Bạn đang xem bài viết Nhận biết tình trạng sức khỏe qua màu nước tiểu, bạn không nên chủ quan tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nước tiểu có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa và những chất thải được thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Thành phần trong nước tiểu có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc và độ trong suốt của nó. Nhận biết tình trạng của sức khoẻ qua màu nước tiểu thông qua bài viết này nhé!
Bình thường nước tiểu chúng ta có màu vàng, trong, độ nhạt đậm sẽ phụ thuộc vào lượng nước chúng ta nhận vào cơ thể như thế nào. Nếu uống nước nhiều sẽ làm nước tiểu nhạt hơn và ngược lại. Màu nước tiểu bình thường sẽ do urobilinogen quyết định, nó là chất chuyển hóa cuối cùng của quá trình phân hủy hemoglobin của các hồng cầu già khi chúng chết đi.
Nước tiểu bất thường có thể có các màu đỏ, cam, xanh lam, xanh lá cây hoặc nâu. Nguyên nhân gây ra màu bất thường có thể là do một số loại thuốc, thực phẩm, mắc một vài bệnh lý hoặc do mất nước.
Nước tiểu trong suốt, không màu
Nước tiểu trong suốt, không màu là nước tiểu không có sắc tố màu vàng nhạt mà chúng ta vẫn thường thấy. Nguyên nhân có thể do uống quá nhiều nước, sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc cũng có thể báo hiệu một số bệnh lý như thận bị tổn thương, đái tháo nhạt,…
Mặc dù việc cung cấp quá nhiều nước không nguy hiểm như mất nước, nhưng tình trạng này có thể làm loãng các muối thiết yếu, làm mất cân bằng các chất điện giải trong máu.
Nếu tình trạng nước tiểu luôn trong và không màu, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
Nước tiểu màu trắng hoặc trắng đục
Tình trạng này có thể là dấu hiệu của khá nhiều bệnh về đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiết niệu), có thể do một số nguyên nhân như dư thừa protein, khoáng chất (canxi, phốt phát,…).
Nước tiểu màu trắng hoặc trắng đục có thể do dư thừa một số khoáng chất.
Nước tiểu vàng sậm
Nếu nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường, có thể bạn đang bị mất nước. Khi cơ thể không nhận đủ nước, các hợp chất trong nước tiểu sẽ trở nên cô đặc hơn. Điều này làm cho nước tiểu có màu đậm hơn.
Tuy nhiên, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường cũng có thể do thức ăn hoặc do việc sử dụng thuốc gây nên. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe để biết cụ thể về tình hình sức khỏe của mình vì màu sắc nước tiểu khác thường có thể là nguyên do một số bệnh lý về thận.
Nước tiểu đỏ hoặc hồng
Nước tiểu cómàu đỏ hoặc hơi hồngcó thể do:
- Ăn một số loại thực phẩmnhư củ dền, quả mâm xôi và đại hoàng.
- Sử dụng một số loại thuốc nhưrifampin, phenazopyridine và thuốc nhuận tràng có chứa senna.
- Nước tiểu bị lẫn máu dochấn thương hoặc nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc ung thư,…
- Người bị nhiễm độc chì hoặc thủy ngân.
Máu trong nước tiểu của bạn là mộtnguyên nhân đáng lo ngại. Nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy bạn nên đi khám ngay lập tức khi nhận thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc hơi hồng nếu không phải các nguyên nhân từ thuốc và thực phẩm.
Nước tiểu màu cam
Nước tiểu màu camthường do thuốc, chẳng hạn như: rifampin, phenazopyridine, thuốc nhuận tràng, sulfasalazine (Azulfidine), một số loại thuốc hóa trị.
Một số bệnh lý cũng có thể khiến nước tiểu của bạn có màu da cam. Đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề với đường mật hoặc gan của bạn, đặc biệt nếu phân của bạn cũng có màu nhạt. Nếu bạn đang được điều trị bệnh gan, hãy nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi trong màu nước tiểu của bạn. Ngoài ra nước tiểu của bạn cũng có thể có màu cam do mất nước.
Nước tiểu màu cam có thể là dấu hiệu của các vấn đề với đường mật hoặc gan của bạn, đặc biệt nếu phân của bạn cũng có màu nhạt.
Nước tiểu xanh lam hoặc xanh lục
Nước tiểu có màu xanh lam hoặc xanh lục có thể do: màu thực phẩm, thuốc nhuộm được sử dụng trong một số xét nghiệm thận và bàng quang, một số loại thuốc và chất bổ sung, chẳng hạn như indomethacin, amitriptyline, propofol và một số vitamin tổng hợp.
Xem thêm: Multivitamin và những điều cần biết
Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể do:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra.
- Tăng canxi máu lành tính gia đình, một bệnh di truyền hiếm gặp.
Nước tiểu màu nâu
Nước tiểu màu nâu có thể do:
- Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như lô hội hoặc đại hoàng.
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như primaquine, chloroquine, nitrofurantoin, metronidazole, methocarbamol và thuốc nhuận tràng với cascara hoặc senna.
- Một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn gan và rối loạn thận.
- Chấn thương cơ nghiêm trọng.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các biểu hiện bất thường về màu sắc nước tiểu và bạn nghi ngờ màu nước tiểu thay đổi không phải do thực phẩm hay mất nước thì bạn để được xét nghiệm sớm tránh những biến chứng nặng.
Quy trình xét nghiệm và thủ thuật tiết niệu
- Bước 1: Đặt ống thông bàng quang.
- Bước 2: Sinh thiết thận, bàng quang và tuyến tiền liệt bằng cách đưa ống soi sợi quang cứng hoặc mềm vào trong bàng quang.
- Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh sinh dục tiết niệu từ đó có cơ sở để quyết địnhnong giãn niệu đạo.
Thủ thuật đặt ống thông bàng quang thường được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Lấy nước tiểu để làm xét nghiệm.
- Đo lượng nước tiểu tồn dư.
- Giải quyết tình trạng bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
- Bơm thuốc cản quang hoặc thuốc trực tiếp vào trong bàng quang.
- Rửa bàng quang.
Tham khảo địa chỉ khám và xét nghiệm
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện làm các xét nghiệm về nước tiểu, bạn có thể tham khảo các bệnh viện lớn có chuyên khoa Tiết Niệu như:
- Tại TP. HCM:Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện quận Tân Bình, Bệnh viện Quận 4, 63-65 Bến Vân Đồn Bệnh viện quận Tân Phú, Bệnh viện Nhân dân Gia Định,…
- Tại TP. Hà Nội:Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện E đa khoa Trung Ương, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện nội tiết Trung Ương,…
Xem thêm: Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước.
Hi vọng thông qua bài viết này giúp chúng ta nhận biết được tình trạng sức khoẻ của bản thân thông qua màu sắc nước tiểu. Hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân cùng đọc nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!
Nguồn: Healthline, health.ucsd.edu
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhận biết tình trạng sức khỏe qua màu nước tiểu, bạn không nên chủ quan tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.