Bạn đang xem bài viết Những ai không nên uống trà? Uống trà nhiều có tốt không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lợi ích khi uống trà
Nước trà (hay nước chè) là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Nước trà được làm bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây trà vào nước sôi từ vài phút đến vài giờ. Lá trà có thể được làm khô, sấy rang, phơi, hay pha thêm các loại thảo mộc khác như hoa, gia vị, hay trái cây khác trước khi chế vào nước sôi.
Nước trà có chứa caffeine, theophylline và chất chống oxy hóa (antioxidant) giúp tăng khả năng tập trung, giảm mệt mỏi. Trong trà gần như không có mỡ, carbohydrate, hay protein do đó không cung cấp năng lượng. Nước trà có mùi thơm,vị hơi đắng và chát.
Uống trà xanh hàng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tốt cho tiêu hóa, giúp giảm hấp thu chất béo, giảm nguy cơ ung thư da và nhiều lợi ích khác nữa… Tuy nhiên nếu không chú ý sẽ gây ra sai lầm khi uống trà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những ai không nên uống trà?
Người già
Người già khi uống trà sẽ bị căng thẳng khó ngủ do chất caffeine trong trà. Trà cũng không thích hợp cho trẻ nhỏ vì nó có thể cản trở quá trình hấp thu và trao đổi chất của hệ tiêu hóa do axit trong trà phản ứng kết tủa với một số dưỡng chất trong cơ thể.
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai thì chất caffeine trong trà sẽ làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Khi sắp sinh nở mà uống nhiều trà sẽ dễ bị giật mình,mất ngủ, thể lực giảm sút, gây khó sinh, mệt mỏi.
Người mắc các căn bệnh mãn tính
Trà chứa nhiều caffeine gây hưng phấn, tăng nhịp đập của tim, làm bệnh tim trầm trọng hơn.
Chất caffeine và tannin trong trà tham gia vào quá trình trao đổi chất của gan khiến cho chức năng gan bị suy yếu.
Trà còn làm cho sỏi thận gia tăng về kích thước và số lượng trong đường tiết niệu không thể thoát ra ngoài.
Uống nhiều trà kích thích bài tiết ra quá nhiều axit làm người bệnh loét dạ dày bị nặng thêm.
Uống trà nhiều có tốt không?
Nước trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng trà xanh với lượng quá nhiều lại gây ra những mối nguy hại khôn lường, sau đây là những tác dụng phụ khi uống quá nhiều trà
Gây loãng xương
Tưởng chừng không liên quan nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, caffein trong trà xanh khiến cơ thể khó hấp thu lượng canxi có trong máu cũng như các nguồn canxi từ thực phẩm khác đồng thời tăng sự bài tiết canxi ra khỏi cơ thể. Sự ức chế sử dụng canxi này chính là nguyên nhân trọng yếu gây nên tình trạng loãng xương mà bạn không hề mong muốn.
Rối loạn nhịp tim
Tương tự như cà phê, trong trà xanh cũng bao gồm một lượng caffein tương đối, giúp tinh thần tỉnh táo và hưng phấn hơn. Thế nhưng, chất này cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, tạo ra một sức ép lớn đến hoạt động của tim từ đó dẫn đến tình trạng nhịp tim thiếu ổn định, tim đập nhanh,… Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ số huyết áp, dễ gây tăng huyết áp đột ngột.
Ngoài việc uống quá nhiều trà xanh, uống trà được pha quá đậm cũng là một nguyên nhân khiến nhịp tim bị rối loạn, tổn hại khôn lường đến sức khỏe.
Gây cồn cào, khó chịu dạ dày
Cồn cào ruột hay khó chịu dạ dày là triệu chứng mà nhiều người gặp phải khi uống lượng trà xanh vượt mức cho phép, nhất là uống khi đang đói bụng. Khi đi vào hệ tiêu hóa, trà xanh kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị khiến ta cảm thấy khó chịu. Mặt khác, đây còn là một loại thức uống có tính axit vô cùng mạnh mẽ, uống nhiều dễ gây trào ngược axit, ợ nóng, buồn nôn,…
Tăng nguy cơ sảy thai
Phụ nữ có thai nên cân nhắc khi sử dụng trà xanh với chúng chứa hàm lượng caffein tương đối cao. Caffein trong trà khiến mẹ thường xuyên bị nhức đầu, buồn nôn, run chân tay và mắc chứng táo bón thai kì.
Nguy hiểm hơn, mẹ bầu uống nhiều trà xanh có nguy cơ sảy thai khá cao, dễ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ chỉ nên dùng khoảng 1 tách trà nhỏ mỗi ngày.
Thiếu máu
Theo một số nghiên cứu, các chất chống oxy hóa trong trà xanh như catechin và tanin nếu được dùng với lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Nếu quá trình ức chế này kéo dài sẽ gây ra chứng thiếu máu rất nguy hiểm. Chưa kể, thiếu sắt còn khiến các hoạt động của cơ thể bị đình trệ, căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh,…
Ngoài việc cân bằng lượng trà nạp vào ở mức phù hợp với nhu cầu hàng ngày, nên tăng cường thêm những loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, yến mạch, chocolate đen,… vào bữa ăn hàng ngày để bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Tương tác với một số loại thuốc
Caffein và các chất chống oxy hóa trong trà xanh như catechin, tanin,… có khả năng tương tác và làm giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó, nên hạn chế uống trà xanh nếu đang trong thời kì sử dụng các loại thuốc liên quan đến hệ thần kinh, gan, thuốc tránh thai, thuốc đau đầu, thuốc chống đông máu,…
Lưu ý để sử dụng trà xanh an toàn
Mặc dù việc uống trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không uống khi đang đói bụng: Uống trà xanh khi đang đói làm bụng cồn cào, gây trào ngược axit,…
- Không uống trà trước và sau bữa ăn: Uống trà trước bữa ăn làm loãng dịch vị còn uống trà sau bữa ăn sẽ làm cứng protein trong thức ăn đồng thời ức chế hấp thu sắt.
- Không nên uống trà xanh để lạnh: Trà xanh để lạnh thường bị hao hụt các chất dinh dưỡng, bao gồm các loại vitamin đồng thời gây đình trệ khí trong cơ thể.
- Không dùng đường cùng với trà xanh: Thêm đường vào trà làm chất dinh dưỡng trong trà mất đi. Thay vào đó, nếu muốn uống ngọt thì hãy dùng mật ong.
- Không uống trà pha quá đặc: Trà quá đặc chứa nhiều caffein khiến cơ thể hưng phấn quá mức, dễ gây ra các vấn đề về tim mạch, huyết áp,… Những người bị các bệnh tim mạch, thần kinh, gan, thận,… nên tránh chè đặc vào lúc đói. Mẹ đang cho con bú cũng nên tránh xa trà đặc vì chúng khiến mẹ tiết ít sữa hơn.
- Không uống khi đang có kinh nguyệt: Trà xanh khiến phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt mất máu nhiều hơn và dễ mắc chứng táo bón.
- Không uống trà trước khi đi ngủ: Caffein trong trà sẽ kích thích thần kinh, dễ khiến bạn mất ngủ về đêm.
- Không sử dụng trà pha đi pha lại nhiều lần: Trà pha đi pha lại rất loãng và gần như không còn dưỡng chất.
- Tránh uống trà để quá lâu, trà pha qua đêm: Trà đã để lâu hoặc để qua đêm dễ bị vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập và mất đi các dưỡng chất cần thiết.
- Không dùng trà xanh để uống thuốc: Trà xanh dễ tương tác, gây mất tính năng của nhiều loại thuốc, có thể nguy hại cho sức khỏe.
Hướng dẫn cách uống trà xanh
Uống trà xanh đúng cách không chỉ mang đến cho bạn nhiều lợi ích mà còn có thể ngăn chặn được các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy làm thế nào để uống trà xanh hay uống chè xanh đúng cách, bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau:
- Thời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sángsau khi ăn ít nhất là 1 – 2 tiếng.
- Hoặc đầu giờ chiềusau bữa trưa 1 – 2 tiếng. Uống trà vào lúc này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà (loại cốc 250 ml) là vừa đủ.
Uống trà quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác nhau bởi sự tích lũy các chất trong trà, thiếu sức đề kháng. Hãy có chế độ uống trà hợp lý và đừng lạm dụng nó nhé!
Nguon: suckhoedoisong.vn
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những ai không nên uống trà? Uống trà nhiều có tốt không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.