi, Heinrich Harrer người Áo quyết định đem vinh quang về cho đất nước mình và cho niềm tự hào của người Áo bằng cách chinh phục đỉnh Nanga Parbat cùng với những người Đức, bỏ lại người vợ ở nhà đầy mong đợi. Đây là dãy núi cao thứ 9 trong dãy Himalaya quanh năm mây bao phủ ở Ấn Độ. Là một kẻ ích kỷ và cô độc, anh ta không hòa đồng với những người khác trong đội của mình. Thế chiến thứ 2 nổ ra, họ bị bắt và bị giam trong Trại tù binh của Dehra Dun. Nhiều lần cố gắng thoát ra trong vô vọng, cuối cùng anh ta cũng thành công cùng với Peter. Sau khi trốn thoát, họ đã đến thành phố thánh Lhasa, tại đây anh đã gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma – người cuối cùng đã thay đổi cách nhìn nhận cuộc sống của mình.
3. Kundun – Lạt Ma thứ 14 (2007)
Người Tây Tạng gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “Kundun” có nghĩa là sự hiện diện. Ông buộc phải trốn khỏi quê hương Tây Tạng khi Cộng sản Trung Quốc xâm chiếm và thi hành một chế độ áp bức đối với quốc gia hòa bình Tây Tạng. Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ và sống lưu vong ở Dharamsala kể từ đó. Phải chăng, bằng con đường tị nạn, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành sứ giả để Phật giáo truyền sang phương Tây. Xuyên suốt bộ phim là câu chuyện tuyệt vời của Đức Đạt Lai Đạt Ma thứ mười bốn đối phó với sự áp bức của Trung Quốc và các vấn đề khác.
4. Why Has Bodhi-Dharma come from the East? – Vì sao Tổ bồ đề đạt ma lại đến từ phương Đông? (1989)
Ba người sống trong một tu viện Phật giáo gần núi Chonan bao gồm hòa thượng già Hyegok, một chàng trai trẻ đã rời bỏ gia đình của mình trong thành phố để tìm kiếm sự giác ngộ – Yong Nan và một đứa trẻ mồ côi – Haejin, người được Hyegok mang đến tu viện trở thành một chú tiểu. Câu chuyện chủ yếu là của Yong Nan, được kể trong hồi tưởng: cách anh đến tu viện, trở về thành phố ngắn ngủi và trống rỗng giữa thế giới hỗn loạn và hy vọng vượt qua đam mê và thoát khỏi ý tưởng về bản thân. Hyegok như một thầy giáo, một người bảo vệ và là một người cha dạy dỗ chú tiểu Haejin thực hiên theo cách của riêng mình và tự lập. Một bộ phim khiến người xem phải suy ngẫm nhiều về triết lý cuộc đời để thức tỉnh những phần trong mỗi người trẻ.
5. Walk with me – Bước chân an lạc (2018)
Phim kể về một cộng đồng các tu sĩ và nữ tu Thiền Phật giáo đã cống hiến cả cuộc đời để làm chủ nghệ thuật chánh niệm với vị sư thầy nổi tiếng thế giới là Thích Nhất hạnh. Được quay hơn ba năm ở Pháp và Hoa Kỳ, bộ phim thân mật và thiền định này đi sâu vào một thế giới như cách xa chúng ta, cho thấy tu sĩ biến đổi những đau khổ trong chính họ và những người khác thông qua việc tìm hiểu sâu sắc về bản chất của sự tồn tại, đau khổ và bản thân thật của họ.
6. The Buddha – Cuộc đời Đức Phật Thích Ca (1993)
Phim kể về thái tử Siddhartha từ khi sinh ra đã được tiên đoán sau này sẽ trở thành đạo sư vĩ đại. Để tránh việc đó xảy ra, quốc vương đã sắp đặt cho vị thái tử một cuộc sống giàu sang với một người vợ sinh đẹp và có một cậu con trai. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến nỗi đau khổ của nhân gian, thái tử Siddhartha đã từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quý để lên đường tu hành, giác ngộ và trở thành một vị Phật. Ông đi khắp nơi truyền bá những giác ngộ xây nên nền tảng triết lý tôn giáo dựa trên sự ôn hòa, bình đẳng và giải thoát.
7. Samsara – Luân hồi (2001)
Một câu chuyện tình yêu thiêng liêng, ngang trái nơi cửa Phật lấy bối cảnh hùng vĩ ở Ladakh, dãy Himalaya hùng vĩ. Samsara là một nhiệm vụ, cuộc đấu tranh của một người để tìm giác ngộ tâm linh bằng cách từ bỏ thế giới và cuộc đấu tranh của một người phụ nữ để giữ cho tình yêu và cuộc sống giác ngộ của mình trên thế giới. Nhưng rồi, số phận của họ xoay chuyển, xoắn lại và đi đến một kết thúc bất ngờ.
8. Travellers and Magicians (2004)
Dondup khao khát giấc mơ đến nước Mỹ với mong muốn có cuộc sống khác biệt và tốt đep hơn nên bắt đầu cuộc hành trình thực hiện giấc mơ của mình. Do bị trì hoãn tiến độ nên Dondup buộc phải quá giang tại vùng nông thôn hoang dã xinh đẹp của Bhutan. Anh đã chia sẻ con đường của mình với một nhà sư, một người bán táo, một người làm giấy và cô con gái nhỏ xinh đẹp của ông – Sonam. Trong suốt cuộc hành trình nhà sư liên tục kể về những câu chuyện thông thái về lựa chọn sai lầm khiến Dondup phải suy ngẫm đặc biệt là sự quyến rũ bởi cô gái Sanam ngây thơ, xinh đẹp.
9. The Mad Monk – Tế Công (1993)
Tế Công vốn là Giáng Long La Hán xuống trần cứu nhân độ thế. Là một người đi tu nhưng ông rất thích ăn thịt và uống rượu, ăn mặc rách rưới tay mang quạt, làm những việc không giống ai nên mọi người thường gọi ông là Tế Điên. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần dùng phép lạ của mình để diệt trừ yêu quái, giúp đỡ dân lành tránh kiếp lầm than.
10. The Shamma Brothers – Sư huynh (2008)
Tại một nhà tù cực an toàn nhưng nổi tiếng là thô bạo đã bị thay đổi đáng kể do ảnh hưởng của một chương trình thiền cổ xưa. Họ đã tiến hành một khóa tu chín ngày trong chính tòa tháp an ninh cao được bao phủ bởi một hàng rào dây thép gai và hàng rào điện có hàng loạt kẻ bị kết án không bao giờ có thể nhìn thấy ánh sáng trong ngày. Kết quả sau khóa tu thật kỳ diệu, những tù nhân dần dần dấy lên những xúc cảm thông qua những buổi tập thiền khiến người xem vô cùng xúc động. Bộ phim đem đến thông điệp: Thiền có thể thay đổi, cảm hóa ngay cả những đối tượng không thể ngờ được.
Trên đây là những bộ phim phật giáo hay và ý nghĩa nhất được Pgdphurieng.edu.vn sưu tầm và tổng hợp. Mỗi bộ phim mang một màu sắc khác nhau sẽ mang đến cho người xem những thông điệp khác nhau nhưng tựu trung là đem đến những bài học sâu sắc về phật giáo từ đó hướng thiện. Hãy cùng bạn bè và người thân trải nghiệm những bài học sâu sắc đằng sau những bộ phim này nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những bộ phim phật giáo hay và ý nghĩa nhất tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/nhung-bo-phim-phat-giao-hay-va-y-nghia-nhat/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: