Bạn đang xem bài viết Nhận biết dấu hiệu bệnh dại theo từng giai đoạn bệnh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh dại là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng chục nghìn người mỗi năm. Trong số những trường hợp này, khoảng 99% là do chó bị nhiễm bệnh cắn. Nhận biết dấu hiệu bệnh dại thông qua bài viết Nhà thuốc An Khang dưới đây.
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, gây viêm não, viêm tủy sống tiến triển và gây tử vong. Về mặt lâm sàng, bệnh dại có hai thể:
- Bệnh dại thể cuồng – đặc trưng bởi sự kích động và ảo giác.
- Bệnh dại thể liệt – đặc trưng bởi tình trạng tê liệt và hôn mê.
Mặc dù bệnh có thể gây tử vong khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện, rất may mắn rằng bệnh dại hoàn toàn có thể phòng tránh được nhờ vaccine, thuốc và công nghệ giúp ngăn ngừa tử vong do bệnh dại.
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh tính từ khi cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với virus cho đến khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại. Đây là giai đoạn virus xâm nhập từ vết thương vào máu và lan truyền trong cơ thể.
Thông thường thời gian ủ bệnh khoảng từ 30 – 90 ngày, cũng có khi kéo dài từ 10 ngày đến 2 năm sau khi bắt đầu nhiễm dại. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh có thể rút ngắn khi:[1]
- Đối tượng tiếp xúc là trẻ em.
- Số lượng virus cao tại vị trí tổn thương.
- Vị trí vết thương gần với hệ thần kinh trung ương (đầu).
Giai đoạn tiền triệu chứng
Giai đoạn tiền triệu chứng thường kéo dài khoảng 1 – 4 ngày, đây là thời kỳ hệ miễn dịch của cơ thể tăng cường hoạt động để chống lại virus xâm nhập. Các chất trung gian tiết ra từ hệ thống bạch cầu của hệ miễn dịch gây ra các triệu chứng đầu tiên của bệnh, bao gồm các biểu hiện như:[2]
- Sốt.
- Mệt mỏi.
- Nhức đầu.
- Đau tê tại vết thương.
- Một số thay đổi tâm lý có thể diễn ra như bệnh nhân dễ kích động, sợ hãi hơn bình thường.
- Chán ăn (biếng ăn).
- Đau, sưng cổ họng (viêm họng).
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Bệnh tiêu chảy.
- Lo âu, mất ngủ.
- Trầm cảm.
Giai đoạn phát bệnh
Giai đoạn phát bệnh thường kéo dài từ 2 đến 10 ngày, đây là lúc các virus đã xâm nhập được vào não bộ và bắt đầu lan rộng gây tổn thương thần kinh. Lúc này, các triệu chứng bệnh dại về rối loạn hành vi và tâm lý bệnh nhân sẽ diễn ra rõ ràng và nghiêm trọng.
Cuối giai đoạn này, các vùng cơ trong cơ thể sẽ bị tê liệt và yếu đi, bệnh nhân thường tử vong do cơ hô hấp không còn khả năng hoạt động.[3]
Bệnh dại giai đoạn này được chia thành hai thể khác nhau là: bệnh dại thể cuồng và bệnh dại thể liệt. Trong cả hai thể bệnh này, virus tấn công sâu vào hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như:
- Sốt.
- Cứng gáy, cứng cơ.
- Co giật toàn thân hoặc khu trú.
- Tăng tiết dịch.
- Giảm thông khí.
Dấu hiệu bệnh dại thể cuồng
Đây là dạng phổ biến chiếm 80% các ca bệnh dại. Đúng như tên gọi của nó, triệu chứng bệnh dại thể này đặc trưng bởi sự bạo lực về thể chất và tinh thần của bệnh nhân.
Các triệu chứng diễn ra theo từng cơn, những lần rối loạn hành động xuất hiện xen kẽ với những khoảnh khắc minh mẫn, bình thường.
Ở thể bệnh này, bệnh nhân thường đi kèm các dấu hiệu kích động về tâm lý như bồn chồn, hành vi kỳ lạ, ảo giác, tiết nhiều nước bọt, sợ nước.(khi cố gắng uống sẽ gây co thắt cơ thanh quản và hầu họng) [4]
Dấu hiệu bệnh dại thể liệt
Khác với bệnh dại thể cuồng, trong bệnh dại thể liệt các chi của bệnh nhân rơi vào trạng thái tê liệt, giảm hoạt động, không đi kèm mê sảng và chứng sợ nước.[4]
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tiêm ngừa vaccine là cách hiệu quả để phòng ngừa virus dại gây bệnh. Nên tìm gặp bác sĩ ngay sau khi bị động vật gây tổn thương hoặc khi tiếp xúc với động vật nghi ngờ nhiễm virus dại để phòng ngừa các biến chứng thần kinh nghiêm trọng.
Dựa vào thời gian, mức độ bị tổn thương và thời điểm tiêm phòng dại trước đó của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vaccine hoặc điều trị bệnh dại.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Sau khi tiếp xúc với động vật nghi ngờ mang mầm bệnh hoặc khi bị động vật gây tổn thương, bạn cần lưu ý một số triệu chứng bệnh dại để tìm ngay đến bác sĩ, bao gồm [3]:
- Sốt: Thân nhiệt bệnh nhân tăng cao thường đi kèm theo cảm giác đau, ngứa ran hoặc cảm giác kim châm tại vết cào, vết cắn của động vật.
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
- Đau họng: Đặc biệt là khi cố gắng uống sẽ gây co thắt cơ thanh quản (chứng sợ nước ở bệnh nhân dại).
- Thay đổi hành vi: Dễ bị kích động, sợ gió, sợ nước.
- Giảm khả năng hoạt động: Cơ bắp dần bị tê liệt, khó hoạt động, bệnh nhân mê sảng.
Một số địa chỉ tiêm vacxin ngừa dại uy tín
Hiện nay có rất nhiều cơ sở chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm vaccine ngừa bệnh dại. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn:
- Tại TPHCM: Các bệnh viện, trung tâm y tế quận, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Tại Hà Nội: Các bệnh viện, trung tâm y tế quận, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương,…
Xem thêm: Các bước xử lí khi bị chó cắn
Các dấu hiệu bệnh dại thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn và đáp ứng của mỗi người đối với virus là khác nhau. Trên đây là những thông tin cơ bản về các triệu chứng bệnh dại thường gặp. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh dại hiệu quả.
Nguồn: WHO, CDC, Bộ Y tế
Nguồn tham khảo
-
Rhabdoviruses: Rabies Virus
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK8618/?report:reader
-
Rabies
https://www.healthline.com/health/rabies
-
Symptoms of Rabies
https://www.verywellhealth.com/rabies-symptoms-1298793
-
Rabies
https://www.msdmanuals.com/professional/neurologic-disorders/brain-infections/rabies
-
Rabies
https://www.msdmanuals.com/professional/neurologic-disorders/brain-infections/rabies
-
Symptoms of Rabies
https://www.verywellhealth.com/rabies-symptoms-1298793
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhận biết dấu hiệu bệnh dại theo từng giai đoạn bệnh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.