Cùng với sự phát triển của công nghệ các trò chơi truyền thống ngày càng bị lãng quên, nhưng cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản cũng có rất nhiều trò chơi dân gian. Để biết Nhật Bản có những trò chơi dân gian truyền thống gì hãy đến với bài viết sau.
Trò chơi truyền thống Nhật Bản cũng như nhiều giá trị truyền thống khác đã không còn được ưa chuộng trong thế giới hiện đại, thế nhưng không phải vì thế mà người Nhật lãng quên những trò chơi truyền thống. Trong những ngày lễ truyền thống của đất nước, người Nhật vẫn được tổ chức và thu hút cả người lớn cũng trẻ em tham gia.
Hãy cùng Chudu Travel tìm hiểu một số trò chơi truyền thống của trẻ em Nhật Bản nào!
1. Trò chơi Nhật Bản Ohajiki
Ohajiki có nghĩa là những miếng thủy tinh hình cầu dẹt. Với những màu sắc lấp lánh và đẹp mắt, ohajiki là một trong những trò chơi yêu thích của các bé gái Nhật Bản.
Ohajiki có nguồn gốc từ trung quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ Nara. Thời đó chưa có điều kiện để sản xuất ra được những hình ohajiki với muôn sắc màu đẹp mắt như bây giờ, chính vì thế trẻ con thời đó phải tìm những viên sỏi hay đá cuội để thay thế.
+ Cách chơi Ohajiki:
Ohijiki có cách chơi khá tương đồng với trò chơi bắn bi ở Việt Nam. Trước tiên, mỗi người tham gia sẽ cùng bỏ ra một số lượng Ohajiki bằng nhau và để chúng lên mặt phẳng như sàn nhà, mặt bàn…Thứ tự chơi sẽ được quyết định bằng trò oẳn tù tì. Ai thắng sẽ đi trước. Người chơi vẽ một đường thẳng ra, rồi búng viên này vào viên kia. Nếu người chơi búng viên ohajiki như đã định thì sẽ được lấy viên đó. Cuối cùng người có nhiều Ohajiki sẽ là người thắng cuộc.
2. Trò chơi Nhật Bản Tako
Nếu Ohajiki là trò chơi yêu thích của các bé gái Nhật Bản thì tako – hay chính là trò thả diều lại là trò chơi dành cho các bé trai. Giống Ohajiki, Tako cũng là trò chơi bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời Heian. Nhưng phải đến thời Edo thì thả diều mới thực sự phổ biến.
Những con diều Nhật Bản cũng hết sức phong phú và đa dạng với đủ các hình thù và chủng loại khác nhau. Thông thường sẽ có diều 4 cạnh và diều 6 cạnh. Còn họa tiết in trên diều có thể là các hình thù tượng trưng cho văn hóa Nhật Bản. Về cách chơi thả diều thì có lẽ không phải bàn nhiều vì đây cũng là một trong những trò chơi yêu thích của trẻ em Việt Nam.
3. Trò chơi Nhật Bản Karuta
Karuta là một trong những trò chơi truyền thống vào mỗi dịp đầu năm mới của người Nhật Bản xuất hiện từ thời Edo. Kataru là bộ bài có hình chữ nhật, khá giống với bộ bài tây của Việt Nam. Tuy nhiên trên các lá bài lại in những hình ảnh, chữ cái hay thậm chí là cả thơ.
+ Cách chơi Karuta:
khi chơi một người chơi sẽ đọc to một lá bài (yomi-fuda) và những người khác ngồi xung quanh tranh nhau để giành lấy quân bài tương ứng trong những quân bài trước mặt. Chung cuộc, người nào có nhiều bài nhất sẽ thắng. Có 3 thể loại chính gồm : Uta garuta, Iroha garuta và Hanafuda.
4. Trò chơi Nhật Bản Fukuwarai
Trò Fukuwarai là một trong những trò chơi rất thịch hành vào thời Edo. Đến thời Taisho và cho đến tận bây giờ, Fukuwarai là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội mừng xuân ở Nhật.
+ Cách chơi Fukuwarai:
Trong trò chơi này, những người chơi bị bịt mắt trước mặt họ được đặt phía trước một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả. Yêu cầu của trò chơi là người chơi phải đặt những mảnh giấy có hình dạng đôi mắt, mũi và mồm vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt.
Ban đầu người ta chỉ dùng một hình dạng mặt duy nhất trong trò chơi này: khuôn mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm, những khuôn mặt khác, phản ánh từng thời kì người ta tạo ra nó, cũng được sử dụng rộng rãi: các diễn viên nổi tiếng, các anh hùng truyện tranh…
5. Trò chơi Kendama
Kendama là một loại đồ chơi đã được ưa chuộng rộng rãi ở Nhật Bản với cả trẻ em và người lớn, được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản cách đây khoảng hơn 200 năm. Khi mới nhìn kendama lần đầu tiên ai cũng nghĩ đây là một trò chơi đơn giản nhưng thực ra kendama là một trò chơi với hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau để điều khiển nó.
+ Cách chơi:
Hất trái cầu gỗ lên để nó rơi xuống cái đĩa nhỏ nhất, rồi cái lớn nhất, tiếp theo là cái trung bình. Sau đó tung trái cầu gỗ sao cho lỗ của nó vượt qua đầu cây trục nhọn. Kế tiếp, thi xem ai là người chơi nhanh nhất. Để thêm hấp dẫn, giữ trái cầu gỗ với lỗ ngửa mặt lên, rồi ném cái cán lên cao để đầu cây trục nhọn rơi vào lỗ.
Đây là trò chơi được chơi ở bất cứ nơi nào và bởi bất cứ ai, cả nam giới và và nữ giới, trẻ em và người già. Người ta nói rằng trò chơi này giúp con người phát triển sức tập trung và tính kiên trì.
Ngày này, đồ chơi truyền thống này không chỉ là trò chơi giải trí mà nó còn là một môn thể thao cạnh tranh với các cuộc thi đấu diễn ra trên khắp Nhật Bản.
6. Trò chơi Ayatori
Nếu là fan hâm mộ của bộ truyện tranh Doraemon thì chắc hẳn bạn không thể quên bộ môn được Nobita khá yêu thích phải không nào!
Ayatori là trò chơi truyền thống phổ biến tại Nhật với một sợi dây dài khoảng 120cm được tạo thành hình một vòng tròn bằng cách cột hai đầu lại với nhau. Ayatori thích hợp với mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng đặc biệt được yêu thích bởi các bé gái và học sinh nữ.
+ Cách chơi:
Tạo các hình khác nhau (ngôi sao, bông hoa,…) từ sợi dây qua việc thao tác các ngón tay để thắt hình. Có thể chơi ayatori một mình hoặc với người khác. Khi nhiều người chơi và muốn thi tài với nhau, một người giữ sợi dây theo một hình cố định, còn người kia thắt một hình khác từ hình cố định mà người kia tạo ra. Người nào phạm lỗi hoặc làm hư hình dự định tạo ra là người thua cuộc.
7. Trò chơi Hanetsuki
Đây là trò chơi truyền thống được các bé gái Nhật Bản yêu thích nhất. Trò chơi này có cách chơi tương tự như cầu lông nhưng không có lưới, vợt và quả cầu cũng có chút riêng biệt mang hơi hướng văn hóa dân tộc.
Quả cầu được làm từ một hạt gắn lông chim, còn vợt (hagoita) làm bằng gỗ được trang trí với những hình vẽ sinh động như: thiếu nữ xinh đẹp, diễn viên kịch Kabuki,… Trong khi trẻ con say sưa chơi hanetsuki thì có rất nhiều người chỉ đơn thuần sưu tầm vợt hagoita để trang trí.
8. Trò chơi Menko
Menko xuất hiện khoảng năm 1700. Menko đặc biệt được những bé trai yêu thích. Đây là một trò chơi thẻ bài của Nhật Bản dành cho hai hoặc nhiều người chơi. Các thẻ bài có hình chữ nhật hoặc hình tròn được làm từ những miếng bìa cứng và có in hình manga, diễn viên, nhân vật nổi tiếng,… ở một hoặc hai mặt.
+ Cách chơi:
Bài của người chơi được đặt trên bề mặt gỗ cứng hoặc bê tông và người còn lại sẽ vứt thẻ bài của mình xuống sao những thẻ bài của đối phương bị lật lên. Người nào lấy được hết lá bài hoặc có nhiều lá bài nhất khi kết thúc trò chơi, sẽ giành chiến thắng.
Ngày nay, ở Nhật Bản cũng như bao quốc gia khác khi cuộc sống hiện đại náo nhiệt, sôi động, trò chơi điện tử ngày càng nhiều, trẻ con cũng không có nhiều thời gian để vui chơi như trước, thì những trò chơi truyền thống này đã không còn được ưa chuộng như trước. Nhưng nói chung, chúng đều chiếm vị trí nhất định trong lòng mỗi người dân, đóng góp vào kho tàng văn hóa dân gian của Nhật Bản.
Nếu du khách tò mò và muốn biết Nhật Bản có những trò chơi dân gian truyền thống gì thì thông qua những trò chơi dân gian hãy tham gia du lịch Nhật Bản để có thể tìm hiểu rõ hơn bạn nhé.
Mọi thủ tục, cách xin visa Nhật Bản bạn có thể liên hệ 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 để được tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết sau để có thể chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh cho mình.
Đăng bởi: Bằng Hà Huy
Từ khoá: Nhật Bản có những trò chơi dân gian truyền thống gì?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nhật Bản có những trò chơi dân gian truyền thống gì? của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.