Bạn đang xem bài viết Nhiễm giun cần làm gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiễm giun được biết đến là tình trạng giun ký sinh vào đường ruột con người. Vậy làm thế nào để biết và phòng tránh cho gia đình? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhiễm giun cần làm gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh đơn giản tại nhà nhé.
Nguyên nhân nhiễm giun ở người
Theo Bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết, có rất nhiều nguyên nhân nhiễm giun ở người. Có thể kể đến các nguyên nhân như sau:
-
Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm nên rất thích hợp cho sự sinh sôi và phát triển của các loại giun ngoài môi trường và trong cơ thể con người.
-
Nguyên nhân nhiễm giun do tiêu thụ thức ăn không rõ nguồn gốc, có chứa mầm bệnh sẵn từ các hàng quán lề đường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Người lớn hay trẻ nhỏ có thói quen đi bộ chân đất, tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể con người thông qua đường da.
-
Một số thói quen như cắn móng tay, mút tay, không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn cũng là nguyên nhân cho ấu trùng giun từ bên ngoài vào cơ thể.
-
Một số nông dân thường dùng phân chưa xử lý để bón cây trồng cũng là nguyên nhân gây nhiễm giun ở người.
Phân loại các loại giun phổ biến thường ký sinh ở người
Giun đũa
Giun đũa là loại có kích thước lớn, dài khoảng 20 – 25cm nhưng giun đực thì chỉ dài khoảng 15 -17cm. Giun đũa phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Chính vì vậy Việt Nam có điều kiện thích hợp cho loại giun này phát triển mạnh mẽ.
Giun đũa có màu trắng, hồng, đầu và đuôi của giun thì thon nhọn hơn. Giun cái có thể đẻ khoảng 200 ngàn trứng/ngày và sống từ 13 – 15 tháng. Ổ giun đũa thường ở dưới đất hoặc trong phân của các loại động vật.
Con người có thể bị nhiễm giun đũa thông qua đường đất hoặc đường ăn uống, nhưng không thể lây truyền trực tiếp từ người qua người. Nếu bạn nuốt phải trứng giun đũa, thì mất khoảng 45 – 60 ngày để giun trưởng thành.
Giun móc
Giun móc cũng là một loại kí sinh ở người và chỉ dài khoảng 8 – 11cm và 10 – 13cm đối với giun cái. Giun móc cái có thể đẻ đến 10 – 25 ngàn trứng/ngày và có thể sống lên đến 4 – 5 năm.
Giun móc thuộc họ Ancylostomatidae, tùy thuộc vào lượng máu trong ruột của giun mà chúng có màu khác nhau. Giun móc có màu trắng sữa, hồng hoặc đỏ nâu. Giun móc có 2 đôi răng hình móc để cắn chặt vào niêm mạc tá tràng hút máu.
Giun móc thường lây qua đường phân động vật, đường da, niêm mạc hoặc qua đường ăn uống. Giun móc không thể lây qua đường trực tiếp từ người sang người. Vòng đời của giun móc có thể đến 42 – 45 ngày để trưởng thành.
Giun tóc
Giun tóc có phần đầu dài chiếm 2/3 cơ thể, phần thân thì ngắn và phình to, chúng dài khoảng 30 – 50mm. Nguy hiểm hơn các loại giun khác, giun tóc có thể đẻ đến 2 ngàn trứng/ ngày và vòng đời của chúng lên đến 5 – 6 năm nếu không được điều trị.
Giun tóc có thể sinh sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết những bệnh nhân bị giun tóc ký sinh ở những vùng nông thôn, nơi có tập quán sinh sống lạc hậu, điều kiện sống kém.
Nếu như nuốt phải ấu trùng giun tóc, thời gian ủ bệnh của loại giun này không có dấu hiệu rõ ràng. Các triệu chứng đầu tiên thường biểu hiện ở phổi ở ngày 5 – 14 và chúng trưởng thành sau 40 – 60 ngày.
Giun kim
Giun kim có hình dáng bên ngoài đặc biệt hơn các loại khác, chúng có đầu hơi phình và vỏ có khía. Giun kim có màu trắng sữa và có chiều dài khoảng 2 – 5mm. Chúng có thể đẻ 4 – 16 ngàn trứng một lần, sau đó teo lại và chết.
Con người có thể bị nhiễm giun kim ở thức ăn, chúng có thể lây truyền qua đường ăn uống. Nguyên nhân là do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn và giun kim sẽ theo đường miệng và đi vào người.
Nếu bị nhiễm giun kim thì không có dấu hiệu rõ ràng. Thời gian trưởng thành của giun kim khoảng 2 – 4 tuần và trưởng thành chỉ trong 1 -2 tháng.
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm giun
Hiện nay, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến giun kí sinh ở ruột sẽ liên quan đến số lượng giun. Nếu chúng ký sinh trong cơ thể quá nhiều sẽ gây ra một số triệu chứng như sau:
-
Người bị giun ký sinh sẽ trở nên gầy yếu, có thể đau vùng rốn, nôn và đi ngoài ra giun.
-
Các vùng da nổi đỏ hình dạng giun hoặc chỉ các đốm đỏ ở tay, bụng và chân.
-
Nếu bị nhiễm giun kim thường sẽ bị ngứa vùng hậu môn về đêm.
-
Người bệnh có thể đau bụng tái đi tái lại nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng.
-
Nếu trẻ em bị nhiễm giun sẽ có dấu hiệu làm biếng ăn, khó chịu hay quấy khóc và khó ngủ về đêm.
-
Người bị nhiễm giun có máu trong phân, có dấu hiệu khó thở và ho khan.
Cách điều trị khi bị nhiễm giun
Nếu con người bị giun ký sinh thì có thể sử dụng thuốc đặc trị và theo hướng dẫn của các bác sĩ. Theo WHO khuyến cáo thì chúng ta nên tẩy giun bằng thuốc tẩy giun (thuốc xổ lãi) định kỳ thì sẽ giảm nguy cơ nhiễm giun.
Việc điều trị hằng kỳ sẽ làm giảm mức độ nhiễm ký sinh trùng và giảm nguy cơ mắc giun. Nên tẩy giun hằng kỳ cho trẻ em sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm giun ở trẻ hoặc tích hợp cùng các chương trình y tế học đường. Các trường học nên tổ chức các hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học thường xuyên.
Các thuốc điều trị giun sán có thể sử dụng như Mebendazole, Praziquantel, Albendazole, Fugacar,…Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ và không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Cách phòng ngừa nhiễm giun
Bệnh nhiễm ký sinh trùng vào cơ thể hoàn còn có thể phòng ngừa thông qua một số cách thức như sau:
-
Nên nấu thức ăn chín, uống nước sôi để nguội, chỉ nên ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Các loại thực phẩm ăn trực tiếp như trái cây thì nên rửa sạch qua nước muối, gọt sạch vỏ để phòng tránh ấu trùng giun sán.
-
Nên giữ gìn vệ sinh cơ thể và trẻ nhỏ bằng cách cắt ngắn móng tay, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, không dùng phân chưa xử lý để bón cây trồng.
-
Nên tẩy giun theo quy định 6 tháng 1 lần, áp dụng các biện pháp tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Nên dạy cho trẻ các cách vệ sinh và bảo vệ sức khỏe để làm giảm khả năng lây truyền.
Trên đây là một số thông tin về các loại giun ký sinh vào cơ thể con người. Bạn nên chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình để phòng tránh các bệnh trên. Hy vọng các thông tin trên sẽ có ích cho bạn.
Nguồn: Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (Vietnam Vaccine JSC)
Đến ngay Pgdphurieng.edu.vn gần nhất để mua những loại thực phẩm an toàn và sạch nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhiễm giun cần làm gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.