Bạn đang xem bài viết Những bộ phim hay nhất của Trương Nghệ Mưu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng với Trần Khải Ca, Điền Trang Trang và Trương Tuấn Trang, Trương Nghệ Mưu là một nhà làm phim nổi bật trong thế hệ của ông. Ông đã quay những bộ phim kết hợp nghệ thuật với ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc từ những năm 80. Các bộ phim của Trương Nghệ Mưu đã giành được rất nhiều giải thưởng, liên hoan phim quốc tế như Liên hoan phim Venice, Cannes và Berlin. Nếu bạn chưa biết nhiều về vị đạo diễn tài năng này, hãy tìm hiểu qua Top những bộ phim hay nhất của Trương Nghệ Mưu.
1. Raise the Red Lantern (1991) – Lồng Đèn Đỏ Treo Cao
Đây là tác phẩm được hoan nghênh nhất của Trương Nghệ Mưu, đạt được nhiều giải thưởng từ hầu hết các liên hoan phim lớn trên thế giới và một đề cử Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Kịch bản dựa trên tiểu thuyết “Thê Thiếp Thành Quần” của Tô Đồng.
Câu chuyện xoay quanh Tùng Liên, sau cái chết của cha cô, cô trở thành vợ thứ tư của ông già giàu có Trần Tả Thiên và chuyển đến dinh thự của ông. Ban đầu, mọi thứ dường như diễn ra tốt đẹp đối với cô, được hưởng sự tôn trọng lớn nhất trong bốn người vợ. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, những cuộc đụng độ bắt đầu xuất hiện, và cuối cùng Tùng Liên nhận ra rằng dinh thự là chứa đầy sự đố kỵ và đối kháng liên tục giữa những người phụ nữ.
Tiêu đề của bộ phim đề cập đến một trong những yếu tố chính của câu chuyện, mỗi ngày, ông Trần thông báo về người vợ mà ông sẽ qua đêm, và người hầu bắt đầu nâng cao và thắp sáng những chiếc đèn lồng đỏ tại căn hộ của cô ấy.
2. To Live (1994) – Phải Sống
Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Dư Hoa, gây ra nhiều tranh cãi ở Trung Quốc do nó chỉ trích chính quyền Cộng sản, đến mức bị cấm chiếu. Tuy nhiên, nó đã dành được rất nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải ba đến từ Liên hoan phim Cannes.
Câu chuyện xoay quanh Từ Phú Quý, công tử con nhà giàu, anh có thói nghiện cờ bạc. Dù đã có một đứa con gái nhưng vợ anh – Gia Trân vẫn không thể khuyên ngăn. Cuối cùng, Phú Quý thua trắng và mất nhà cửa, còn Gia Trân bỏ đi cùng con gái Phượng Hà khi đang mang thai đứa con trai Hữu Khánh.
Một thời gian sau, Gia Trân quay về đoàn tụ cùng chồng trong cảnh túng quẫn. Để có thể nuôi sống gia đình, họ phải mở một gánh hát rối bóng. Khi ấy, nội chiến Trung Quốc nổ ra và họ phải xoay sở trong một điều kiện, bối cảnh mới.
3. The Story of Qiu Ju (1992) – Thu Cúc Đi Kiện
Dựa trên cuốn tiểu thuyết “Vạn Gia Tố Tụng” của Trần Nguyên Bân. Bộ phim đã thành công rực rỡ trong một loạt các Liên hoan phim, thu về vô số giải thưởng, bao gồm cả giải Sư Tử Vàng cho Trương Nghệ Mưu và cho Củng Lợi, từ Liên hoan phim Venice.
Thu Cúc là một phụ nữ tá điền sống cùng chồng Khánh Lai ở một vùng nông thôn Trung Quốc, cô đang mang bầu to. Một ngày nọ chồng cô có mẫu thuẫn với trưởng thôn Vương Thiện Đường khiến hắn ta đá mạnh một cái vào hạ bộ anh chồng. Ban đầu Thu Cúc đi trình báo sự việc với cảnh sát địa phương nhằm tìm lại công bằng cho chồng. Gã trưởng thôn bị phạt bồi thường 200 nhân dân tệ, nhưng hắn nhất định không chịu xin lỗi. Thu Cúc từ chối nhận tiền và và quyết đi kiện cho đến khi hắn phải xám hối.
Đạo diễn họ Trương trình diễn một thực tế về Trung Quốc đương thời, đặc biệt liên quan đến các lỗi hệ thống quan chức. Thói lạm dụng quyền lực được thể hiện từ những vai trò nhỏ bé như trưởng làng, và những kẻ thất bại khác trong bộ máy hành chính.
4. Ju Dou (1990) – Cúc Đậu
Phim thứ hai của Trương Nghệ Mưu mang đến tiếng vang cho ngành công nghiệp sản xuất phim ở Trung Quốc. Bởi vì đây là bộ phim Trung Quốc đầu tiên được đề cử giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1990.
Cúc Đậu là một cô giá quê xinh đẹp bị bán làm vợ của một tên chủ tiệm làm nghề nhuộm vải là Dương Kim San. San thường xuyên bạo hành Đậu vì nàng không sinh con nối dõi cho hắn. Sự ngược đãi ấy được Thiên Thanh (cháu của San) chứng kiến. Do sự căm ghét chồng và bị Thanh dụ dỗ, Cúc Đậu lén lúc qua lại với anh ta vàng sinh ra đứa con trai Thiên Bạch. San cứ ngỡ đứa bé là con mình và từ đó đối đãi với vợ tử tế. Cho đến khi hắn gặp một tai nạn và bị bại liệt nửa thân, Cúc Đậu ngang nhiên suồng sã và qua lại với Thanh trước mặt chồng mình.
5. Hero (2002) – Anh Hùng
Trong thời kỳ Chiến Quốc, Trung Quốc bị chia thành 7 vương quốc. Trong số đó, mạnh nhất là nhà Tần, mục đích của nhà vua là chinh phục 6 nước còn lại và trở thành vị hoàng đế duy nhất. Vì lý tưởng ấy, đã có những sát thủ muốn mưu sát ông, chủ yếu trong số đó là Trường Không, Phi Tuyết và Tàn Kiếm. Vua Tần hứa sẽ trao vinh quang và danh dự cho kẻ nào giết được ba kẻ nói trên. Cuối cùng, một người tên Vô Danh tới, khẳng định anh đã giết ba tên sát thủ vừa rồi và đưa vũ khí của chúng ra làm chứng.
Lấy cảm hứng chủ yếu từ “Ngọa Hổ Tàng Long”, Anh Hùng là một bộ phim tuyệt vời về mặt kỹ thuật, kỹ xảo điện ảnh và trang phục, cùng với giá trị sản xuất tổng thể đáng kinh ngạc.
6. No One Less (1999) – Không Thiếu Một Em
Năm 1998, Trương Nghệ Mưu quyết định làm một bộ phản ánh giữa những khó khăn trong giáo dục ở vùng nông thôn mang tên Không Thiếu Một Em. Liên hoan phim Cannes năm ấy đã xảy ra một số tranh cãi về bộ phim này khiến Trương Nghệ Mưu phải rút phim ra khỏi chương trình. Thay vào đó, No One Less đã thành công khi mang về bốn giải thưởng từ liên hoan phim Venice (bao gồm cả Sư Tử Vàng).
Bộ phim được chuyển thể từ câu chuyện “A Sun in the Sky” xoay quanh Ngụy Mẫn Chi, 13 tuổi, phải đến làng Thạch Toàn để thay thế giáo viên duy nhất ở đó – cô Cao. Cô Cao phải nghỉ phép một tháng để chăm sóc người mẹ bị ốm của mình.
Khi hiện tượng trẻ em bỏ học để đi làm trong các nhà máy đã trở thành vấn đề lớn của làng, cô Cao hứa với Mẫn Chi sẽ cho em 10 nhân dân tệ nếu không có học sinh nào bỏ học. Khi một trong số các em học sinh bỏ học, Mẫn Chi cố gắng đưa em ấy trở lại, và sẵn sàng làm những việc tiêu cực để hoàn thành việc đó.
7. The Road Home (1999) – Đường Về Nhà
Bộ phim Đường Về Nhà đánh dấu sự ra mắt của Chương Tử Di, người đã thay thế Củng Lợi làm “nàng thơ” của Trương Nghệ Mưu trong một thời gian.
Phim bắt đầu ở thời điểm hiện tại khi Vũ Thăng trở về làng quê nơi cha mẹ mình sinh sống để tìm cách chôn chất người cha quá cố của anh. Sau khi biết mẹ mình có nguyện vọng phải chôn cất cha theo cách truyền thống, anh đã hồi tưởng lại câu chuyện của cha mẹ mình. Mẹ anh khi ấy là thiếu nữ trẻ tên là Di. Ngồi làng nhỏ mới mời được một thầy giáo duy nhất từ thành phố về dạy học. Trong những lần họ gặp gỡ, chúng ta thấy được tình yêu nảy nở một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những cũng rất cảm động và sâu sắc.
8. House of Flying Daggers (2004) – Thập Diện Mai Phục
Đến năm 859, triều đại nhà Đường sắp đi đến suy vong. Hoàng đế bất tài và quan lại tham nhũng. Các cuộc nổi dậy xảy ra khắp cả nước và nhiều nhà cách mạng thành lập để lật đổ chế độ. Mạnh nhất trong số đó là lực lượng phiến quân có tên Phi Đao Môn.
Phương thức hoạt động chính của họ là ăn cắp của người giàu và chia cho người nghèo, hành động này khiến họ rất được lòng dân chúng trong khi gây phẫn nộ cho chế độ. Cuối cùng, các nhà chức trách đã tìm cách ám sát thủ lĩnh của họ, nhưng tổ chức này thậm chí còn nổi lên mạnh mẽ hơn.
Hai vị quan võ Kim và Lưu được giao nhiệm vụ tiêu diệt thủ lĩnh mới, với sự nghi ngờ của họ đang hướng về một vũ công mù Tiểu Muội. Khi ấy, một mối tình lãng mạn giữa Kim và Tiểu Muội bắt đầu nảy nở, điều này càng làm tình hình thêm phức tạp.
Chúng ta vừa điểm qua những bộ phim xuất sắc nhất của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Ngoài ra ông cũng đã từng sản xuất rất nhiều bộ phim tuyệt vời khác, nếu bạn thấy phim nào nên được thêm vào danh sách này thì hãy bình luận xuống phía dưới bài viết nhé! Chúc bạn xem phim vui vẻ!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những bộ phim hay nhất của Trương Nghệ Mưu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/nhung-bo-phim-hay-nhat-cua-truong-nghe-muu/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: